Tăng dự trữ ngoại hối, đa dạng hóa dự trữ ngoại hối Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 160)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

13 NEER – Nominal Efective Exchange Rate; Tỷ giá danh nghĩa hữu dụng/hiệu quả, là giá trị trung bình không có trọng số của đồng tiền nước bản địa so với đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại được lựa

3.3.1.5. Tăng dự trữ ngoại hối, đa dạng hóa dự trữ ngoại hối Nhà nước

- Tăng dự trữ ngoại hối từ 18-20 tuần nhập khẩu: Dự trữ ngoại tệ là

công cụ đắc lực cho phép NHNN điều tiết thị trường ngoại hối tránh những biến động đột ngột, gây sốc của tỷ giá. Vì vậy, NHNN phải xem xét lại cơ cấu dự trữ ngoại hối hiện tại để có những điều chỉnh tương ứng với mục tiêu đa dạng hoá dự trữ ngoại tệ hay mức dự trữ ngoại hối. Phấn đấu trong giai đoạn 2010 -2015, mức dự trữ ngoại hối tăng lên trên 18 -20 tuần nhập khẩu. NHNN là cơ quan quản lý dự trữ ngoại hối quốc gia theo Luật định, do đó cần thực thi quyền quản lý này một cách hiệu quả. Điều này có nghĩa là khối lượng ngoại tệ của đất nước phải được quản lý từ một đầu mối là NHNN để thực hiện hiệu quả chức năng quản lý, nâng cao khả năng can thiệp, điều tiết thị trường, do vậy yêu cầu:

+ Các nguồn thu ngân sách bằng ngoại tệ cần được NHNN quản lý. Hiện nay các phần thu ngoại tệ của NSNN trong đó một phần lớn các nguồn thu từ bán dầu thô lại tập trung ở Bộ tài chính. Điều này ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả điều tiết và thực thi chức năng quản lý ngoại hối của NHNN đặc biệt khi sự phối hợp của 2 cơ quan quản lý Nhà nước này chưa chặt chẽ dẫn

đến chậm trễ và nhiều lúc tạo nên thiếu hụt giả tạo trong thanh toán vãng lai từ đó gây áp lực đẩy tỷ giá lên cao.

+ Các tổ chức kinh tế - xã hội, các doanh nghiệp có nguồn thu bằng ngoại tệ mặt phải mở tài khoản tại ngân hàng và thực hiện mọi giao dịch liên quan đến ngoại tệ từ các tài khoản này.

+ Có các chính sách phù hợp theo từng giai đoạn để thu hút một cách tối đa các luồng ngoại tệ (thuế, hải quan, lãi suất, kể cả các biện pháp hành chính khi cần) vào hệ thống ngân hàng.

+ Rà soát để thu hẹp dần các đối tượng được phép bán hàng bằng ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ thông qua việc siết chặt các quy định, điều kiện và cơ chế hoạt động của các đối tượng này song song với việc hệ thống ngân hàng phải có nghĩa vụ đáp ứng đủ, kịp thời các yêu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế.

+ Quy định cụ thể các điều kiện làm đại lý thu đổi ngoại tệ cho các NHTM vì hiện nay hệ thống văn bản quy định về vấn đề này chưa chặt chẽ, điều đó đã khiến các đại lý thu đổi tiền này chỉ chuyển một lượng nhỏ tiền cho NHTM còn phần lớn vẫn qua mua bán trao tay khiến thị trường chợ đen phát triển mạnh.

Đa dạng hóa dự trữ ngoại hối: Mặc dù hiện nay và trong tương lai gần

USD vẫn là loại ngoại tệ được sử dụng chiếm ưu thế trong các giao dịch thương mại của VN với các nước nhưng nếu Việt Nam chỉ áp dụng một loại tỷ giá này mà cụ thể là tỷ giá giữa VND và USD thì khi có biến động về giá cả của đồng USD trên thế giới thì ngay lập tức sự biến động này (mà thường là những biến động bất lợi) sẽ ảnh hưởng đến quan hệ giữa tỷ giá của USD và VND. Chính vì thế, trong quan hệ thanh toán và dự trữ ngoại hối, Việt Nam cần lựa chọn những đồng tiền của những nước mà (i) VN có quan hệ thanh toán và thương mại chiếm tỷ trọng lớn; (ii) những loại ngoại tệ mạnh (có khả năng chuyển đổi cao) như đồng đô la Mỹ, EURO, Yên Nhật để làm cơ sở cho

việc điều chỉnh tỷ giá. Tuy nhiên, việc xác định và điều chỉnh hợp lý cơ cấu tỷ trọng đồng tiền trong rổ tiền tệ của Việt Nam trong từng thời kỳ là một tiền đề quyết định cho sự thành công của giải pháp này vì:

+ Đồng tiền Việt Nam sẽ được gắn với một nhóm các đồng tiền mà VN thường xuyên có quan hệ thương mại, giao dịch chứ không chỉ phụ thuộc vào mỗi đồng đô la Mỹ.

+ Xóa dần tâm lý sùng bái đô la Mỹ và tạo dựng tính bình đẳng trong xác định tỷ giá giữa VNĐ với các loại ngoại tệ khác.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 160)