Tình hình hoạt động kinhdoanh của MB sau khi niêm yết

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 47 - 53)

Mâu thuẫn giữa yêu cầu của đổi mới kinh tế đất nước, của hội nhập quốc tế ngày càng nhanh chóng với trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang ở trình độ thấp là một trong những thách thức đối với hoạt động của MB nói riêng và của các NHTMCP nói chung. Củng cố tổ chức, hoạt động; nâng cao năng lực quản trị, điều hành; tăng cường năng lực cạnh tranh sau niêm yết để có thể đưa MB phát triển lên một mức độ mới, tiếp cận với mô hình và hoạt động của các ngân hàng hiện đại cũng như đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển, đáp ứng các yêu cầu khi niêm yết trên TTCK tập trung là mục tiêu quan trọng của MB.

Không thể phủ nhận lợi ích của việc niêm yết cổ phiếu của MB như tăng tính thanh khoản của cổ phiếu, khả năng gia tăng giá trị thị trường của cổ phiếu MBB; tăng tính minh bạch của Ngân hàng; dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thị trường vốn và huy động vốn từ thị trường CK; tạo thêm kênh truyền thông hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của MB nhằm khuyếch trương uy

tín của Ngân hàng. Ngoài ra, còn tăng động lực làm việc của nhân viên thông qua việc mua cổ phiếu theo chương trình phát hành cổ phiếu giá ưu đãi, cổ phiếu thưởng cho người lao động và viên chức quản lý trong ngân hàng, góp phần giúp MB thu hút và giữ chân nhân tài, khuyến khích họ cống hiến, làm tăng hiệu quả hoạt động và lợi nhuận. Sau khi niêm yết, MB vẫn là một ngân hàng với các chỉ số tài chính tốt, chỉ số an toàn cao và cũng là một cổ phiếu được đánh giá là an toàn và khá hấp dẫn các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để thúc đẩy hoạt động kinh doanh cũng như giải quyết các rủi ro, thách thức sau niêm yết được đặt ra đối với mọi tổ chức niêm yết và MB cũng như vậy.

MB cũng phải chịu áp lực đối với Ban lãnh đạo ngân hàng về kết quả hoạt động kinh doanh do hàng quý MB phải công khai báo cáo tài chính được kiểm toán (Theo Điều 10 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5 tháng 4 năm 2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK) cũng như khó giữ được các cổ đông trung thành từ trước do cổ phiếu MBB là cổ phiếu thanh khoản tốt nên cổ đông dễ dàng trong việc giao dịch. Khi khó khăn về tài chính thì loại cổ phiếu nào thanh khoản tốt sẽ được khách hàng ưu tiên bán trước. Điều này cũng dẫn tới hệ lụy là MBB sẽ khó kiểm soát cơ cấu cổ đông và có thể làm cho cơ cấu quản trị thay đổi.

Có thể thấy, sau khi niêm yết, MB sẽ chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật hơn so với chưa niêm yết, thực hiện nhiều nghĩa vụ hơn theo quy định pháp luật. Cụ thể là, ngoài việc phải tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành theo Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thì MB phải đáp ứng và tuân thủ các quy định pháp luật về chứng khoán và niêm yết chứng khoán, các quy định của Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh nơi MB là thành viên giao dịch cũng như quy định của Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam nơi MB là thành viên lưu ký. Bên cạnh đó, MB cũng phải chịu nghĩa vụ cao hơn về công bố thông tin trên TTCK; đặc biết là việc phải công bố thông tin bất thường trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ,

