Định hướng của Việt Nam

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 88 - 92)

Chăm sóc sức khỏe và thực hiện công bằng trong KCB cho người nghèo đang là vấn đề được đảng và Nhà nước rất quan tâm. thời gian qua, việc tổ chức KCB cho người nghèo đã được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỗi một hình thức đều có những ưu điểm cũng như hạn chế khi thực thi. Mặc dù việc KCB cho người nghèo còn có những hạn chế cả về khách quan và chủ quan do các nguyên nhân khác nhau, nhưng việc thực hiện các hình thức KCB miễn phí cho người nghèo đã góp phần vào công tác chăm sóc sức khỏe của nhân dân nói chung. nhiều người nghèo đã được tiếp cận với dịch vụ y tế, thậm chí cả những dịch vụ y tế có chất lượng cao, sử dụng thuốc đắt tiền. tuy nhiên, việc tổ chức KCB cho người nghèo vẫn còn nhiều bất cập cần khắc phục trong thời gian tới để thực hiện tốt hơn công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân nói chung và người nghèo nói riêng.

Ngày 7/9/2009, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 38-CT/TW về

Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới, trong đó chỉ rõ: “ BHYT là một

chính sách xã hội quan trọng, mang ý nghĩa nhân đạo và có tính chia sẻ cộng đồng sâu sắc, được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và luôn luôn đề cao trong hệ thống chính sách an sinh xã hội”[3].

Mục tiêu chiến lược khám chữa bệnh cho người nghèo là: Đáp ứng và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, tăng khả năng tiếp cận và giảm gánh nặng chi phí y tế cho người nghèo, nhằm đảm bảo đến năm 2010: 80% số xã toàn quốc có

83

bác sỹ (trong đó miền núi 60%); 100% thôn bản có nhân viên y tế sơ học trở lên. Cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục quán triệt sâu sắc và nâng cao nhận thức về vị trí, vai

trò, ý nghĩa của BHYT. Phải làm cho mọingười dân ghiểu được: BHYT là một chính sách xã hội do Nhà nước tổ chức, nhằm huy động sự đóng góp tài chính của cộng đồng để tạo Quỹ BHYT không vì mục đích lợi nhuận, giúp cho người tham gia BHYT có nguồn tài chính để chăm sóc sức khỏe, bảo vệ quyền lợi của mình theo luật định; BHYT là một bộ phận quan trọng trong chính sách tài chính y tế quốc gia và làm một trong những phương thức tạo nguồn tài chính cho hoạt động chăm sóc sức khỏe thông qua huy động đóng góp của người dân, được thực hiện có tổ chức, mang tính chia sẻ trong cộng đồng và nhằm mục đích thực hiện công bằng, nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân; BHYT là một trong các hoạt động nhân đạo nhất, thể hiện sự hỗ trợ tương thân tương ái trong chăm sóc sức khỏe giữa người giàu với người nghèo, giữa người thuận lợi về sức khỏe với người ốm đau và rủi ro về sức khỏe, giữa người đang độ tuổi lao động với người già và trẻ. Đồng thời, BHYT mang tính dự phòng những rủi ro do chi phí cao cho chăm sóc sức khỏe gây nên khi ốm đau, bệnh tật. Việc tham gia BHYT là nghĩa vụ của mọi người dân, kể cả những đang khỏe mạnh. Trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác BHYT là của các cấp ủy đảng và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương.

Thứ hai, tăng cường củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở. Mở rộng

hình thức đào tạo và bồi dưỡng để phát triển đội ngũ cán bộ y tế cơ sở, ưu tiên đào tạo cán bộ dân tộc ít người tại chỗ cho miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn ... xây dựng các chính sách đãi ngộ thích hợp (về lương, BHYT, BHXH, phụ cấp tiền trực, ưu đãi trong đào tạo ...) để khuyến khích cán bộ y tế

84

làm việc cho khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng còn thiếu. Phát huy khả năng y tế của các lực lượng vũ trang trong việc kết hợp quân – dân y để chăm sóc sức khỏe nhân dân ở cơ sở, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, vùng biên giới. quản lý và phát huy tốt vai trò của lực lượng y tế ngoài công lập.

