hiện nay
Một là, hệ thống bệnh viện tại Hà Nội đang bị quá tải.
Địa bàn Thủ đô là nơi tập trung dân cư, tập trung đông đảo các thành phần kinh tế, đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (cả đối tượng tiềm năng) cũng hết sức đa dạng, phong phú. Và đây cũng là nơi tập trung các phương tiện và trí tuệ cao của cả nước (Bệnh viện hiện đại, đội ngũ giá sư, tiến sĩ, bác sĩ chuyên khóa nhiều nhất nước…), nên Hà Nội là điểm đến được coi là lý tưởng của nhiều bệnh nhân khắp cả nước. Điều đó dẫn đến hiện tượng quá tải của các bệnh viện vốn đã rất đông đúc và chật chội hiện nay.
Tại hầu hết các BV ở Hà Nội, dường như không lúc nào ngớt người bệnh. Vì thể, để được khám, nhất là khám bảo hiểm người ta phải xếp hàng từ nửa
78
đêm. Người bệnh xếp hàng chờ lấy phiếu khám, hai đến ba bệnh nhân chung nhau một giường bênh, người nhà trông nom bệnh nhân trải chiếu nằm ở ngoài hành lang ... là những cảnh tượng rất phổ biến ở bất kỳ bệnh viện nào tại Hà Nội.
Tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện đặc biệt uy tín ở khoa ngoại, có số lượng người khám bệnh đến rất nhiều. Bệnh viện có tới 300 bác sĩ, nhưng phải điều trị cho hơn 3.000 bệnh nhân (bình quân 10 bệnh nhân/1 Bác sỹ, cao hơn 5 lần so với chuẩn là 1-2 bệnh nhân), đó là chưa kể đến công tác khám bệnh. Tại BV này, mỗi tháng có đến hơn 15000 lượt người đến khám.
Tại BV Phụ sản trung ương, mỗi ngày cũng tiếp nhận khám cho khoảng 1.000 bệnh nhân ngoại trú, có ngày cao điểm lên đến 1.500 người. Đó là chưa kể việc viện luôn phải duy trì khám, điều trị cho 600-700 bệnh nhân nội trú. Trong khi đó, số bác sỹ trực tiếp tham gia khám chữa của viện chỉ khoảng 120 người. Như vậy, mỗi bác sỹ phụ trách chữa bệnh trung bình từ 5-6 bệnh nhân, và khám cho khoảng trên dưới 100 người.
79
Các BV khác cũng có tình trạng tương tự. Có rất nhiều lý do để người bệnh chọn khám và điều trị tại các bệnh viện ở Hà Nội, trong đó ngoài nguyên nhân được BHYT chi trả, thì còn nguyên nhân nữa là đội ngũ bác sỹ có trình độ chuyên môn cao, phương tiện KCB hiện đại. Còn một nguyên nhân không kém phần quan trong nữa đó là yếu tố tâm lý, bởi vì trên thực tế, không ít bệnh viện tuyến tỉnh hoặc các bệnh viện tư hiện nay cũng có “tiềm lực” mạnh, đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của một lượng lớn dân cư, nhưng người bệnh vẫn muốn tìm đến cácc bệnh viện Trung ương.
Hai là, chi phí y tế vượt khả năng của Quỹ KCB cho người nghèo.
Như trên đã đề cập, số lượng người đến KCN tại các BV ở Hà Nội rất lớn, với tần suất ngày càng tăng, đã gây bất cập trong cho hoạt động tài chính của quỹ BHYT người nghèo. Chi phí cho KCB tăng lên giá dịch vụ y tế tăng cho phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội, do cơ chế quản lý tài chính hiện hành, cũng như do nhu cầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật cao của người bệnh...
