Giai đoạn từ năm 2008 đến nay (giai đoạn nền kinh tế đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu)

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 83)

- Chuyển đổi toàn phần

2.2.1.6. Giai đoạn từ năm 2008 đến nay (giai đoạn nền kinh tế đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu)

chịu ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu)

Trong giai đoạn này, Việt Nam tham gia nhiều Hiệp định Đối tác kinh tế, Diễn đàn kinh tế và tổ chức các Hội nghị quốc tế cụ thể như:

- Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) khu vực Đông Á diễn ra tháng 6 vừa qua tại TP Hồ Chí Minh với sự góp mặt của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và 5 nguyên thủ quốc gia khác cùng gần 500 doanh nghiệp đến từ 50 nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Với chủ đề "Vai trò đang lên của châu Á trong phát triển toàn cầu", WEF Đông Á 2010 đã đi sâu thảo luận về vai trò đang lên của châu Á, tiến trình hội nhập khu vực; châu Á đối phó với các rủi ro, thách thức toàn cầu, vấn đề tài chính trong khu vực…

- Hội nghị thượng đỉnh Campuchia, Lào, Việt Nam và Myanmar (CLVM) và Hội nghị cấp cao Chiến lược Hợp tác Kinh tế Ayeyawadi-Chao Phraya-Mêkông (ACMECS) thể hiện sức mạnh của tình đoàn kết, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, đẩy mạnh hợp tác đầu tư giữa các thành viên, cải thiện môi trường đầu tư và doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các dự án AMECS.

- Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEM (FMM 9) tại Hà Nội;

- Tại Hội nghị Cấp cao Á-Âu lần thứ 8 (ASEM 8) Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện mới (PCA) giữa Việt Nam và EU được ký kết. Đây là

khuôn khổ pháp lý quan trọng để xây dựng quan hệ đối tác bình đẳng, lâu dài, ổn định và hợp tác toàn diện vì hòa bình và phát triển Việt Nam-EU.

- Việt Nam tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) với tư cách thành viên chính thức và khởi động đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) với Liên minh châu Âu.

Như vậy, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới thông qua việc tham dự vào nhiều tổ chức quốc tế, các diễn đàn khu vực Châu Á, Châu Âu, diễn đàn kinh tế thế giới đã tác động lớn đến nền kinh tế trong nước, tình trạng đô la hóa và tính chuyển đổi của VND cũng chịu nhiều ảnh hưởng của sự biến động về kinh tế thế giới, cụ thể:

(*) Tình trạng đô la hóa

Hiện tượng đô la hóa vẫn còn cao, biểu hiện qua tỷ lệ TGNT/M2 trong giai đoạn này khoảng 20%, tỷ lệ TGNT/Tổng tiền gửi trên 25%. Nguyên nhân của tình trạng này là sau nhiều năm tăng trưởng nóng, nền kinh tế Việt Nam đã thể hiện những bất ổn vĩ mô năm 2008 khởi đầu bằng hiện tượng lạm phát tăng cao, thâm hụt thương mại lớn. Tuy nhiên trong những tháng đầu năm 2008, dòng ngoại tệ lớn vẫn tiếp tục đổ vào Việt Nam, một lượng lớn vốn đầu tư dưới dạng gián tiếp đã làm thị trường ngoại hối trở nên bất ổn. Ngày 07/3/2008 giá đô la trên thị trường đột ngột giảm xuống 15.570 đồng/USD, tại thời điểm này nhiều ngân hàng từ chối mua đô la Mỹ với lý do trạng thái ngoại tệ quá cao.

Sau đợt suy giảm mạnh của TTCK Việt Nam trong tháng 5 và tháng 6/2008, cùng với tỷ lệ lạm phát, nhập siêu kỷ lục 15,3 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm xuất hiện nhiều báo cáo xấu về hiện trạng vĩ mô của Việt Nam. Các NHTM thiếu ngoại tệ dẫn đến hiện tượng đẩy lãi suất tiền gửi ngoại tệ lên mức kỷ lục là 7,2 %/năm. Đây là mức lãi suất tiền gửi bằng USD cao nhất từ trước tới thời điểm này. Lạm phát cao, nhập siêu, giữ tỷ giá và lãi suất tiền

gửi ngoại tệ cao là những điều kiện tốt cho đầu cơ ngoại hối, do vậy hiện tượng đô la hóa có khuynh hướng gia tăng trở lại.

