- Chuyển đổi toàn phần
1.4.2. Kinh nghiệm xây dựng vị thế đồng nội tệ của Trung Quốc thông qua chính sách ổn định tỷ giá
qua chính sách ổn định tỷ giá
Trung Quốc (TQ) đã tiến hành cải cách tỷ giá từ năm 1978 cho đến nay, chuyển từ cơ chế tỷ giá cố định sang cơ chế tỷ giá linh hoạt hơn. Năm 1980, TQ nâng giá trị đồng NDT lên 70%; năm 1981 áp dụng cơ chế tỷ giá 2 tỷ giá, một tỷ giá thanh toán nội bộ, một tỷ giá chính thức áp dụng cho các giao dịch phi thương mại; năm 1985 chấm dứt chế độ hai tỷ giá, chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý; tỷ giá hối đoái chính thức giữ không đổi từ tháng 6/1986 đến 12/1989 là 3,72 NDT/USD.
Từ tháng 12/1989 đến tháng 7/1993, TQ 2 lần điều chỉnh tỷ giá chính thức, lên mức 5,8 NDT/USD. Tỷ giá được giữ cố định trong một thời gian dài đã làm đồng NDT lên giá, cung NDT tăng và lạm phát tăng.
Từ năm 1994 TQ tiến hành phá giá mạnh 50%, từ mức 5,8 NDT/USD lên mức 8,7 NDT/USD và cố định mức tỷ giá này cho đến tận năm 2004. Việc phá giá mạnh đồng NDT đã đẩy mạnh xuất khẩu, cán cân thương mại chuyển từ thâm hụt sang thặng dư. Đồng thời năm 1994, TQ thành lập thị trường liên ngân hàng. Việc cố định tỷ giá như vậy đã giúp TQ có khả năng giảm sốc trước khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997-1998.
Năm 1998 để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng hoảng khu vực, Trung Quốc quay sang kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, ngăn chặn đầu cơ và găm giữ ngoại tệ. Đi liền với giải pháp kiểm soát ngoại hối, Trung Quốc đã thực hiện CSTT nới lỏng để kích thích tiêu dùng, chống suy giảm kinh tế.
Từ năm 2005, Trung Quốc nâng giá NDT 2,1%, tiếp đến năm 2008 đồng NDT tiếp tục được nâng lên khoảng 21% để đối phó với cuộc khủng
hoảng tài chính đang lan rộng toàn cầu. Cho đến nay (2010) chính phủ Trung Quốc vẫn cam kết giữ ổn định tỷ giá.
Có thể nói chiến lược duy trì ổn định tỷ giá của Trung Quốc ở mức thấp hơn giá trị thực của nó đã giúp cho nền kinh tế Trung Quốc đạt mức thặng dư thương mại trong nhiều năm và dự trữ ngoại tệ tăng cao (tính đến năm 2010, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã lên đến 2.600 tỷ USD, mức dự trữ ngoại hối cao nhất thế giới), thu hút được nhiều đầu tư nước ngoài. Mặc dù, nhiều ý kiến của các tổ chức quốc tế cho rằng Trung Quốc nên nâng giá hơn nữa đồng NDT để giúp các cân đối trong nước tốt hơn, hạn chế sự dư thừa của cung sản xuất hiện tại, giảm tiêu dùng quá mức, song Trung Quốc vẫn kiên trì theo đuổi chính sách tỷ giá như hiện nay. Bên cạnh đó, Trung Quốc đã từng bước tạo tính chuyển đổi cho đồng NDT khi cho phép hoán đổi tiền tệ với các đối tác thương mại chính (trừ Mỹ và Châu Âu), gần đây nhất là Nhật Bản. Năm 2010, Trung Quốc bắt đầu thiết lập thị trường giao dịch bằng đồng NDT ở nước ngoài, trong khi vẫn duy trì độc quyền hối đoái trong nước (tính đến tháng 7/2010 khối lượng giao dịch bằng đồng NDT đã đến 400 triệu USD/ngày). Một số nhà phân tích cho rằng trong thế kỳ này, đồng NDT thậm chí có thể thay thế đồng đô la Mỹ trong vai trò dự trữ quốc tế.[31]