- Chuyển đổi toàn phần
1.4.1. Kinh nghiệm xây dựng vị thế đồng tiền của TháiLan
* Điều kiện kinh tế: Với cơ sở hạ tầng tương đối phát triển, môi trường
kinh doanh tự do và các chính sách đầu tư hợp lý, Thái Lan đã hoàn toàn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 - 1998. Đây là nước có những chỉ tiêu tốt nhất Đông Á năm 2002 - 2004. Nhờ tác động của sự tăng chi tiêu và xuất khẩu, kinh tế Thái Lan tăng trưởng 6,9% năm 2003 và 6,1% năm 2004 bất chấp sự ảm đạm của nền kinh tế toàn cầu. Chính phủ Thái Lan theo đuổi những thỏa thuận ưu tiên thương mại với nhiều đối tác để đẩy mạnh xuất khẩu và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tháng 10/2006, quân đội Thái Lan đã bạo dạn chuyển sang một tổ chức kinh tế mới dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Ngân hàng Trung ương trước đây. Tháng 12/2006, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư thông báo giá trị các khoản đầu tư từ tháng 01 đến tháng 11 giảm 27% so với năm trước. Mặc dù vậy xuất khẩu đạt mức kỷ lục, tăng 17%. Những ngành sản xuất hướng xuất khẩu - đặc biệt là sản xuất ô tô và nông sản - là những ngành chính tạo nên kết quả đó. Theo Global Competitiveness Report 2006 - 2007, nền kinh tế Thái Lan đứng thứ 35 trong tổng số 125 nước được xếp hạng.
- Mức độ chuyển đổi: Thái Lan cẩn trọng lựa chọn chuyển đổi đồng
Bath từng phần.
- Hình thức chuyển đổi: Chuyển đổi đối nội và chuyển đổi tài khoản
vãng lai.
- Lộ trình chuyển đổi: Trong những năm 1980, Thái Lan thực hiện
chiến lược hướng xuất khẩu, chú trọng vào nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và xây dựng hệ thống ngân hàng hai cấp. Nền kinh tế tăng trưởng lên xuống theo nhịp độ kinh tế của các nước công nghiệp. Từ năm 1986, Thái Lan đã mở cửa cho đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào ồ ạt. Thời kỳ 1995 - 1998 tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,4% trong khi giai đoạn 1986 - 1990 đạt 10,4%. Song song với tăng trưởng cao, in dấu của đầu tư trực tiếp từ nước ngoài, thì thị trường chứng khoán cũng có những bước nhảy vọt.
- Giai đoạn 1991 - 2005 là giai đoạn thực hiện các chính sách tự do hóa mà nổi bật là tự do hóa trong hệ thống tài chính. Do nhu cầu vốn nước ngoài tăng nên Thái Lan đã mở cửa cho ngân hàng nước ngoài vào và cho phép nhiều ngân hàng trong nước trực tiếp vay ngoại tệ cung cấp cho nhu cầu đầu tư. Năm 1996, nợ ngắn hạn đã chiếm 55% tổng nợ nước ngoài. Quản lý ngoại hối được tự do hóa, đồng Baht được mua bán sôi động trên thị trường ngoại tệ. Nằm trong xu thế toàn cầu hóa, thị trường chứng khoán mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài, tuy đối với một số ngành như ngân hàng còn hạn chế tỷ lệ nắm giữ của người nước ngoài ở mức 25%. Song đến năm 1995, hầu như 1/2
giao dịch trên thị trường chứng khoán là do người nước ngoài thực hiện. Thời kỳ này, các ngân hàng Thái Lan phát triển ồ ạt, một phần do vay vốn nước ngoài, tỷ lệ lãi hoạt động trên tổng số vốn ở mức trên 25% cho đến năm 1996.