Thứ ba, tăng cường đầu tư tài chính cho phát triển hệ thống y tế. Trong

những năm tới, Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tăng đầu tư cho y tế, trong đó chú trọng ưu tiên kinh phí để thực hiện các chính sách chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng núi, vùng khó khăn, vùng có tỉ lệ người nghèo cao, vùng dân tộc ít người ... tăng kinh phí để phát triển mạng lưới y tế cơ sở. tăng cường trang thiết bị y tế thích hợp cho y tế cơ sở, đảm bảo cung cấp đủ trang thiết bị y tế cho y tế cơ sở, theo danh mục trang thiết bị do bộ y tế ban hành. Đồng thời xây dựng cơ chế tài chính đảm bảo kinh phí hoạt động thường xuyên của trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã, phường, đặc biệt là ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc ít người. tăng cường các hình thức chi trả trước cho chăm sóc sức khỏe, mở rộng BHYT, đặc biệt BHYT nông thôn, tiến tới BHYT bắt buộc toàn dân.

Thứ tư, có các chính sách, giải pháp thích hợp và hiệu quả để giảm gánh

nặng chi phí cho người nghèo khi phải đi khám và điều trị bệnh; đồng thời tổ chức tốt công tác khám bệnh, chữa bệnh BHYT. Nhà nước đảm bảo có đủ ngân sách cần thiết để thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo như: miễn giảm dịch vụ khám chữa bệnh, mua thẻ BHYT cho người nghèo, người già cô đơn không nơi nương tựa, người tàn tật; thực hiện tốt chính sách miễn viện phí đối với đồng bào dân tộc ít người và trẻ em dưới 6 tuổi. Đẩy mạnh thực hiện chế độ BHYT, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo. tiếp tục mở rộng phạm vi và

85

mức hỗ trợ khám chữa bệnh, thuốc men cho người nghèo và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Cần tăng đầu tư, phân bổ ngân sách thích hợp và sử dụng có hiệu quả các nguồn ngân sách đã có để củng cố và phát triển mạng lưới khám bệnh, chữa bệnh, đặc biệt là mạng lưới y tế cơ sở, đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh tại các địa phương; chuyển việc chi ngân sách nhà nước cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sang chi trực tiếp cho người được thụ hưởng BHYT thông qua việc hộ trợ BHYT cho vùng nghèo, người nghèo, người hưởng các chính sách xã hội, hỗ trợ một phần mức đóng BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo. Đông thời, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các cơ sở y tế. Đặc biệt, cần cải tiến thủ tục hành chính trong tổ chức khám bệnh, chữa bệnh BHYT tại các bệnh viện để tạo điều kiện thuận lợi cho người khám bệnh, chữa bệnh BHYT được thụ hưởng tốt các dịch vụ y tế; thường xuyên giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp để thầy thuốc không có thái độ phân biệt trong ứng xử với người khám bệnh, chữa bệnh BHYT; phát hiện kịp thời, có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục các biểu hiện lạm dụng thuốc, dịch vụ kỹ thuật cao và biểu hiện trục lợi BHYT khác của cả thầy thuốc lẫn người bệnh; khuyến khích và tạo điều kiện để y tế tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh BHYT; tăng cường quản lý giá thuốc không để giá thuốc trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá thuốc trên thị trường...

Thứ năm, đẩy mạnh công tác xã hội hoá y tế. Phát triển BHYT toàn dân,

nhằm từng bước đạt tới công bằng trong chăm sóc sức khỏe, thực hiện sự chia sẻ giữa người khỏe với người ốm, người giàu với người nghèo, người trong độ tuổi lao động với trẻ em, người già; công bằng trong đãi ngộ với cán bộ y tế”. Đổi mới và hoàn thiện chính sách tài chính theo hướng tăng nhanh tỉ trọng các nguồn

86

tài chính công (bao gồm ngân sách Nhà nước và bảo hiểm y tế), giảm dần hình thức thanh toán viện phí trực tiếp từ người bệnh ... Nhà nước đảm bảo cung cấp kinh phí khám chữa bệnh cho người có công với cm, người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội ... xây dựng và thực hiện chính sách viện phí phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Nhà nước có chính sách trợ giúp đối với những người có thu nhập thấp và có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn”.

Khuyến khích các thành phần kinh tế liên kết với Nhà nước, với các cơ sở đầu tư để một mặt đáp ứng yêu cầu về KCB của một bộ phận người có thu nhập cao trong xã hội, mặt khác để có thêm nguồn thu nhằm hỗ trợ cho người nghèo.

Như vậy XHH y tế có tác động lớn trong việc huy động mọi nguồn lực tài chính trong xã hội nhằm mục tiêu chăm sóc tốt nhất sức khoẻ cho nhân dân.

Một phần của tài liệu Bảo hiểm y tế cho người nghèo ở Hà Nội (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)