Sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện mục tiêu ổn định tương đối giá trị Việt Nam Đồng

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 147)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

3.3.1.1. Sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt, thực hiện mục tiêu ổn định tương đối giá trị Việt Nam Đồng

Việc sử dụng chính sách tiền tệ linh hoạt đảm bảo ổn định lạm phát, lãi suất đảm bảo mức lãi suất tiền gửi của đồng nội tệ có lãi thực dương là điều kiện cần thiết để kiềm chế đô la hóa và củng cố lòng tin vào đồng nội tệ. Để làm được điều này cần:

- Chính sách tiền tệ phải đảm bảo ổn định tương đối giá trị của đồng

tiền, lấy kiểm soát lạm phát làm mục tiêu. Chính sách tiền tệ thường được điều hành qua mục tiêu trung gian, mục tiêu thường được NHTM sử dụng là M2, tăng trưởng chính sách tiền tệ cần tránh hiện tượng "đa mục tiêu", cần phải đặt mục tiêu "lạm phát" lên hàng đầu. Mục tiêu chính sách tiền tệ phải linh hoạt, tránh hiện tượng kém phản ứng, phản ứng chậm với các diễn biến vĩ mô. Chiến lược tiền tệ nên theo đuổi chính sách "phòng ngừa bất ổn vĩ mô" chứ không phải "chống bất ổn vĩ mô".

- Phải nghiên cứu rõ cơ chế tác động từ mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng và các tác động đến thị trường khác của nền kinh tế. Để chính sách tiền tệ tăng hiệu quả, cơ chế truyền dẫn, mức độ tác động của mục tiêu trung gian đến mục tiêu cuối cùng phải được dự báo chuẩn xác. Chính sách khi áp dụng nên dự báo định lượng được mức độ tác động, thời gian hiệu lực, ảnh hưởng đến mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Làm được điều này phải sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu phân tích truyền thống và các mô hình định lượng để xem xét tác động đến mục tiêu cuối cùng của chính sách.

Công tác nghiên cứu chính sách đòi hỏi phải làm rõ cả những tác động khi áp dụng chính sách đến hành vi của các chủ thể kinh tế trong hệ thống tài chính để tìm ra lộ trình áp dụng phù hợp, tránh các cú sốc tiền tệ. Kể cả khi thực hiện được mục tiêu cuối cùng, chính sách tiền tệ cho là "cứng nhắc" nếu tạo ra những "cú sốc" nghiêm trọng đến hoạt động của thị trường tài chính, hoạt động của doanh nghiệp.

Cơ chế tác động cũng nên xem xét mối liên hệ giữa chính sách áp dụng với hành vi lựa chọn tiền tệ của khu vực dân cư và các tổ chức kinh tế. Chính sách tiền tệ nên theo định hướng nâng cao vị thế của tiền đồng, tránh kích thích hoạt động đầu cơ ngoại hối.

- Xây dựng hệ thống lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng lãi suất

thị trường. Công cụ lãi suất và dự trữ bắt buộc được Chính phủ áp dụng mạnh mẽ trong năm 2008 -2009, các công cụ này tạo tác động trực tiếp, nhanh chóng đến thị trường tài chính, lãi suất, cung tiền. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đã có khuynh hướng ổn định vĩ mô chính sách điều hành lãi suất chỉ đạo sẽ gây những bất cập. Khi nền kinh tế ổn định, NHNN nên dần tăng cường sử dụng các công cụ gián tiếp điều hành lãi suất tạo điều kiện linh họat cho hoạt động NHTM.

- Áp dụng các công cụ tiền tệ để khống chế lãi suất ngoại tệ bằng hoặc thấp hợp lãi suất tiền gửi ngoại tệ trên thị trường quốc tế để giảm kỳ vọng đầu cơ ngoại tệ. Trong năm 2008, tại thời điểm khan hiếm ngoại tệ tháng 5/2008 đến tháng 7/2008 có thời điểm lãi suất ngoại tệ tăng đến 7,2% năm trong khi lãi suất trái phiếu 5 năm ở Mỹ chỉ dao động từ 5% - 5,5%/năm. Sự chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và quốc tế cho thấy sự bất hợp lý trong chính sách tỷ giá và lãi suất, Việt Nam đang kìm chế tỷ giá và nâng lãi suất ngoại tệ để cân bằng tài khoản vốn, tuy nhiên đây chỉ là biện pháp tạm thời. Tiếp tục duy trì lãi suất ngoại tệ cao sẽ gây gia tăng mức độ đô la hóa nền kinh tế và càng tạo áp lực lên tỷ giá do vậy, lãi suất ngoại tệ nên sớm điều chỉnh bám sát hơn với lãi suất trên thị trường quốc tế.

- Xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia có đủ trình độ, được đào tạo kiến thức kinh tế vĩ mô toàn diện, có khả năng xây dựng, phân tích, dự báo tác động của chính sách vĩ mô. Ở các nước, cán bộ ở NHTW là những người nổi tiếng giỏi chuyên môn, có uy tín được sàng lọc kỹ trong giới nghiên cứu nhưng ở Việt Nam đang có hiện tượng chảy máu chất xám từ NHNN ra các NHTM hoặc các khu vực khác. Do vậy, không chỉ cần chính sách đào tạo mà NHNN cần có chính sách đãi ngộ hợp lý để giữ chân đội ngũ có trình độ cao đặc biệt những người được đào tạo phương pháp nghiên cứu mô hình định lượng hiện đại ở nước ngoài yên tâm cống hiến lâu dài trong ngành.

- Cần chú trọng cung cấp trang thiết bị cho công tác phân tích định tính cũng như định lượng để tạo công cụ cần thiết bị cho công tác phân tích, dự báo.

- Hoàn thiện hệ thống cung cấp thông tin, thống kê một cách hệ thống để có khả năng phân tích tác động chính sách kịp thời, chuẩn xác. Công tác thống kê và số liệu thống kê còn nhiều bất cập hạn chế khả năng phân tích chính sách. Nhiều chỉ tiêu hiện chưa có để phục vụ cho việc điều hành các chính sách tiền tệ ví dụ các chỉ tiêu cập nhật nhanh về tình hình công ăn việc làm, chỉ số giá loại bỏ các tác động của thuế, giá một số mặt hàng nhập khẩu, thống kê hoạt động giao dịch ngoại tệ của hệ thống thu đổi ở thị trường tự do… Do vậy công tác xác định mục tiêu, cơ chế tác động của chính sách tiền tệ chậm giảm hiệu quả. Cần có sự đầu tư, phối hợp thông tin của các bộ ngành để hoàn thiện các chỉ tiêu phục vụ công tác nghiên cứu chính sách tiền tệ.

- Tăng cường vai trò, trách nhiệm và tính độc lập trong công tác điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Ở nhiều quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển lâu dài NHTW có tính độc lập cao trông việc điều hành chính sách tiền tệ và được chuẩn hóa bằng văn bản pháp luật. Do vậy, cần hoàn thiện các văn bản quy định trong công tác điều hành chính sách tiền tệ,

giao cho NHNN vai trò cao hơn, độc lập hơn trong việc xây dựng, điều hành chính sách tiền tệ.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 147)