Đánh giá giá trị thương hiệu, giá trị ngân hàng thương mại cổ phần khi niêm trên thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 59 - 62)

Có nhiều phương pháp định giá thương hiệu được sử dụng trên thế giới. Nhìn chung, các phương pháp định giá kết hợp yếu tố tâm lý và hành vi khách hàng với yếu tố tài chính doanh nghiệp, thường có ý nghĩa thực tế hơn phương pháp chỉ đơn thuần dựa vào một hoặc hai yếu tố thương hiệu và yếu tố tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc áp dụng các mô hình này cho các doanh nghiệp Việt Nam đang gặp một số trở ngại do khác biệt về môi trường kinh doanh. Hiện nay, vấn đề định giá thương hiệu trở nên cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Thương hiệu là một khái niệm quen thuộc, trở thành “tài sản” của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể trao đổi, mua bán, cho thuê “tài sản”, hoặc sử dụng như phần vốn góp kinh doanh với các đối tác. Thương hiệu là tài sản vô hình thuộc sở hữu của doanh nghiệp, do vậy doanh nghiệp được toàn quyền định đoạt đối với tài sản đó như sử dụng, mua, bán, chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng. Xu hướng toàn cầu hoá cùng sự phát triển của TTCK tạo ra nhu cầu xác định giá trị thương hiệu để sử dụng thương hiệu như một “tài sản” đúng nghĩa, cả trên phương diện thị trường và trên sổ sách kế toán.

Để xác định giá trị NHTM khi niêm yết cần lựa chọn phương pháp xác định giá trị phù hợp, phương pháp đó phải bảo đảm nguyên tắc xác định giá trị một cách chính xác các yếu tố hữu hình và lượng hoá được giá trị của các yếu tố vô hình. Các yếu tố tác động toàn diện đến giá trị NHTM như: Lợi thế kinh doanh, khả năng sinh lời, sự lành mạnh của tình hình tài chính, xu thế biến động của lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh khoản, thực trạng tài sản hữu hình, tài sản vô hình, sự tăng trưởng, mở rộng hoạt động và phát triển, chất lượng nhân sự, mục tiêu dài hạn cũng như chiến lược kinh doanh của NHTM đó.

Điều 13 Thông tư số 127/2014/TT-BTC ngày 05 tháng 9 năm 2014

về việc hướng dẫn xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thành công ty cổ phần, trong

đó quy định để xác định giá trị doanh nghiệp có thể dùng các phương pháp là phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Phương pháp tài sản: là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản theo quy định tại Điều 30 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP gồm: Báo cáo tài chính, số liệu theo sổ kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Tài liệu kiểm kê, phân loại và đánh giá chất lượng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Giá thị trường của tài sản tại thời điểm tổ chức định giá; Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất và giá trị lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp.

Phương pháp dòng tiền chiết khấu là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở khả năng sinh lời của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp. Căn cứ để xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp dòng tiền chiết khấu theo quy định tại Điều 35 Nghị định số 59/2011/NĐ-CP gồm: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 05 năm liền kề, trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Phương án hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong 03 đến 05 năm sau khi chuyển thành công ty cổ phần; Lãi suất trái phiếu Chính phủ kỳ hạn 05 năm ở thời điểm gần nhất, trước thời điểm tổ chức thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp và hệ số chiết khấu dòng tiền của doanh nghiệp được định giá; Giá trị quyền sử dụng đất được giao, trị giá tiền thuê đất xác định lại trong trường hợp doanh nghiệp đã trả tiền một lần cho cả thời hạn thuê đất.

Theo Thông tư số 127/2014/TT-BTC thì nếu cách xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản và phương pháp dòng tiền chiết khấu của doanh nghiệp chỉ phù hợp với những doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

thông thường mà chưa thực sự phù hợp với NHTM vì ngoài tài sản hữu hình, NHTM có giá trị tài sản vô hình, đặc biệt là giá trị thương hiệu rất lớn. Phương pháp tài sản tuy có nêu giá trị thực tế của toàn bộ tài vô hình của doanh nghiệp nhưng lại chưa liệt kê, hướng dẫn chi tiết cách xác định giá trị của nó. Ngoài ra, hai phương pháp này khi áp dụng để tính giá trị NHTM lại không đề cập về cách tính giá trị lợi thế kinh doanh. Chính các bất cập này làm cho việc xác định giá trị NHTMCP niêm yết sẽ khó khăn và không đầy đủ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến việc xác định giá trị cổ phiếu niêm yết, xác định giá trị cổ phiếu tại phiên giao dịch đầu tiên. Do vậy, cần phải có quy định hướng dẫn cụ thể về phương pháp xác định giá trị NHTM, mang tính đặc thù, để xác định đúng giá trị thực của NHTM làm cơ sở để xác định giá trị cổ phiếu khi giao dịch trên TTCK; đồng thời góp phần lôi cuốn các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư chiến lược khi chấp nhận giá cổ phiếu của NHTMCP niêm yết trong quá trình lựa chọn cổ đông chiến lược, phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ.

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w