Kinh nghiệm phát triển BHYT cho người nghèo tại một số địa phương

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 46)

phương

1.3.5.1. Kinh nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh là một đơn vị hành chính có qui mô lớn nhất cả nước về dân số, thứ hai về diện tích, và cũng là địa phương đứng đầu cả nước về trình độ phát triển kinh tế-xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Thu nhập bình quân đầu người ở thành phố năm 2009 đạt 2.555 USD/người, cao hơn 2,4 lần so với mức trung bình cả nước (1.064 USD/người).

Bên cạnh những thành tựu về kinh tế, Thành phố cũng luôn quan tâm đến vấn đề an sinh xã hội đặc biệt là vấn đề BHYT cho người nghèo. Trong những năm vừa qua số lượng thẻ BHYT cho người nghèo đã được thành phố cấp phát thẻ ngày càng tăng (xem bảng 1.1).

Bảng 1.1: Tình hình cấp thẻ BHYT cho ngƣời nghèo tại TP.HCM

Đơn vị tính: thẻ

Năm

Nội dung 2008 2009 2010 (dự kiến)

Tổng số thẻ cấp cho người nghèo 449.897 451.132 438.000 Trong đó: + Cấp 100% KP + Cấp 50% KP 419.381 30.516 419.213 31.919 406.000 32.000 Mệnh giá thẻ (đồng) 168.000 175.000 194.000 Số tiền (tỷ đồng) 75,582 78,948 85,000

41

Nguồn: http://baodientu.chinhphu.vn/Home/TP-Ho-Chi-Minh-Ho-tro-phi-mua- the-BHYT-cho-ho-ngheo/20091/958.vgp.

Nghiên cứu việc thực hiện BHYT cho người nghèo tại Tp. Hồ Chí Minh, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Tp. Hà Nội sau đây:

Thứ nhất, Thành phố đã dành một tỷ lệ ngân sách khá lớn phục vụ cho

việc CSSK người nghèo, và có xu hướng ngày càng tăng lên. Các tiêu chuẩn cấp phát thẻ BHYT cho người nghèođược quy định phù hợp với từng đối tượg. Cụ thể: Hộ nghèo có mức thu nhập bình quân dưới 8 triệu đồng/người/năm, đối tượng hưởng trợ cấp xã hội sẽ được hỗ trợ 100% phí mua thẻ bảo hiểm y tế. Đối với hộ nghèo có mức thu nhập trên 8 triệu đồng đến 12 triệu đồng/người/năm được hỗ trợ 50% phí mua thẻ BHYT.

Thứ hai, UBND Thành phố giao cho Ban chỉ đạo xóa đói giảm nghèo và

việc làm xét duyệt danh sách các đối tượng được hỗ trợ, đồng thời phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố, UBND các quận, huyện để mua và cấp thẻ cho người nghèo, người hưởng trợ cấp xã hội.

Thứ ba, việc cấp thẻ cho người dân được chia thành nhiều đợt, trong đó ưu

tiên những trường hợp đang đau ốm. Đối với những người có thẻ BHYT người nghèo nhưng bị bệnh mãn tính và trong diện cùng chi trả, UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Y tế TP. HCM vừa có văn bản gửi các bệnh viện trực thuộc và các bệnh viện quận huyện có triển khai kỹ thuật chạy thận nhân tạo thực hiện việc miễn 15% chi phí điều trị cho đối tượng là bệnh nhân nghèo TP (có mã thẻ BHYT-CN) khi chạy thận nhân tạo theo chỉ đạo của UBND TP.HCM. Theo đó, các đơn vị chỉ thu phần đồng chi trả của bệnh nhân là 5% trên chi phí điều trị chạy thận, khoản chênh lệch 15% đồng chi trả của bệnh nhân sẽ do ngân sách Thành phố cấp bù cho đơn vị.

42

Thứ tư, thành lập bệnh viện miễn phí (Bệnh viện An Bình), phòng khám

nhân đạo, phòng chẩn trị y học dân tộc của Hội chữ thập đỏ, của các tổ chức xã hội từ thiện trong và ngoài nước. Ngay từ năm 1994, tại thành phố Hồ Chí Minh đã lập Hội bảo trợ bệnh viện miễn phí (nay là Hội bảo trợ bệnh nhân nghèo) để khám chữa bệnh cho người nghèo. Kết quả chỉ sau 6 năm thành lập, bệnh viện này đã điều trị cho 600.000 lượt bệnh nhân nghèo với nhiều loại bệnh khác nhau và giúp hàng triệu bữa ăn miễn phí cho bệnh nhân nghèo ở bệnh viện với số quỹ đã quyên góp lên đến 70 tỷ đồng[43]

1.3.5.2. Kinh nghiệm Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là một trong những thành phố trọng điểm, là trung tâm kinh tế của Miền Trung. Những năm gần đây kinh tế Đà Nẵng đã đạt được rất nhiều thành tựu. Bên cạnh đó thành phố cũng đã có rất nhiều quan tâm đến an sinh xã hội đặc biệt là vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người nghèo. Một số bài học kinh nghiệm của Tp. Đà Năng mà Hà Nội có thể tham khảo là:

