ICOR: Incremental Capital Output Rat e Hệ số sử dụng vốn/hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 113)

- Chuyển đổi toàn phần

3 ICOR: Incremental Capital Output Rat e Hệ số sử dụng vốn/hệ số đầu tư tăng trưởng hay tỷ lệ vốn trên sản lượng tăng thêm.

(*)Nguồn: World Development Indicators và Economist Intelligente Unit 2010

- Tốc độ tăng năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam tương đối cao. Tuy nhiên, mức năng suất tuyệt đối của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với hầu hết các nước trong khu vực. NSLĐ của Việt Nam đã tăng liên tục kể từ

năm 1986 tới nay, với tốc độ tăng tương đối cao so với các nước so sánh. Trong thời kỳ 1986 – 2009, NSLĐ của Việt Nam tăng trung bình 4,67% - cao hơn so với các nước trong khu vực ASEAN (tốc độ tăng trung bình của ASEAN là 3,73%) nhưng vẫn thấp hơn khá nhiều so với tốc độ của Trung Quốc (7,26%). Về mặt tuyệt đối, Việt Nam vẫn là quốc gia có NSLĐ thấp trong khu vực Đông Nam Á. Ví dụ năm 2009, NSLĐ của Việt Nam chỉ tương đương 14,9% của Xingapo, 9% của Mỹ, 40% của Thái Lan và 52,6% của Trung Quốc.

2.3.2.2. Thâm hụt ngân sách, nợ công ngày càng tăng cao

- Thâm hụt ngân sách ngày càng cao: Thâm hụt ngân sách của Việt

Nam (tính theo thông lệ quốc tế, bao gồm cả các khoản thu – chi trong và ngoài ngân sách) được duy trì ở mức 3 - 4% GDP cho tới năm 2006, tuy nhiên kể từ năm 2007, chỉ số này đã tăng vọt lên tới 7%- 7,4% GDP. Quy mô

tài khóa ở Việt Nam vốn đã không lớn lại bị thu hẹp thêm do gói kích thích kinh tế rất lớn, lên tới 9% GDP trong năm 2009 nhằm kiềm chế đà suy giảm kinh tế dưới tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Qua so sánh mức thâm hụt ngân sách giữa Việt Nam và một số nước khu vực Châu Á (Biểu đồ 2.8) cho thấy Việt Nam có mức thâm hụt ngân sách cao hơn nhiều các nước khác. Trong giai đoạn 2005-2009, mức thâm hụt là 5,8% GDP trong khi Trung Quốc 0,8%, Xingapo thặng dư 0,7% GDP. Đối với một quốc gia đang phát triển thì việc thâm hụt ngân sách cho mục tiêu đầu tư là hoàn toàn có thể chấp nhận được, tuy nhiên mức thâm hụt này phải ở mức hợp lý để tránh các nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định và cân đối vĩ mô. Theo thông lệ quốc tế thì mức thâm hụt ngân sách dưới 5% GDP là hợp lý.

Biểu đồ số 2.8: Cân đối ngân sách (tính theo %GDP) của Việt Nam và một số nước châu Á (2005 – 2010)

- Nợ công tăng rất nhanh trong thập kỷ vừa qua: Theo định nghĩa của Bộ Tài chính4, tổng số dư nợ công đến cuối năm 2009 của Việt Nam ước khoảng 44,7% GDP, trong đó nợ của chính phủ là 35,4% GDP, nợ được chính phủ bảo lãnh là 7,9 GDP%, và nợ của chính quyền địa phương là 1,4% GDP.5

Mặc dù tỷ lệ nợ công của Việt Nam vẫn được coi là nằm trong tầm kiểm soát nhưng đã trở nên cao hơn hẳn so với tỷ lệ phổ biến 30- 40% ở các nền kinh tế đang phát triển và mới nổi khác. Nếu xét mức nợ công bình quân đầu người, trong vòng 8 năm (từ 2001 đến 2009), mức nợ công trên đầu người của Việt Nam tăng gần bốn lần, từ 144 USD lên tới 548 USD (theo EIU), tức là trung bình hơn 18% mỗi năm, trong khi tốc độ tăng GDP bình quân đầu người của cùng thời kỳ chỉ là 6%. Nợ công của Việt Nam tăng nhanh trong bối cảnh thâm hụt ngân sách đã đe doạ tính bền vững của quản lý nợ công, đây là nguyên nhân chính khiến xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam đều bị các cơ quan xếp hạng tín dụng hạ thấp. Là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, Việt Nam sẽ tiếp tục phải đầu tư rất nhiều cho phát triển hạ tầng và cung cấp các dịch vụ công, trong khi mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư tăng nhanh, từ 6% GDP vào giữa những năm 2000 lên tới 15% GDP vào năm 2009. Điều này có nghĩa là nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới6.

Mức lãi suất cao khiến việc vay mới và tài trợ nợ công trở nên đắt đỏ hơn. Nhu cầu về vốn ở Việt Nam luôn cao để tài trợ tăng trưởng, dẫn tới lạm phát và lãi suất cao. Hệ quả là trong năm 2010, khi Chính phủ đi vay bằng 4 Theo định nghĩa của Bộ Tài chính, nợ công bao gồm nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w