kể từ khi xảy ra một trong các sự kiện như: Tài khoản của công ty tại ngân hàng bị phong toả hoặc được phép hoạt động trở lại sau khi bị phong toả; tạm ngừng một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh; bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép hoạt động; Nghị quyết/Quyết định của Đại hội đồng cổ về việc thông qua các quyết định của Đại hội đồng cổ đông; Quyết định của Hội đồng quản trị về việc mua lại cổ phiếu của công ty mình hoặc bán lại số cổ phiếu đã mua; ngày thực hiện quyền mua cổ phiếu của người sở hữu trái phiếu kèm theo quyền mua cổ phiếu hoặc ngày thực hiện chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi sang cổ phiếu; quyết định chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các quyết định liên quan đến việc chào bán theo quy định (Theo Điều 8 Thông tư số 52/2012/TT-BTC ngày 5 tháng 4 năm 2012 hướng dẫn về việc công bố thông tin trên TTCK). Điều này sẽ tiêu tốn nguồn lực để duy trì cũng như kiểm soát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin trên TTCK của MB. Ngoài ra, MB phải gia tăng chi phí phải trả cho Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam như phí giao dịch; phí quản lý thành viên….

Với tiềm năng phát triển lớn, thị trường ngân hàng trở thành một sân chơi cạnh tranh khốc liệt. Đầu tiên là sự cạnh tranh giữa các khối ngân hàng trong nước. Thứ hai là sự cạnh tranh giữa các khối ngân hàng trong nước và các khối ngân hàng nước ngoài. Trong tình hình kinh tế hội nhập, Việt Nam buộc phải mở cửa rộng rãi cho các tổ chức nước ngoài vào đầu tư. Số lượng ngân hàng 100% vốn nước ngoài nước ngoài và chi nhánh Ngân hàng nhà nước ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây. Đối lập với những điểm yếu của ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, kinh nghiệm lâu đời cùng cơ chế quản trị tốt. Theo nghị định 69/2007/NĐ-CP, các nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam,trong đó một nhà đầu tư chiến lược nước ngoài

được sở hữu từ 15 - 20%. Việc hợp tác giữa một ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài đem lại lợi ích về vốn và cải tiến công nghệ cho các ngân hàng Việt Nam nhưng đồng thời tiềm ẩn rủi ro khi ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm dày dặn của mình sẽ dần nắm quyền chi phối đối tác ngân hàng Việt Nam và bành trướng vị thế của nó trên thị trường. Đây là thách thức đối với MB sau niêm yết, đặc biệt do đặc điểm MB là ngân hàng “thuần việt 100%” thì việc lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài là rất khó khăn.

Theo dự kiến thị trường tài chính - tiền tệ sẽ còn phát triển mạnh về trung và dài hạn nên phương án sử dụng vốn của MB sau mỗi đợt chào bán chứng khoán trên thị trường được đánh giá là phù hợp với xu thế thị trường nói chung và MB nói riêng. Tuy nhiên, khi mở rộng phát triển thêm chi nhánh, phòng giao dịch và đầu tư vào các công ty con MB sẽ phải tính đến hiệu quả kinh tế mang lại. Nếu vị trí các chi nhánh, phòng giao dịch cũng như chính sách thu hút khách hàng không phù hợp sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Nhìn thấy trước được những cơ hội phát triển cũng như các thách thức khó khăn, ngay sau khi cổ phiếu MBB được giao dịch chính thức trên tài sàn giao dịch chứng khoán thuộc Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, MB đã xây dựng một chiến lược phát triển toàn diện cho giai đoạn 2011 - 2015 với tầm nhìn là trở thành ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng với phương châm tăng trưởng nhanh, hiệu quả, bền vững và tạo ra sự khác biệt để nhằm mục tiêu trở thành một trong ba ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Việt Nam trên mọi khía cạnh vào năm 2015 (Theo Báo cáo thường niên MB năm 2011, trang 9).

Như vậy: hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đều giống như hoạt động trong bất cứ ngành kinh doanh nào khác có chứa đựng những rủi ro đặc thù. MB niêm yết trong bối cảnh thị trường kinh tế nói chung và thị trường tài chính ngân hàng nói riêng còn đang gặp rất nhiều khó khăn và thách thức. Ngoài ra, việc niêm yết của MB còn chịu sự điều chỉnh

của nhiều văn bản pháp luật hơn so với chưa niêm yết và nghĩa vụ cao hơn về công bố thông tin cũng như tăng chi phí phải trả cho Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam. Ban lãnh đạo MB cũng phải chịu áp lực đối với về kết quả hoạt động kinh doanh với công chúng, khả năng kiểm soát giao dịch cổ phiếu thấp, khả năng bị thâu tóm bởi các nhóm cổ đông có tiềm lực tài chính và có ý đồ thâu tóm.

