về niêm yết của ngân hàng thương mại cổ phần
pháp lý và công tác quản lý giám sát của nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, trong thời gian tới cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng đặc biệt là đối với đối tượng là NHTMCP niêm yết trên TTCK cho phù hợp với các chuẩn mực, thông lệ quốc tế và đáp ứng yêu cầu phát triển mới của hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi niêm yết.
Mặt khác, hành vi cạnh tranh giữa các NHTMCP chưa được quy định cụ thể tại Luật Các tổ chức tín dụng 2010. Sau khi niêm yết, NHTMCP phải thực hiện việc công khai thông tin nhiều hơn, khó kiểm soát cơ cấu cổ đông và phải đối mặt với các tin đồn, đặc biệt với các tin đồn xấu; dễ bị lộ thông tin về chiến lược kinh doanh làm cho hoạt động kinh doanh có thể bị ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường nằm ngoài tầm kiểm soát của Ngân hàng. Chính các bất lợi của việc niêm yết trên đây sẽ tạo khe hở cho các đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng lợi dụng và có thể thực hiện các mục tiêu thâu tóm, lợi ích nhóm thông quá các công cụ mua bán cổ phiếu của Ngân hàng niêm yết.
Luật Các tổ chức tín dụng 2010 đã giao cho Chính phủ quy định cụ thể các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng và hình thức xử lý các hành vi này (Theo Luật Các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12, Điều 9); tuy nhiên đến nay vẫn chưa có quy định cụ thể hướng dẫn về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. Hiện nay, có quá nhiều cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý hoạt động của các NHTMCP niêm yết. Do đó, việc hướng dẫn chi tiết nội dung này theo yêu cầu tại Luật các tổ chức tín dụng cần phải tiến hành sớm và có sự thống nhất của nhiều cơ quan quản lý nhà nước để tạo hành lang pháp lý an toàn, tạo ra mội trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng cho hoạt động của các NHTMCP, đặc biệt là các NHTMCP niêm yết.
pháp luật hướng dẫn hoạt động của NHTMCP niêm yết là cần hạn chế tối đa các thủ tục hành chính không cần thiết và việc can thiệp quá sâu vào tổ chức và hoạt động của các ngân hàng. Cần quy định cụ thể vai trò, thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thanh tra, giám sát an toàn đối với hoạt động ngân hàng. Có như vậy, hoạt động của các NHTMCP niêm yết mới ít bị chi phối bởi các quyết định và can thiệp hành chính; tuân thủ và vận hành theo các quy luật của TTCK, góp phần làm hạn chế rủi ro của các NHTMCP niêm yết. Hành lang pháp lý an toàn sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy các NHTMCP tích cực niêm yết trên TTCK, qua đó khơi thông nguồn vốn trong dân cư, thúc đẩy quá trình cải tổ hệ thống ngân hàng theo đúng chủ trương của Chính phủ trong giai đoạn tới.