Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm dần thâm hụt thương mại và tiến tới cân bằng cán cân thương mạ

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 167)

- Mục tiêu: Bước đầu tự do hóa tài khoản vốn trên một số giao dịch.

13 NEER – Nominal Efective Exchange Rate; Tỷ giá danh nghĩa hữu dụng/hiệu quả, là giá trị trung bình không có trọng số của đồng tiền nước bản địa so với đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại được lựa

3.3.2.3. Khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm dần thâm hụt thương mại và tiến tới cân bằng cán cân thương mạ

hụt thương mại và tiến tới cân bằng cán cân thương mại

Thâm hụt thương mại luôn là nguyên nhân chính gây giảm lòng tin vào đồng nội tệ, gây bùng phát hiện tượng đô la hóa cao. Những năm gần đây, thâm hụt cán cân thương mại vẫn chưa tạo ra tác động xấu cho nền kinh tế do Việt Nam có lượng kiều hối và dòng vốn đầu tư nước ngoài lớn để bù đắp. Với bất ổn kinh tế toàn cầu, thiếu hụt ngoại tệ cho nền kinh tế dần trở nên nghiêm trọng. Do vậy, các chính sách khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập siêu cần phải được thực hiện sớm, tránh hiện tượng đô la hóa cao do nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế. Các biện pháp được thực hiện gồm:

Thứ nhất, nên kiểm soát chặt chẽ hoạt động nhập khẩu tiêu ngạch, nhập

lậu qua các khu vực tránh hiện tượng nhập siêu không kiểm soát. Hoạt động buôn bán bất hợp pháp gây hậu quả rất xấu cho xã hội nền kinh tế. Công tác

kiểm soát hoạt động nhập khẩu phải được thực hiện nghiêm, trên diện rộng, áp dụng các chế tài mạnh đối với hoạt động buôn lậu và tiếp tay cho buôn lậu.

Thứ hai, sử dụng công cụ thuế phù hợp với các cam kết về thuế quan

với các nước trên thế giới đồng thời điều tiết cao đối với các mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng xa xỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng nhằm hạn chế tình trạng thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, đây là biện pháp có tính chất tình thế trong giai đoạn đầu, về lâu dài thì biện pháp này không nên sử dụng do có thể vi phạm các cam kết thương mại khi Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với nền kinh tế quốc tế.

Thứ ba, có chính sách khuyến khích ngành hàng xuất khẩu: về thuế, tín

dụng, hỗ trợ công tác nghiên cứu công nghiệp, phát triển thị trường… cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Đảm bảo dần tăng kim ngạch xuất khẩu, thu hẹp dần thâm hụt thương mại. Nên chuyển hướng đầu tư vào những ngành có tiềm năng phát triển, có giá trị gia tăng cao thay vì tập trung vào lương thực, thực phẩm như trước đây. Ví dụ, nên phát triển ngành khai thác và chế biến dầu khí hay nâng những mặt hàng thủ công mỹ nghệ lên tầm cao hơn, mang tính nghệ thuật thay vì đại trà như hiện nay.

Thứ tư, xây dựng và triển khai các chiến lược phát triển cho các ngành

hàng xuất khẩu Việt Nam có khả năng cạnh tranh. Chính phủ nên có nghiên cứu quy hoạch tổng thể vùng, lãnh thổ, tránh hiện tượng thừa, thiếu nguồn cung do tính tự phát của người dân.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 167)