Điều hành chính sách tỷ giá gắn với các yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô có sự điều tiết của Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 151)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

3.3.1.2.Điều hành chính sách tỷ giá gắn với các yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô có sự điều tiết của Nhà nước

tế vĩ mô có sự điều tiết của Nhà nước

Để ổn định kinh tế vĩ mô và chống đô la hóa việc điều hành chính sách tỷ giá đồng bộ với chính sách tiền tệ là không thể tách rời. Hiện nay, công tác điều hành tỷ giá không theo cơ chế thị trường. Tỷ giá được NHNN xác định và công bố, các NHTM được phép giao dịch theo trong biên độ khống chế. Tỷ giá thực trong giai đoạn 2002-2007 có khuynh hướng suy giảm mạnh làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu, gia tăng nguy cơ thâm hụt thương mại, đầu cơ ngoại tệ. Trong bối cảnh hội nhập việc tỷ giá thực hiện tiếp tục suy giảm dễ tạo nguy cơ mất cân bằng ngoại tệ do khu vực xuất khẩu bị suy giảm. Trong dài hạn, mục tiêu chính sách tỷ giả nên được củng cố theo hướng tránh các bất ổn bên ngoài cân đối với mục tiêu chống hiện tượng đô la hóa:

- Xác định mục tiêu chính sách tỷ giá là cân bằng bên ngoài của nền kinh tế tức là đảm bảo sự ổn định của cán cân thanh toán quốc tế, tránh các cú sốc về tỷ giá.

- Trên cơ sở phân tích tỷ giá thực và sức mua ngang giá của tiền đồng, xây dựng tiêu thức điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa đảm bảo khả năng cạnh tranh của quốc gia và duy trì cân bằng bên ngoài dài hạn. Tránh hiện tượng kiềm chế tỷ giá quá lâu ảnh hưởng đến cân bằng dài hạn, gây tâm lý kỳ vọng phá giá lớn. Kinh nghiệm các nền kinh tế bị khủng hoảng tỷ giá cho thấy, hầu hết các nền kinh tế này có hiện tượng kiềm chế tỷ giá.

Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái có sự điều tiết của Nhà nước theo các mức biên độ quy định khác nhau ở các thời kỳ khác nhau, đồng thời tỷ giá bị gắn chặt chẽ với đồng USD. Để thực hiện các mục tiêu ổn định tỷ giá, khuyến khích xuất khẩu, từng bước tiến tới tự do hóa tỷ tạo điều kiện nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng góp phần nâng cao tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng, tác giả đề xuất cơ chế điều hành tỷ giá đó là “điều hành tỷ giá gắn với các yếu tố thị trường và kinh tế vĩ mô có sự điều tiết của nhà nước”. Cụ thể:

- Xác định tỷ giá công bố của NHNN: Tỷ giá công bố định hướng của NHNN cần được tính toán dựa trên tỷ giá thực hiệu quả, cụ thể là gắn với chỉ số tỷ giá thực hiệu quả REER12 và chỉ số tỷ giá danh nghĩa hiệu quả NEER13.

- Tần suất và thời điểm công bố tỷ giá định hướng: Tần suất là tháng, bởi lạm phát CPI công bố theo tháng nên chỉ số NEER, REER chỉ tính được trên cơ sở tháng. Thời gian công bố là sau ngày công bố CPI hàng tháng.

- Xác định cơ chế neo tỷ giá: Trên cơ sở, phân tích và nhận định về những hạn chế trong cơ chế neo tỷ giá với đồng đôla Mỹ của cơ chế điều hành tỷ giá hiện tại, Viện Chiến lược Ngân hàng đề xuất cần thay đổi cơ chế neo

này theo hướng neo vào một rổ ngoại tệ bao gồm USD, EUR, JPR, CNY – là những ngoại tệ mạnh đồng thời là đồng tiền của những nước có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam và đồng tiền của một số đối tác thương mại chủ yếu khác nữa. Điều này giúp giảm bớt sự lệ thuộc của đồng tiền VN vào đồng

đô la Mỹ, giữ ổn định tỷ giá của VND so với cả rổ ngoại tệ, đồng thời tỷ giá giữa VND và các ngoại tệ khác sẽ được phản ánh khách quan hơn. Trong thời gian tới, cơ chế neo tỷ giá thực hiện như sau:

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 151)