Cơ cấu tổ chức của MB

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 36 - 39)

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của MB.

Hội đồng quản trị: là cơ quan có thẩm quyền quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của MB bao gồm: chiến lược, kế hoạch trung hạn, hàng năm và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật và điều lệ của MB.

Ban kiểm soát: Là cơ quan đại diện cổ đông, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát các hoạt động của Hội đồng quản trị, Ban điều hành, hoạt động tài chính của MB, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, sự an toàn trong hoạt động của MB, thực hiện kiểm toán nội bộ hoạt động từng thời kỳ, từng lĩnh vực nhằm đánh giá chính xác hoạt động kinh doanh và thực trạng tài chính của MB, đảm bảo Ngân hàng hoạt động hiệu quả, đúng pháp luật và bảo đảm các quyền lợi của cổ đông.

Các ủy ban cao cấp: Các uỷ ban cao cấp giúp việc cho Hội đồng quản trị bao gồm: Uỷ ban Tín dụng và đầu tư; Uỷ ban nhân sự và đãi ngộ; Ủy ban quản lý rủi ro. Các uỷ ban này giúp việc cho Hội đồng quản trị trong từng mảng công việc cụ thể nhằm đảm bảo các quyết định chiến lược của Hội đồng quản trị được xây dựng và triển khai có hiệu quả đúng pháp luật.

Cơ quan kiểm toán nội bộ: Là cơ quan giúp việc cho Ban kiểm soát triển khai các hoạt động giám sát của Ban kiểm soát.

Văn phòng Hội đồng quản trị: Là cơ quan chuyên môn giúp Hội đồng Quản trị, Thường trực HĐQT triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ phù hợp quy định của pháp luật và Điều lệ MB, tham mưu hỗ trợ cho Hội đồng Quản trị trong những vấn đề mang tính định hướng, chiến lược, đưa ra các dự

báo cũng như đề xuất cụ thể cho các hoạt động quan trọng của MB cũng như cho toàn bộ các công ty thành viên thuộc MB. Đồng thời hỗ trợ việc đề xuất, triển khai, đánh giá chương trình phát triển cho MB và các công ty thành viên khác khi có yêu cầu.Với vai trò quan trọng là cầu nối giữa quản trị và điều hành, Văn phòng HĐQT là kênh truyền tải các thông tin từ HĐQT, Thường trực HĐQT đến Ban điều hành và ngược lại đảm bảo thông suốt, kịp thời.

Ban điều hành: Là cơ quan điều hành các hoạt động hàng ngày của MB, tổ chức triển khai các chiến lược kinh doanh, chiến lược hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu, kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị thông qua.

Khối quản trị rủi ro: là cơ quan giúp Tổng giám đốc kiểm soát toàn bộ các rủi ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh trong đó tập trung vào rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi thị trường , rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Khối kiểm tra, kiểm soát nội bộ: là cơ quan thực hiện việc thiết lập, duy trì và phát triển hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ hợp lý, an toàn, hiệu quả, tuân thủ pháp luật.

Khối Thẩm định: Thực hiện thẩm định các phương án cấp tín dụng cho toàn bộ các Khách hàng trên toàn hệ thống; quản trị hệ thống về tổ chức, triển khai công tác thẩm định phương án cấp tín dụng cho các Khách hàng.

Các cơ quan Quản lý hệ thống: Bao gồm các khối và phòng ban làm nhiệm vụ quản lý hệ thống, được tổ chức và hoạt động theo các chức năng quản lý như Văn phòng triển khai Chiến lược, Văn phòng CEO, Khối Tài chính - Kế toán; Khối Tổ chức Nhân sự; Khối Công nghệ thông tin, Phòng Chính trị, Ban Xây dựng cơ bản có chức năng xây dựng và duy trì phát triển các nguyên tắc và cơ chế quản lý nhằm hỗ trợ mạnh mẽ các khối kinh doanh, hướng dẫn quản lý hỗ trợ chi nhánh theo trục dọc, tạo ra các dịch vụ có chất lượng cao phục vụ khách hàng.

Các cơ quan hỗ trợ kinh doanh: Bao gồm các Khối Vận hành, Khối Mạng lưới và phân phối, có chức năng hỗ trợ hoạt động kinh doanh ngày càng

phát triển, xây dựng và duy trì các quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ của MB với chất lượng cao, đảm bảo phòng ngừa rủi ro, phát triển mạng lưới và kênh phân phối của MB cũng như các hoạt động hành chính quản trị.

Các khối kinh doanh: được tổ chức chuyên sâu theo từng phân khúc khách hàng và thị trường, bao gồm:

- Khối Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ: Kinh doanh vốn, ngoại tệ và các dịch vụ sản phẩm phái sinh trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hàng hóa. Điều hành, quản lý tập trung nguồn vốn và xây dựng chính sách huy động vốn toàn hệ thống, quản lý trạng thái ngoại tệ toàn hệ thống nhằm tập trung quản trị rủi ro lãi suất, tỷ giá nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ và gia tăng lợi nhuận cho MB. Đồng thời, thiết lập quan hệ giao dịch, liên kết sản phẩm dịch vụ với các tổ chức tín dụng, tài chính trong và ngoài nước.

- Khối doanh nghiệp lớn : Cung cấp trọn gói các giải pháp tài chính cho nhóm doanh nghiệp lớn.

- Khối doanh nghiệp vừa và nhỏ: Cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính ngân hàng chuyên biệt cho tới từng khách hàng vừa và nhỏ rộng khắp trên địa bàn cả nước.

- Khối khách hàng cá nhân: là khối kinh doanh của MB chuyên sâu phục vụ các nhu cầu vay vốn, gửi tiết kiệm và phát triển, cung cấp trọn gói dịch vụ dành cho khách hàng cá nhân bao gồm: Thanh toán, Dịch vụ thẻ, Kiều hối, Private banking, mobile và internet banking, …

- Ban đầu tư: Quản lý vốn đầu tư và các hoạt động đầu tư của MB, thực hiện các hoạt động đầu tư dài hạn phát triển kinh doanh, các hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng, phối hợp cung cấp các dịch vụ ngân hàng đầu tư, các dịch vụ tư vấn tài chính trọn gói cho các Khách hàng và đối tác của MB.

Chi nhánh và các phòng giao dịch, điểm giao dịch: là đầu mối cung cấp trọn gói các giải pháp và sản phẩm dịch vụ cho khách hàng, theo từng địa bàn trên cơ sở chính sách và chiến lược của MB [ ] (Theo

https://www.mbbank.com.vn/mangluoi/Lists/ChiNhanh/BanDo.aspx, truy cập ngày 5/8/2014).

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w