Thứ nhất, Thành phố thực hiện việc phân cấp trong công tác chăm sóc sức

khoẻ cho người nghèo. Để chủ động trong công tác cấp phát thẻ BHYT và khám chữa bệnh cho người có thẻ BHYT, Thành phố đã phân cấp cho UBND các quận, huyện đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế. UBND thành phố vừa ban hành Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND về Quy định phân cấp việc đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho một số đối tượng. Theo đó, UBND các quận, huyện sẽ đóng và cấp thẻ cho người thuộc hộ gia đình nghèo; người thuộc hộ gia đình thoát nghèo không quá 2 năm; người thuộc hộ gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đang sinh sống tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em dưới 6 tuổi; người thuộc diện hưởng

43

trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; người bị bệnh hiểm nghèo có hoàn cảnh kinh tế khó khăn; người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

Thứ hai, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách bảo đảm đóng bảo hiểm y tế

cho các đối tượng nghèo kể trên, Thành phố còn có nhiều biện pháp huy động mọi nguồn lực của xã hội để giúp đỡ người nghèo. Điển hình của các biện pháp đó là khuyến khích các tổ chức xã hội xây dựng bệnh viện tự nguyện; Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng. Gọi là bệnh viện tự nguyện, vì nó hoàn toàn do các tổ chức xã hội tự xây dựng, không có sự tham gia của Nhà nước, cũng không có sự tham gia của tư nhân. Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng do Hội Bảo trợ Phụ nữ và Trẻ em nghèo bất hạnh Thành phố xây dựng nên. Đó chính là hiệu quả của hình thức xã hội hóa y tế trong lĩnh vực xây dựng bệnh viện.

Có thể nói Bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng là bệnh viện duy nhất hiện nay trên cả nước không phải là bệnh viện công mà cũng chẳng phải bệnh viện tư. Nếu sau này có thêm những bệnh viện tương tự thì bệnh viện phụ nữ Đà Nẵng chắc chắn là bệnh viện đầu tiên trên cả nước mở đầu cho một hình thức xã hội hóa y tế khi dựa vào một tổ chức xã hội để giải quyết một trong những vấn đề xã hội hóa y tế.

Thứ ba, Thành phố tạo điều kiện để bệnh nhân nghèo được tiếp cận với

dịch vụ y tế công nghệ cao. Bệnh viện cho người nghèo nhưng không phải là dạng "nhà thương làm phúc" của thời xưa. Tại sao người nghèo không thể hưởng chất lượng khám chữa bệnh cao với những máy móc hiện đại? tiêu chí của bệnh viện từ khi mới bắt đầu xây dựng phải là chất lượng cao cộng với yếu tố từ thiện. Chất lượng có cao, máy móc có hiện đại, đội ngũ thầy thuốc có giỏi mới mời gọi được bệnh nhân không nghèo nhất là thành phần "tiền nong không thành vấn đề miễn là..." mà ta hay gặp tại các bệnh viện hiện nay. Có bệnh nhân kinh tế khá giả thì mới có khoản dư ra để “đập” vào chỗ hỗ trợ cho bệnh nhân nghèo. Cách

44

toan tính ngay từ đầu rất logic để người giàu tìm đến không tiếc "đồng tiền bát gạo" bỏ ra mà người nghèo vào đây thì cũng được hưởng dịch vụ như người giàu. Cái cách san sẻ này xem ra hơn nhiều một số bệnh viện hiện nay chỉ cách một hành lang mà bên này nằm ghép 2,3 người/giường, bên kia thênh thang trong "dịch vụ tự nguyện" dù rằng dịch vụ tự nguyện giá cao có san cho người nghèo.

Hiện đại và truyền thống

Trong thời buổi kinh tế thị trường này, phàm đã đầu tư cái gì có tính hiện đại, hoành tráng thảy đều có yếu tố thu lợi bên trong. trong "vụ" này, "hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh" cũng thu "lợi" đến kinh ngạc! chỉ có điều, nơi khác, người khác thu lợi tính ra tiền, ra vàng cho vào két còn ở đây, cái "lợi" lớn nhất là cả người giàu lẫn người nghèo cùng "sướng"! người giàu thoải mái với đồng tiền bỏ ra, người nghèo cũng được chăm sóc như người giàu. niềm vui của con người thì tiền vàng nào mua nổi! Đà Nẵng quan niệm người nghèo là người có mức thu nhập dưới 500.000 đồng còn người đặc biệt nghèo ở mức 120.000 đồng. với mức đặc biệt nghèo này thì chuyện thoát nghèo còn là chuyện dài dài và cả thành phố có 3.397 người, hội bảo trợ phụ nữ và trẻ em nghèo bất hạnh lo tất! ai ốm đau, hội chi trả! còn phụ nữ nghèo được hội đỡ 30% viện phí. có người giật mình rằng người nghèo phải trả 70% viện phí ở bệnh viện hiện đại bậc nhất miền trung này thì đố người nghèo dám bước vào, thậm chí dù có miễn đến 50%! xin thưa, 30% viện phí ở đây là 30% thực trả chênh lệch bởi người nghèo nào chả có thẻ BHYT. BHYT vẫn phải chi trả như khi bệnh nhân đến đúng tuyến tại các bệnh viện công và cái phát sinh, vênh lên ở đây so mới mức BHYT quy định thì được hội “gánh” cho 30%! ông giám đốc Phan Anh Gia Bảo khẳng định mọi bệnh nhân đến đây đều được đối xử như nhau bởi hội chịu cho khoản chênh lệch trước danh sách người nghèo, đặc biệt nghèo do sở LĐ-TB-XH và của hội gửi sang, giới thiệu sang. Ông giám đốc giải thích thêm: "bệnh viện Phụ nữ Đà Nẵng hoạt động theo mô hình bệnh viện ngoài công lập”.

45

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)