Nâng cao năng lực tài chính và quản lý nguồn vốn

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 63)

Chiến lược nâng cao năng lực tài chính của MBB cần thực hiện theo chính sách: tăng cường tích luỹ từ nội bộ, đa dạng hoá nguồn vốn, tiệm cận theo các nguyên tắc quản lý vốn tiên tiến trên thế giới. Vốn được hiểu là vốn trong quan hệ đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng, bao gồm có: vốn chủ sở hữu, vốn tự có. MB cần xây dựng và vận hành quy định về quản lý vốn trong đó cần xây dựng một quy trình đánh giá an toàn vốn tổng thể đặt trong mối quan hệ với danh mục rủi ro và chiến lược để duy trì mức vốn của Ngân

hàng. Rủi ro trong kinh doanh của NHTM được hiểu là khả năng xảy ra tổn thất làm giảm thu nhập, vốn chủ sở hữu của NHTM trong quá trình hoạt động ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Việc sử dụng vốn chủ sở hữu của MB phải đảm bảo các nguyên tắc đúng mục đích đã được ĐHĐCĐ và HĐQT phê duyệt; đảm bảo hiệu quả (tài chính và phi tài chính); đảm bảo nguyên tắc an toàn và phát triển vốn; cần có cơ chế ủy quyền và kiểm soát việc sử dụng vốn của các cấp theo nguyên tắc:

- MB được sử dụng không quá 50% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định phục vụ trực tiếp cho hoạt động và phải chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng (Theo Điều 6 Nghị định số 57/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài).

- Tổng mức góp vốn mua cổ phần vào doanh nghiệp và tổ chức tín dụng bao gồm cả các công ty con và công ty liên kết không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng (Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Điều 129). Trong trường hợp sử dụng vốn vượt quá các giới hạn nêu trên hoặc sử dụng vốn đầu tư không hiệu quả, Ngân hàng cần báo cáo các cơ quan quản lý (trường hợp vượt giới hạn pháp luật quy định) và đưa ra lộ trình cơ cấu lại các danh mục đầu tư tài sản, góp vốn cổ phần để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tuân thủ các quy định pháp luật.

Ngoài ra, cần nghiên cứu phát triển vốn chủ sở hữu trong xu thế hội nhập và trào lưu phát triển các tập đoàn tài chính và ngân hàng lớn trên thế giới dẫn đến khả năng cạnh tranh khốc liệt trên thị trường nội địa nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Khi hội nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ không có khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, phát triển vốn chủ sở hữu để làm nền tảng phát triển hoạt động ngân hàng là một trong những vấn đề trọng tâm của MB.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 63)