Kinh nghiệm thành công của Chi Lê trong việc kiềm chế đôla hóa giai đoạn 1982-

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 58)

- Chuyển đổi toàn phần

1.4.4. Kinh nghiệm thành công của Chi Lê trong việc kiềm chế đôla hóa giai đoạn 1982-

giai đoạn 1982-1987

Trước năm 1982, Chi Lê là quốc gia đang chuyển đổi từ quốc gia có nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung với sự sở hữu chủ yếu khu vực quốc doanh kể cả trong lĩnh vực tài chính. Giai đoạn 1977-1981, nền kinh tế trong thời kỳ suy thoái, tỷ lệ lạm phát cao (đến 300%/năm giai đoạn 1973-1974 và 90%/năm giai đoạn 1977), mức độ đô la hóa cao và có khuynh hướng gia tăng trong giai đoạn 1977-1982 với mức độ từ 25% đến 43% tổng tiền gửi.

Đến tháng 10/1982, NHTW Chi Lê đã phải phá giá 40% giá trị đồng peso so với đồng đô la và chấm dứt chế độ tỷ giá cố định. Đến quý đầu năm 1983, tỷ giá thực cũng suy giảm đến 30%.

(*) Các biện pháp chống đô la hóa và ổn định nền kinh tế của Chi Lê sử dụng:

- Chính sách tỷ giá: Từ năm 1982, NHTW Chi Lê áp dụng chính sách tỷ giá bò trườn (crawling peg) đối với đồng đô la. Tỷ giá được công bố hàng ngày và điều chỉnh theo chỉ số lạm phát của ngoại tệ và chỉ số giá tiêu dùng của tháng trước. Từ năm 1984-1985, chính sách tỷ giá được tự do hơn thông qua điều tiết tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng và nới dần biên độ từ +/- 0,5% lên +/-5% năm 1989.

- Chính sách tiền tệ: Trong những năm đầu của giai đoạn này NHTW sử dụng công cụ lãi suất điều tiết trực tiếp đã càng làm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng đang dựa vào trợ cấp của chính phủ càng xấu thêm. Đến năm 1985, NHTW Chi Lê đã hướng tới chính sách tự do hóa lãi suất bằng cách sử dụng các công cụ của thị trường mở, cho phép sử dụng cấu trúc lãi suất khác nhau cho hoạt động tín dụng, tăng cường thiết lập những chính sách ổn định lãi suất thực không phải lãi suất danh nghĩa. Trong giai đoạn này, Chi Lê luôn duy trì lãi suất thực dương từ 8,6%/năm giai đoạn 1982-1985 đến 4,6%/năm giai đoạn 1986-1987.

- Ngoài ra, NHTW Chi Lê đã áp dụng khẩn cấp các biện pháp như: hỗ trợ thanh toán cho 16 ngân hàng và tổ chức tài chính, chi phí ước tính đến 10,5% GDP; NHTW hỗ trợ các khoản nợ ngoại tệ trước khi phá giá theo tỷ giá hỗ trợ; hỗ trợ cho một số khoản nợ vay bằng đồng nội tệ cho khu vực công nghiệp; NHTW mua nợ của NHTM với cam kết của chính NHTM đó sẽ tái mua lại các khoản này trong tương lai..vv.

Với những lỗ lực trên, Chi Lê đã đạt được các kết quả quan trọng sau: - Tránh được cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng có thể xảy ra từ năm 1982.

- Giảm đô la hóa bằng công cụ lãi suất thực dương, thu hút vốn vào hệ thống ngân hàng và kết quả là mức độ đô la hóa giảm từ 45% những năm đầu 1980 còn khoảng 10% năm 1987. Tính đến nay, chỉ số đô la hóa và sự cân đối giữa tiền gửi và tiền vay ngoại tệ của Chi Lê vào nhóm ổn định nhất trong các quốc gia Châu Mỹ La Tinh.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 58)