Hiện nay, bệnh nhân KCB-BHYT cùng tham gia chi trả một phần viện phí, do đó BHXH định ra giá trần cho các cơ sở KCB, tuy nhiên giá trần này còn quá thấp so với thực tế điều trị, cách tính giá trần không theo số ngày điều trị mà theo đợt điều trị. Như vậy, bệnh viện sẽ phải “bù” tiền viện phí của những bệnh nhân điều trị ít ngày cho các bệnh nhân phải nằm điều trị lâu nên viện phí BHYT tăng nhiều. Do cách tính này, nhiều bệnh viện có sự cân đối tổng tiền quyết toán không vượt trần, dễ phát sinh tình trạng cho bệnh nhân nhẹ vào điều trị để bù cho bệnh nhân nặng phải nằm lâu. Thực trạng quỹ KCB ngoại trú BHXH đã khoán cho các cơ sở có đăng ký KCB BHYT ban đầu cũng chưa hợp lý, bởi kinh phí điều trị ngoại trú cho bệnh nhân chuyển tuyến chiếm tỷ lệ khá lớn trong quỹ KCB của đơn vị. Ví dụ các trường hợp bệnh nhân được chuyển từ tuyến dưới lên
80
tuyến trên (chuyên khoa như ung thư, nội tiết, tim mạch...) bệnh viện vẫn phải chi trả 100% viện phí tuyến trên, trong khi đó các bệnh viện tuyến trên bị khống chế quỹ nên chi phí bình quân/người khám bệnh tăng lên nhiều lần, khi quyết toán, các bệnh viện thường bị vượt trần quy định dành cho ngoại trú, trong khi BHYT cân đối quỹ cuối năm cũng chỉ thanh toán 1/3 tổng kinh phí vượt.
Ngoài ra, số lượng bệnh nhân đến khám ngoại trú đông, các bệnh như tiểu đường, máu nhiễm mỡ... tăng cao, nhiều bệnh nhân dùng thuốc thông thường không đỡ, phải dùng loại đắt tiền, trong khi đó chi phí cho BHYT ngoại trú có hạn nên đơn vị điều trị gặp không ít khó khăn trong việc cung ứng thuốc phù hợp với loại hình bệnh.
Ba là, còn nhiều rào cản khiến các bệnh nhân nghèo ít đến với các cơ sở
KCB.
+ Rào cản kinh tế.
Đó là thu nhập của người nghèo quá thấp, vượt xa nhu cầu KCB của họ, nhất là đối với những người bị bệnh nan y. Nói là người nghèo có thẻ BHYT sẽ được Nhà nước thành toán tiền viện phí, nhưng phải thấy rằng, số thanh toán đó chỉ là một phần nhỏ trong tổng chi phí mà người bệnh phải trang trải. bởi một khi phải nhập viện thì người bệnh phải trang trải những khoản chi phí gián tiếp không nhỏ. Các chi phí gián tiếp bao gồm: chi chí đi lại, chi phí ăn ở, chi phí cơ hội của bản thân người bệnh và người nhà bệnh nhân di theo phục vụ. Phải khẳng định rằng, đó là những yếu tố quan trọng cản trở khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế của người nghèo.
+ Rào cản địa lý.
Người nghèo thường sống tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, cách trung tâm Thành phố đến hàng mấy chục km, thậm chí hàng trăm km (như một
81
số xã của huyện Ba Vì). Khoảng cách càng xa thì chi phí cho đi lại càng lớn, và cuộc hành trình càng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, mỗi khi phải chuyển cơ sở KCB lên tuyến trên thì họ đều phải đối mặt với nhiều khó khăn về phương tiện đi lại, và thời gian đi lại… Nhiều người, chỉ nghĩ đến đoạn đường đến trung tâm Thành phố thôi cũng đã nản rồi.
+ Rào cản thủ tục hành chính.
Ngoài yếu tố kinh tế và khoảng cách địa lý, thủ tục hành chính cũng là yếu tố cản trở không nhỏ đến việc đáp ứng nhu cầu KCB của người nghèo. Đó là vì, thứ nhất, họ không có tiền để “lót tay” cho Bác sĩ, nên dễ bị sách nhiễu, khám chữa qua loa, hướng dẫn thiếu trách nhiệm…; và thứ hai, người nghèo vốn “chân quê” nên rất ngại tiếp xúc, va chạm với nhân viên y tế.
82
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BHYT CHO NGƢỜI NGHÈO Ở HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN TỚI