Củng cố sức mạnh của các ngân hàng thương mại, các định chế tài chính

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 170)

chính

Hiện nay số lượng NHTM ở Việt Nam khá nhiều nhưng quy mô các NHTM quá yếu. Năm 2008, chứng kiến nhiều NHTM cổ phần mới thành lập lâm vào cảnh khó khăn, nhiều NHTM phải tìm kiếm sự hỗ trợ của NHNN do trình độ quản lý kém, quy mô vốn thấp. Chính vì vậy, nhiều người dân chưa tin tưởng vào sức mạnh của hệ thống NHTM, mất lòng tin vào hệ thống tài chính và Việt Nam Đồng. Củng cố sức mạnh của các NHTM là định hướng đúng đắn để nâng cao sức mạnh hệ thống tài chính và vị thế của tiền đồng. Các giải pháp gồm:

Thứ nhất, đặt ra lộ trình tăng vốn cho các NHTM, cương quyết xử lý

các NHTM yếu, không đủ khả năng tài chính để tăng vốn lộ trình. Làn sóng bùng nổ thành lập ngân hàng và công ty chứng khoán được hình thành khi TTCK tăng nóng năm 2006-2007, tuy nhiên nhiều ngân hàng cổ phần mới thành lập có số vốn hạn chế, công tác quản trị rủi ro chưa tốt, chưa dự báo được những tác động tới hoạt động ngân hàng khi điều kiện vĩ mô thay đổi. Chính vì vậy, tháng 6-2008 một loạt các ngân hàng cổ phần mới thành lập bị thiếu thanh khoản có nguy cơ mất khả năng thanh toán khi lãi suất thị trường tăng nóng. Do vậy, yêu cầu các NHTM tăng vốn là điều kiện cần thiết nhằm tăng khả năng thanh toán cho hệ thống. Nếu lượng vốn của NHTM không cao, các hoạt động chuyển đổi danh mục gửi tiền của các chủ thể kinh tế sẽ ảnh hưởng đến sự an toàn của ngân hàng và an toàn của hệ thống NHTM.

Thứ hai, tăng cường kiểm soát việc thực hiện các tiêu chuẩn rủi ro tín

dụng. Mạnh tay xử lý các NHTM thường xuyên vi phạm các tiêu chuẩn quản lý rủi ro. Tại thời điểm tháng 6-2008, nhiều ngân hàng mới thành lập bị khó

khăn thanh toán do các ngân hàng cho vay quá mức vào bất động sản và chứng khoán, khi hai thị trường này điều chỉnh, gây ra hiện tượng nợ xấu. Tại thời điểm đó, nhiều NHNT cổ phần phải vay tín dụng NHNN để đảm bảo thanh toán, rủi ro cho hệ thống rất lớn. Chính vì vậy, việc thiết lập tiêu chuẩn tín dụng đặc biệt kiểm soát rủi ro tín dụng ngoại tệ là cần thiết để duy trì sự ổn định của hệ thống NHTM, nếu hệ thống NHTM thiếu sức mạnh sẽ ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào hệ thống NHTM và sức mạnh của tiền đồng.

Thứ ba, nâng cao tiêu chuẩn thành lập ngân hàng mới về vốn, nhân sự

và điều kiện cổ đông, tránh hiện tượng ồ ạt thành lập NHTM, nhiều NHTM quy mô nhỏ, thiếu vốn, kinh nghiệm điều hành gây mất lòng tin trong xã hội.

Năm 2006-2007, làn sóng thành lập ngân hàng cổ phần xuất hiện khi nhiều ngân hàng cổ phần có thể bán chứng khoán với giá cao hơn nhiều mệnh giá, do vậy nhiều doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khác nhau đã góp vốn thành lập ngân hàng và công ty chứng khoán. Khi nền kinh tế gặp bất ổn, nguy cơ đổ vỡ của một số ngân hàng mới thành lập làm giảm lòng tin của người dân vào hệ thống NHTM và hệ thống tài chính. Mặt khác, NHTM là định chế tài chính đặc biệt sự yếu kém của NHTM sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế. Tăng tiêu chuẩn thành lập NHTM mới là biện pháp cần thiết để nâng cấp sức mạnh của hệ thống NHTM, đây cũng là giải pháp để tăng cường lòng tin của người dân vào hệ thống tài chính và tiền đồng.

- Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các chính sách vĩ mô đặc biệt là chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ trong điều hành nền kinh tế. Trong các năm qua, việc điều hành

chính sách tiền tệ với mục tiêu kiềm chế lạm phát, giữ ổn định giá trị đồng tiền chưa đạt hiệu quả cao một phần do chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa, trong khi vấn đề tăng lãi suất, giảm

cung tiền đang được NHNN thực hiện thì Chính phủ lại tăng cường chi tiêu công, tăng đầu tư dẫn đến việc kiểm soát cung tiền ra nền kinh tế chưa triệt để. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa NHNN, Bộ Tài chính và Bộ thương mại trong vấn đề kiểm soát hàng xuất – nhập khẩu dẫn đến tình trạng nhập siêu kéo dài, gây căng thẳng trong điều hành tỷ giá. Do vậy, để đạt được mục tiêu điều hành của Nhà nước cần có sự phối hợp và đồng bộ giữa các chính sách, giữa các Bộ, Ban, Ngành trong Chính phủ, cụ thể:

+ Bộ Tài chính: Áp dụng các giải pháp phát triển thị trường vốn bằng VND. Tính toán lượng ngoại tệ cần giữ lại cho Quỹ ngoại tệ tập trung để chi tiêu phù hợp với Luật Ngân sách và xác định các nguyên tắc cơ bản cho việc bán ngoại tệ cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối.

+ Bộ Thương mại: Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước tạo điều kiện cho VND tham gia thanh toán xuất, nhập khẩu, dự kiến đến năm 2012 tham gia khoảng 30% kim ngạch xuất khẩu.

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Cho phép người không cư trú tham gia góp vốn đầu tư trực tiếp tại Việt Nam bằng VND.

+ Bộ Công an: Kiểm tra, xử lý triệt để các vi phạm về chính sách quản lý ngoại hối như niêm yết, định giá, thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ; kinh doanh trái phép ngoại tệ. Tăng cường công tác chống buôn lậu, tham nhũng. Thực tế cho thấy, mặc dù pháp lệnh ngoại hối nghiêm cấm các giao dịch thanh toán bằng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam ngoại trừ một số đơn vị có kinh doanh ngành nghề kinh doanh đặc thù, thanh toán trực tiếp với người không cư trú. Tuy nhiên, hiện nay việc yết giá, thanh toán bằng ngoại tệ của các tổ chức cá nhân diễn ra khá phổ biến, các doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nhập khẩu như ô tô, máy tính vẫn yết giá bằng ngoại tệ, Chính phủ và NHNN chưa xử lý được bất kỳ trường hợp, xử lý vi phạm về tiền tệ của các cơ quan chức năng còn thiếu đồng bộ, thiếu sự quyết định, nếu tình trạng

này tiếp tục kéo dài, tính hiệu quả của các văn bản pháp luật về tiền tệ sẽ không có hiệu lực

+ Bộ Văn hóa – Thông tin và Thể thao: phối hợp với NHNN tổ chức cung cấp thông tin về chính sách quản lý ngoại hối với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ngoại hối, về VND để từ đó góp phần nâng cao vị thế của VND.[13]

Tăng cường công tác tuyên truyền hướng vào khu vực dân cư thực hiện các chương trình giải thích chính sách, chủ trương của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối, chính sách tỷ giá, tiền tệ. Giúp người dân biết định hướng chính sách và biết những lợi ích khi nắm giữ nội tệ.

Tóm tắt Chương 3

Để các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm nâng cao vị thế của VND thì cần thống nhất chủ trương này qua các văn kiện của Đảng, các Chính sách của Nhà nước. Đồng thời, trước khi đưa các giải pháp thì tác giả đã trình bày sự cần thiết khách quan phải nâng cao vị thế của VND. Để các giải pháp có thể thực hiện được thì các điều kiện tiền đề như sự ổn định nền kinh tế, cân bằng ngân sách, hệ thống các định chế tài chính phát triển cần được đảm bảo. Sau đó hàng loạt các giải pháp được trình bày nhằm đạt mục tiêu và lộ trình đặt ra cho việc nâng cao cị thế của VND, các giải pháp toàn diện cả về chính sách tài khóa, tiền tệ, tỷ giá, sự kết hợp các chính sách cũng như góp sức của các Bộ trong quá trình triển khai các giải pháp một cách đồng bộ, hiệu quả.