Về mặt kinh tế, Thái Lan chuyển mạnh sang công nghiệp chế biến, công nghiệp điện tử, nhưng giai đoạn 1993 - 1996 diễn ra sự cạnh tranh gay gắt đối với loại hàng hóa này nên xuất khẩu bị chững lại. Có thể nói, về mặt kinh tế vĩ mô thì Thái Lan, để duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 8,4%/năm đã không kiểm soát cán cân vãng lai, duy trì ở mức thâm hụt 7%/năm, trong đó luồng vốn ngắn hạn chiếm tỷ lệ chủ yếu. Như vậy, toàn cầu hóa, tự do hóa đã tạo nên sức sống cho nền kinh tế nhưng chứa đựng nguy cơ khủng hoảng khi điều kiện kinh tế thế giới không thuận lợi. Sai lầm của Thái Lan, mà thực sự ra là căn bệnh chung của các nước trong vùng là tự do hóa luồng vốn ngắn hạn đã không được kiềm chế đúng mức, trong khi đó không chú ý đến điều chỉnh thường xuyên tỷ giá, nên đến giai đoạn khó khăn thì tỷ giá bị sụt giảm. Sai lầm thứ hai là khi đã có các cảnh báo về nguy cơ, Thái Lan lại bảo vệ đồng Baht, làm tăng áp lực đầu cơ của các nhà đầu cơ có tổ chức nước ngoài và kết cục đồng tiền vẫn phải phá giá, trong khi đó, dự trữ ngoại tệ lại bị can thiệp.
Khủng hoảng kinh tế Thái Lan có sự đóng góp đáng kể của các nhà đầu tư có tổ chức nước ngoài, vì tâm lý sợ hãi của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ bài học này cho thấy nền kinh tế đến một giai đoạn phát triển, cần hội nhập kinh tế thế giới, từ đó có sự ràng buộc về vốn, công nghệ của các nhà đầu tư nước ngoài, và muốn duy trì được sự ổn định của nền kinh tế vĩ mô thì cần phải duy trì được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Các biện pháp sau đó để khôi phục nền kinh tế đã phải đi theo đường hướng của IMF: thắt chặt tiền tệ, cải tổ hệ thống ngân hàng, công ty tài chính mua lại cổ phần của một số công ty, cho phép phá sản, hợp nhất nhiều công ty
tài chính. Chương trình IMF trợ giúp Thái Lan với mục tiêu lấy lại niềm tin của người đầu tư, đã thực hiện giải ngân 30 tỷ USD với các điều kiện kèm theo về điều chỉnh kinh tế và cơ cấu lại nền kinh tế. Trên phương diện điều chỉnh nền kinh tế, một liều thuốc chung cho tất cả các nước lâm vào khủng hoảng nợ quốc tế, không kể nợ đó là của Chính phủ hay tư nhân, đó là thắt chặt tiền tệ và thắt chặt ngân sách, tăng lãi suất 25%. Về khía cạnh cơ cấu lại nền kinh tế, đã đình chỉ hoạt động 56 công ty tài chính - chứng khoán, thực hiện cho phá sản, giải thể, sáp nhập, bán các công ty này cho các nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân hóa các xí nghiệp Nhà nước.
Trong tình hình khủng hoảng mà thắt chặt tiền tệ, có nghĩa là đồng tiền tiền bị khan hiếm, các ngân hàng và các công ty không có phương tiện thanh toán, vậy tất yếu họ sẽ lâm vào tình trạng phá sản. Đáng ra khi ở giai đoạn khủng hoảng, phải thực hiện liệu pháp của Keynes: Gia tăng chi tiêu Chính phủ để làm đòn bảy kích thích đầu tư và tiêu dùng, thì ở đây lại thực hiện chính sách trái ngược. Giải ngân của IMF chỉ giải quyết vấn đề thanh toán nợ quốc tế, còn kinh tế trong nước thì lại bị các đòn chính sách vĩ mô làm trầm trọng hơn khủng hoảng. Cho đến khi đồng Baht đã ổn định, từ mức cao nhất 53 Baht/USD còn 36 Baht/USD, lãi suất đã hạ xuống còn 13,25%. Thái Lan được coi là điển hình thực hiện nghiêm chỉnh các điều kiện của IMF. Nền kinh tế Thái Lan đến năm 1999 bắt đầu khôi phục lại, nhưng các khoản nợ của ngân hàng vẫn chưa giải quyết xong, và đồng tiền vẫn chưa ổn định thật sự về mặt giá trị đối ngoại.
Nhiều nhà kinh tế không đồng tình với cách tiếp cận của IMF trong việc giải quyết khủng hoảng hệ thống tài chính của các quốc gia Châu Á, trong đó có Thái Lan. Họ cho rằng tình hình khủng hoảng nợ của các nước Châu Mỹ La Tinh và các nước Châu Á có nhiều điểm khác biệt, điểm khác
nhau rõ nhất là nợ của các nước châu Mỹ La tinh là nợ Chính phủ trong khi nợ của các nước Châu Á lại là nợ tư nhân. [2]