Thứ nhất, Hà Nội là tỉnh thành phố đầu tiên trong cả nước đề xuất và thực
hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo nhằm nâng cao chất lượng CSSK những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Trong thời gian qua, ngành y tế đã có sự phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và BHXH thực hiện tốt công tác KCB BHYT cho người nghèo. Sở Y tế đã vận động các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước đóng góp vào Quỹ BHYT cho người nghèo, nhằm hỗ trợ cho hoạt động KCB cho đối tượng này. Đồng thời Sở cũng đã có chủ trương nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế trình độ cao và dành một phần kinh phí thu được từ những dịch vụ y tế trình độ cao cho việc nâng cao chất lượng KCB đối với người nghèo.
69
Nhờ sự tận tụy trong công tác cáp phát thẻ và KCB của hệ thống BHYT Hà Nội, nhiều người nghèo của Thành phố, nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo đã thoát khỏi cảnh lo âu vì bệnh tật và tiền bạc.
Chị Hoàng Thị Hồng, 48 tuổi, Chương Mỹ, Hà Nội vào điều trị tại khoa Phụ Ung thư, Bệnh viện Phụ sản TƯ từ đầu tháng 3/2009. Đến nay, qua nhiều đợt tiêm hóa chất, bệnh tình đã thuyên giảm. Chị bảo: “Gia đình tôi thuần nông, điều kiện kinh tế không có nhiều, biết tôi bị bệnh ung thư, cả nhà lo lắng, chạy vạy khắp nơi lấy tiền chữa bệnh. Thời gian đầu, không có BHYT, tôi khốn khổ vì bệnh một, khốn khổ vì lo tiền thuốc men mười. Thời gian này, tôi đã có BHYT hộ nghèo, không còn phải lo chi phí chữa bệnh đến đau cả đầu như trước nữa. May mà có BHYT, nếu không, gia đình tôi cũng không biết xoay xở thế nào”.
(Theo www.giadinh.net)
Thứ hai, sau 18 năm hoạt động, BHYT Hà Nội từng bước phát triển và đã
đạt được những thành tựu quan trọng. Số người nghèo được phát thẻ BHYT không ngừng tăng lên, từ vài phần trăm số người nghèo những năm đầu 1990 lên trên 90% vào năm 2009. Người nghèo và các đối tượng hưởng chính sách xã hội đã được Nhà nước dùng ngân sách để mua và cấp thẻ BHYT nên việc tiếp cận dịch vụ y tế của các đối tượng này đã được cải thiện rõ rệt. Quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh của những người tham gia BHYT từng bước được mở rộng. Cùng với ngân sách nhà nước dành cho y tế, BHYT Hà Nội đã tạo ra nguồn tài chính công bằng đáng kể cho việc khám bệnh, chữa bệnh và đảm bảo an sinh xã hội.
Thứ ba, bước đầu xây dựng được cơ chế chính sách, tạo điều kiện cho việc
huy động được nguồn kinh phí từ cộng đồng thông qua hội Chữ thập đỏ, tổ chức từ thiện, tổ chức phi Chính phủ để mua thẻ BHYT miễn phí cho người nghèo,
70
xây dựng quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo ở từng địa phương. Quỹ khám chữa bệnh giúp người nghèo được chăm sóc y tế tốt hơn là trích từ nguồn chi đảm bảo xã hội của Thành phố như trước đây, đặc biệt là đảm bảo được kinh phí KCB cho các bệnh nhân mắc bệnh mãn tính như suy thận phải chạy thận hoặc ung thư.
Nhờ có thẻ BHYT, người nghèo được chăm sóc sức khỏe tốt hơn, cơ hội tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo tăng lên rõ rệt. Người nghèo có thể đi khám chữa bệnh bất cứ lúc nào khi sức khỏe có vấn đề mà không phải bận tâm về kinh phí khám chữa bệnh. Với tấm thẻ BHYT, công tác khám chữa bệnh cho người nghèo cũng thuận tiện hơn rất nhiều, người nghèo được bình đẳng với tất cả các đối tượng bệnh nhân khác, không bị mặc cảm cũng như phân biệt đối xử.
Thứ tư, nhiều cán bộ y tế trong các bệnh viện đã nêu cao tinh thần trách
nhiệm chăm sóc người bệnh. Thậm chí, tại một số bệnh viện còn hết lòng hỗ trợ người nghèo. Chẳng hạn, tại Bệnh viện Bạch Mai đã sử dụng một quỹ riêng để hỗ trợ 50% số tiền cùng chi trả của bệnh nhân nghèo chạy thận, tức người nghèo chạy thận ở Bạch Mai thực chất chỉ cùng chi trả 2,5%. Điều đó đã vừa giảm bớt một phần gạnh nặng chi phí cho người nghèo, vừa tạo lòng tin cho người bệnh.