Vấn đề nâng cao vị thế của VND đã được Đảng và Nhà nước ta đề cập đến trong nhiều tài liệu, nhiều chương trình kinh tế, các chiến lược, đặc biệt được chỉ đạo khá quyết liệt trong các Nghị quyết của các kỳ họp của Trung ương Đảng. Tuy nhiên, việc thực hiện cũng như kết quả thực hiện của chủ trương này còn nhiều hạn chế và chưa thu được các kết quả tốt. Nếu tính đến nguyên nhân của tình trạng này thì có nhiều như do thực trạng nền kinh tế Việt Nam còn yếu, năng lực cạnh tranh còn thấp, mới thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu và đang trong quá trình phát triển, các chính sách, quản lý điều hành còn chưa đạt hiệu quả, do yếu tố tác động từ kinh tế thế giới..vv.

Hiện nay, mặc dù được đề cập nhiều nhưng cũng chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về vị thế của VND cũng như đưa ra một bức tranh tổng thể của VND trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế quốc tế. Trước các vấn đề trên, tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giải pháp nâng cao vị thế của Việt Nam Đồng (VND) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” làm đề tài luận án NCS. Đây là một đề tài khá mới mẻ và phức tạp do nó liên quan đến tất cả các vấn đề của nền kinh tế như: lạm phát, GDP, cung tiền, tỷ giá, cán cân thanh toán, cán cân thương mại, tình hình đầu tư, năng suất đầu tư vốn, thâm hụt ngân sách, vấn đề vay nợ..vv. Tuy nhiên, với sự lỗ lực cố gắng của bản thân và được sự hướng dẫn nhiệt tình và hiệu quả của các thầy giáo hướng dẫn khoa học, của Bộ môn nơi NCS sinh hoạt chuyên môn, của các thầy trong Khoa sau đại học – HVTC, các thầy cô giáo khác và các đồng nghiệp, luận án đã được hoàn thành.

Nội dung của luận án được chia thành 3 vấn đề lớn:

(1) Các vấn đề lý luận liên quan đến vị thế của VND. Trong phần nội dung này, tác giả đã làm rõ các vấn đề liên quan đến bản chất vị thế của đồng tiền quốc gia như: đồng tiền như thế nào là đồng tiền mạnh, đồng tiền chuyển đổi, các vấn đề về đô la hóa và phương pháp nghiên cứu vị thế của VND

thông qua nghiên cứu tính chuyển đổi của đồng tiền và tình trạng đô la hóa. Một quốc gia mà đồng tiền nội tệ bị đô la hóa và tính chuyển đổi thấp thì đồng tiền quốc gia đó được đánh giá là có vị thế thấp và ngược lại.

(2) Nội dung thứ hai là tác giả đi sâu vào đánh giá vị thế của VND qua các giai đoạn phát triển của nền kinh tế thông qua đánh giá tình trạng đô la hóa và tính chuyển đổi của VND. Đồng thời, tác giả đi sâu vào nghiên cứu các nguyên nhân của tình trạng VND chưa được đánh giá cao trong thời gian vừa qua.

(3) Phần nội dung thứ ba, tác giả đưa ra sự cần thiết khách quan phải nâng cao vị thế của VND, đồng thời đề xuất các giải pháp khá đầy đủ và toàn diện cùng với lộ trình phù hợp để đạt mục tiêu nâng cao vị thế của VND.

Tóm lại, thông qua nội dung của luận án này, tác giả đã tập hợp được khá đầy đủ số liệu để đánh giá thực trạng vị thế của VND qua các thời kỳ phát triển của nền kinh tế Việt Nam, các vấn đề lý luận được nêu ra đều được minh họa và phân tích qua hệ thống các Bảng, các Biều đồ một cách sinh động và thuyết phục. Các giải pháp đưa ra khá toàn diện và tập hợp nhiều vấn đề của nền kinh tế. Tuy nhiên, để luận án có tính khả thi cao thì cần thêm sự phối hợp thực hiện của tất cả các cơ quan thuộc Chính phủ, và cần thực hiện theo lộ trình phù hợp. Một số vấn đề trong luận án cần được tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và có thể là một đề tài nghiên cứu độc lập (như vấn đề về tính

chuyển đổi, vấn đề về đô la hóa, vấn đề về lạm phát, vấn đề về tỷ giá, vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế, vấn đề về thâm hụt thương mại, thâm hụt cán cân thanh toán), khi đó các vấn đề đặt ra của luận án sẽ

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 170)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w