Chính sách của Nhà nước về BHYT cho người nghèo

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 40 - 41)

Để giải quyết những tồn tại, bất cập về cơ chế tạo nguồn tài chính mua thẻ BHYT cho người nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 thành lập quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo do UBND các tỉnh quản lý với định mức tối thiểu là 70.000 đồng/người/năm, trong đó ngân sách nhà nước cấp tối thiểu bằng 75% tổng giá trị của quỹ, ngoài ra tùy từng địa phương có thể tăng chi cho quỹ từ nguồn ngân sách địa phương và đóng góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.

Nội dung quan trọng của Quyết định này là quỹ khám chữa bệnh chủ yếu do nguồn ngân sách nhà nước cấp nhưng lại chưa quy định thống nhất phương thức thực hiện. Các địa phương có thể vận dụng một trong hai phương thức: Thực hiện thực thanh thực chi hoặc mua thẻ BHYT cho người nghèo với mệnh giá 50.000 đ/người/năm. Do chưa thống nhất phương thức thực hiện, nên có địa phương thực hiện mua thẻ BHYT cho người nghèo, có địa phương thực hiện phương thức thực thanh thực chi. Tính đến cuối năm 2004, cả nước mới có 33 địa phương áp dụng phương thức mua thẻ BHYT cho 3,6 triệu người nghèo, chiếm khoảng 30% số người nghèo cả nước.

Ngày 16/5/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 63/2005/NĐ-CP thay thế NĐ58. Theo đó người nghèo được quy định là đối tượng tham gia BHYT bắt buộc với mức đóng là 50.000 đồng/người năm. Nguồn kinh phí này do NSNN cấp. Như vậy, từ 01/7/2005 việc chăm sóc sức khỏe cho người nghèo chỉ thực hiện thông qua một hình thức duy nhất là BHYT. Toàn bộ số người nghèo trong cả nước sẽ được cấp thẻ BHYT để được hưởng quyền lợi theo chế độ BHYT. Từ khi thực hiện Nghị định số 63/2005/NĐ-CP, số người nghèo tham gia BHYT ngày càng tăng. Năm 2005 Số người tham nghèo tham gia BHYT chỉ

35

có 4, 6 triệu người (trong đó có 6 tháng cuối năm thực hiện Nghị định số 63). Nhưng sang năm 2006, số người nghèo tham gia BHYT đã tăng lên 14,97 triệu người, tăng 3,2 lần so với năm 2005. Tính đến 31/12/2006, hầu hết các địa phương đều thực hiện BHYT cho người nghèo, chỉ còn 3 địa phương chưa thực hiện(Hòa Bình, Quảng Trị, Phú Yên). Đối tượng người nghèo trở thành đối tượng có số người tham gia BHYT lớn nhất. Người nghèo được cấp thẻ BHYT, số người nghèo được tham gia BHYT ngày một tăng, điều đó cũng đồng nghĩa với quyền lợi của người nghèo ngày càng được đảm bảo, người nghèo đi KCB không phải trả tiền. Quyền lợi người nghèo khi đi KCB còn được mở rộng hơn trước, cơ bản được thanh toán tất cả các chi phí khám chữa bệnh theo giá viện phí, bao gồm cả chi phí dịch vụ kỹ thuật cao, chi phí vận chuyển chuyển viện theo quy định...

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 40 - 41)