Sau thời điểm niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh, MB vẫn tiếp tục khẳng định vững chắc vị thế của một trong các Ngân hàng TMCP lớn của Việt Nam, tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng. MB có được những kết quả ấn tượng này là do các nguyên nhân cơ bản như: Đội ngũ quản lý của MB ngày càng phát triển về cả số lượng và chất lượng, gắn bó và cam kết cao với sự nghiệp phát triển của MB. Sự đoàn kết, nhất trí cao trong quản trị điều hành đã xây dựng niềm tin cho toàn bộ cán bộ nhân viên, giúp cho MB phát triển ổn định đúng như tiêu chí “vững vàng, tin cậy”. Mô hình tổ chức và hoạt động của MB được triển khai theo hướng hiện đại, quản lý và phát triển theo trục dọc đảm bảo nguyên tắc cân bằng thu nhập - rủi ro - tăng trưởng - kiểm soát. Với mô hình này, MB tập trung cho các lĩnh vực kinh doanh mũi nhọn, quản trị rủi ro hiệu quả, đồng thời tăng cường quản lý tập trung theo các khối xuyên suốt từ Hội sở đến các chi nhánh, phòng giao dịch. MB luôn quan tâm và chú trọng đến việc quản trị rủi ro và là một trong những ngân hàng đầu tiên ở Việt Nam thực hiện quản trị rủi ro tiệm cận theo thông lệ quốc tế, ưu thế trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính trọn gói, đa dạng.

Thương hiệu của MB được xây dựng và phát triển trong suốt 20 năm hoạt động và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. MB được biết tới như một ngân hàng hoạt động ổn định với tốc độ tăng trưởng cao, tạo nên sự tin tưởng của các khách hàng hiện hữu, khách hàng tiềm năng và của các nhà đầu tư. Thương hiệu MB được nhận diện như một ngân hàng năng động, tin cậy,

bền vững mà vẫn duy trì được vị thế ổn định để phát triển bền vững, đóng góp vào thành công chung của khách hàng, của ngân hàng và của cộng đồng.

Với nền tảng khách hàng đa dạng và phát triển bền vững: MB đã có hàng chục vạn khách hàng là các Tổng công ty, các tập đoàn, các định chế tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình, cá nhân thuộc mọi lĩnh vực ngành nghề khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn chính là mối quan hệ khách hàng bền vững, công tác quản trị khách hàng hiệu quả, sự gắn bó chặt chẽ giữa MB và khách hàng trong những năm qua đã góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của MB trên TTCK, tạo tiền đề cho việc mở rộng thị phần.

Sau 20 năm xây dựng và phát triển, MB là một trong số rất ít NHTM có sự tăng trưởng toàn diện, lợi nhuận năm sau luôn cao hơn năm trước, đảm bảo tốt quyền lợi cho các cổ đông. Kể cả giai đoạn khủng hoảng kinh tế 1997 - 1999, 2008 - 2009, 2010 - 2011, MB vẫn phát triển ổn định đảm bảo chia cổ tức hàng năm với tỷ lệ cao. Cũng như các NHTM Việt Nam, trong những năm khủng hoảng tài chính vừa qua, MB đã phải đối mặt với một số rủi ro. Những kết quả mà MB đã đạt được trong suốt 20 năm qua và đặc biệt là trong giai đoạn gần đây (2011 - 2014) đã khẳng định chiến lược, giải pháp về quản trị và điều hành trong hoạt động kinh doanh ngân hàng là kịp thời và hiệu quả, đảm bảo hệ thống phát triển ổn định, bền vững và tăng trưởng tốt.

Chương 3

Một phần của tài liệu Định hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả liên quan đến niêm yết trên thị trường chứng khoán của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam và ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w