- Chuyển đổi toàn phần
2.2.1.1. Giai đoạn trước khi mở cửa (năm 1986)
Đây là giai đoạn Nhà nước chưa có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế, nền kinh tế vẫn trong tình trạng tự cung – tự cấp. Quan hệ thương mại chủ yếu thực hiện qua quan hệ song phương với một số quốc gia như Liên Xô (cũ) và Trung quốc. Việt Nam cũng quan hệ với một số tổ chức quốc tế nhưng do cấm vận của Mỹ nên cũng gián đoạn một thời gian dài. Do vậy tình trạng đô la hóa và tính chuyển đổi của VNĐ có những hạn chế nhất định, cụ thể:
(*) Tình trạng đô la hóa
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai. Theo điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo nghị định số 102/CP ngày 16/7/1963 của chính phủ, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể cả việc cất trữ, mang theo người), mọi giao dịch trong nước thực hiện bằng VND. Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách – lương – tiền, lạm phát tới 3 con số (năm 1986 là 774,7%; năm 1987 là 323,1%, năm 1988 là 393%) và liên tục có các đợt tăng giá vàng. Nạn sốt giá, nhất là giá vàng vào quý I/1989 tăng gấp 3,2 lần so với đầu năm 1988 (5 triệu đồng/lượng đầu năm 1989 so với 1,6 triệu đồng/lượng năm 1988). Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làm phương tiện thanh toán. Sức mua đối ngoại giữa đồng nội tệ của Việt Nam so với đồng USD do đó giảm rất nhanh: Ngày 15/9/1985
– một ngày sau ngày đổi tiền, tỷ giá giữa VND với USD là: 15VND/1USD, đến năm 1986 đã là 180VND/USD; 1987 là 550VND/USD; 1988 là 950 VND/USD; 1989: 4.500VND/USD; 1990: 7.500VND/USD. Tuy nhiên mức độ đô la hóa không đáng kể do độ mở cửa của nền kinh tế còn rất nhỏ.
(*) Tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng
Việt Nam thực hiện cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Nhà nước nắm độc quyền về ngoại thương, ngoại hối. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ, khả năng cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ rất thấp, kinh tế đối ngoại kém phát triển, hệ thống ngân hàng còn sơ khai. Theo điều lệ quản lý ngoại hối ban hành kèm theo nghị định số 102/CP ngày 16/7/1963 của chính phủ, nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sở hữu, sử dụng ngoại tệ trong nước (kể cả việc cất trữ, mang theo người), mọi giao dịch trong nước thực hiện bằng VND. Việc chuyển đổi VND sang ngoại tệ được thực hiện theo kế hoạch với cơ chế đa tỷ giá (tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch) do Nhà nước công bố. Xuất nhập khẩu và thanh toán quốc tế chủ yếu theo các Hiệp định song biên - đa biên, đồng tiền sử dụng trong quan hệ thanh toán đối ngoại thường là đồng tiền Rúp chuyển nhượng và đồng Nhân dân tệ mậu dịch. Vì vậy khả năng chuyển đổi của VND rất hạn chế. Về cuối giai đoạn xuất hiện dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế, VND suy yếu mạnh sau thất bại của chính sách lương – tiền, lạm phát tới 3 con số và liên tục có các đợt tăng giá vàng. Trong dân cư xuất hiện việc mua vàng, ngoại tệ để tích trữ, đầu cơ giá và sử dụng làm phương tiện thanh toán.