Tăng trưởng kinh tế còn chưa bền vững, chưa thực sự dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, tính cạnh tranh còn yếu

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 111)

- Chuyển đổi toàn phần

1 Cuối tháng 7/200 Fitch đã giảm xếp hạng tín dụng của Việt Nam từ “BB-“ xuống “B+” (tức là thấp hơn “mức đầu tư” (investment grade) bốn bậc) Nguyên nhân chính là do thâm hụt ngân sách rất cao của Việt

2.3.2.1. Tăng trưởng kinh tế còn chưa bền vững, chưa thực sự dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, tính cạnh tranh còn yếu

năng suất, chất lượng và hiệu quả, tính cạnh tranh còn yếu

Việt Nam là một nước đang phát triển, còn mang nhiều di chứng của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực năm 1997 đã làm lộ rõ nhiều vấn đề trong nền kinh tế Việt Nam, kéo chậm lại quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường. Tăng trưởng kinh tế trung bình 6,7%/năm từ năm 1997 đến năm 2010. Từ năm 2001, Việt Nam khẳng định lại những cam kết của mình về tự do hóa nền kinh tế và hội nhập quốc tế, thực hiện tái cơ cấu để hiện đại hóa nền kinh tế và tăng cường xuất khẩu. Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tháng 01 năm 2007 sau quá trình đàm phán kéo dài. Điều này sẽ tạo ra động lực lớn cho nền kinh tế cũng như đảm bảo cho quá trình cải cách theo hướng tự do hóa. Tuy nhiên, tăng trưởng của nền kinh tế chưa bền vững, chưa hiệu quả, cụ thể

- Tăng trưởng GDP của Việt Nam chủ yếu vẫn dựa vào tăng trưởng về

vốn vật chất và lao động. Tốc độ tăng trưởng GDP của một quốc gia có thể

được bóc tách thành ba bộ phận: tăng trưởng về vốn vật chất, tăng trưởng về lao động, và tăng trưởng về TFP2 (Total Factor Productivity). Trong thời kỳ 2 Trong kinh tế học nhân tố năng suất tổng hợp (TFP) là một biến số đo lường phần tăng trưởng đầu ra được tạo ra bởi các yếu tố đầu vào không phải là yếu tố truyền thống như vốn hay lao động. TFP bao gồm nhiều

1990-2000, 34% tăng trưởng GDP của Việt Nam là do đóng góp của tăng trưởng vốn vật chất, 22% là do tăng trưởng lao động và 44% là do tăng trưởng TFP. Tuy nhiên, trong thời kỳ 2000-2008, đóng góp của vốn vật chất đã tăng lên tới 53%, trong khi phần đóng góp của TFP giảm xuống còn 26% (Bảng 2.12). Nếu so với các nước ASEAN khác như Inđônêxia, Malaixia, Thái Lan và Philippin, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở các nước này đều tăng mạnh trong thời kỳ 2000-2008. Hơn thế nữa, ở Trung Quốc, hơn 50% tăng trưởng kinh tế trong cả thời kỳ 1990-2008 là do TFP đóng góp. Rõ ràng là Việt Nam đã phụ thuộc quá nhiều vào vốn vật chất để tăng trưởng, và hàm ý rằng năng suất biên của vốn ở Việt Nam là thấp và đặt ra câu hỏi về sự bền vững của cách thức tăng trưởng hiện nay.[36]

Bảng 2.12: Các yếu tố tạo ra tăng trưởng GDP, 1990-2008

Nước

Giai đoạn 1990-2000 Giai đoạn 2000-2008 Tăng trưởng GDP Các yếu tố tạo ra tăng trưởng trTăng ưởng GDP Các yếu tố tạo ra tăng trưởng Vốn Lao động TFP Vốn Lao động TFP

Đóng góp tính theo điểm phần trăm hàng năm (ppa)

Việt Nam 7.3 2.5 1.6 3.2 7.3 3.9 1.4 1.9 T.Quc 9.9 3.6 0.7 5.5 9.7 4.1 0.6 5n Đ5.3 2.1 1.2 2 7.3 3.1 1.6 2.7 Campuchia 7.3 2.8 2.5 2 9 4.2 3.5 1.3 Inđônêxia 4.1 2.5 1.1 0.5 5.1 1.4 1.1 2.5 Malaixia 6.9 3.7 2.1 1.1 5.4 1.6 1.1 2.7 Philippin 3 1.3 1.4 0.3 4.7 1 1.9 1.8 Thái Lan 4.4 2.7 0.3 1.4 4.7 0.8 1.4 2.5 Tỷ trọng đóng góp Việt Nam 100% 34% 22% 44% 100% 53% 19% 26% T. Quc 100% 36% 7% 56% 100% 42% 6% 52%n Đ100% 40% 23% 38% 100% 42% 22% 37%

Campuchia 100% 38% 34% 27% 100% 47% 39% 14%

Inđônêxia 100% 61% 27% 12% 100% 27% 22% 49%

Malaixia 100% 54% 30% 16% 100% 30% 20% 50%

Philippin 100% 43% 47% 10% 100% 21% 40% 38%

Thái Lan 100% 61% 7% 32% 100% 17% 30% 53%

(*) Nguồn: World Development Indicators; Asia Competitiveness Institute.

- Hiệu quả đầu tư trên vốn ngày càng giảm. Hệ số gia tăng vốn - đầu ra

(ICOR3) tuy không phải là công cụ phân tích chắc chắn, nhưng phần nào phản ánh tỷ lệ đầu tư cao của Việt Nam so với tốc độ tăng trưởng. Và hệ số này ngày càng có xu hướng tăng lên. Tính trung bình, ICOR của Việt Nam là khoảng 4,8 trong giai đoạn 2000-2008. Riêng năm 2007, ICOR của Việt Nam là 5,2, năm 2008 là 6,6 và năm 2009 -2010 dự kiến trên 8,0. Với mức này, ICOR của Việt Nam cao hơn nhiều của các nước công nghiệp mới trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế (từ 1961 tới 1980) như Đài Loan (2,7), Hàn Quốc (3,0), và cũng cao hơn ICOR của một số nước trong khu vực như Thái Lan (4,1 trong giai đoạn 1981-1995) và Trung Quốc (4,0 trong giai đoạn 2001- 2006).

Biểu đồ 2.7: Hệ số ICOR của Việt Nam và một số quốc gia châu Á

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 111)