Bắt đầu từ tháng 5/2008, diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do có xu hướng đảo chiều, tăng mạnh vượt tỷ giá trên thị trường chính thức. Vào cuối tháng 5/2008 tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do đã tăng lên 17.500 – 17.600 VND/USD. Đặc biệt trung tuần tháng 6/2008 có thời điểm tăng lên tới 19.000 – 19.200 VND/USD, ngày 19/6/2008 được coi là tăng đỉnh điểm, lên tới 19.300 VND/USD. Tính ra chỉ trong thời gian khoảng 01 tháng, tỷ giá đã tăng tới 14%, đây là mức tăng hiếm có trong nhiều năm qua ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu của diễn biến bất thường này là do:

(1) Kinh tế vĩ mô có dấu hiệu mất cân đối kể từ tháng 3/2008: Xu hướng lạm phát tăng mạnh, thâm hụt thương mại lớn.

(2) Khủng hoảng tài chính thế giới bắt đầu bùng nổ lan rộng gây hoang mang cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đầu tư gián tiếp vào Việt Nam giảm hẳn so với năm 2007, thậm chí có hiện tượng rút vốn ra mặc dù không nhiều, nhưng gây tâm lý hoang mang cho thị trường, cho các nhà đầu tư trong nước, từ đó gây nên nhu cầu mua ngoại tệ tích trữ của dân chúng và hiện tượng găm giữ đầu cơ ngoại tệ của doanh nghiệp.

Để ngăn chặn những biến động bất thường xảy ra trên diện rộng, trong năm 2008, NHNN đã nhiều lần điều chỉnh biên độ giao động, thực hiện các biện pháp quản lý ngoại hối mạnh mẽ. Do vậy, đến cuối tháng 12/2008, tỷ giá bán USD của NHTM xoay quanh mức 17.400 – 17.420 VND/USD. Tỷ giá giao dịch trên thị trường tự do tương ứng với tỷ giá giao dịch của các NHTM.

Tuy nhiên, sang năm 2009, với tình trạng thâm hụt thương mại tiếp tục ở mức cao trên 12 tỷ USD, tỷ giá có xu hướng biến động tăng, mức chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và thị trường phi chính thức ngày càng cao, cuối năm 2009, giá bán USD của NHTM lên đến 17.785 VND/USD và

thị trường tự do lên đến 18.600 VND/USD với mức chênh lệch so với giá bán của NHTM là 3,6%. Diễn biến này tiếp tục trong năm 2010, với 2 lần điều chỉnh tỷ giá vào tháng 2/2010 và tháng 8/2010 đã đẩy giá bán USD của NHTM tăng nhanh từ mức 17.785 VND/USD vào tháng 11/2009 lên đến 18.950 VND/USD vào tháng 2/2010 và 19.500VND/USD vào tháng 8/2010. Thị trường tự do cũng có sự biến động mạnh, tăng từ mức 18.600 VND/USD vào cuối năm 2009 lên đến 21.500 VND/USD vào cuối năm 2010, mức chênh lệch giá USD trên thị trường tự do với NHTM lên đến 10%, đây là mức chênh lệch rất cao.

Một biểu hiện mới của tình trạng đô la hóa đó là sự gia tăng của tín dụng ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng (Bảng 2.4), trong giai đoạn này, tín dụng ngoại tệ liên tục tăng và tăng mạnh nhất là năm 2010 với mức tăng 49,3% và tỷ trọng giữa tín dụng ngoại tệ trên tổng tín dụng năm 2010 cũng tăng 2,7% so với năm 2009 và tỷ lệ giữa tín dụng ngoại tệ trên Tổng phương tiện thanh toán tăng 3% trong năm 2010. Điều này chứng tỏ các ngân hàng lo sợ rủi ro biến động tăng của tỷ giá hay sự giảm giá của VND dẫn đến việc các ngân hàng thương mại ưu tiên cho vay ngoại tệ thay vì bán ngoại tệ cho các doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa.

Bảng 2.4: Tình trạng đô la hóa giai đoạn 2008-2010 Đơn vị: nghìn tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 (ước) Tuyệt đối Tăng +/- Tuyệt đối Tăng +/- Tuyệt đối Tăng +/- M2 1.563,7 20,31% 2.017 28,99% 2.480 23% Tổng tiền gửi (TG) 1.245,6 22,84 1.617,8 29,88 2.014,2 24,5%

Tiền gửi ngoại tệ

(TGNT) 327 27,74% 422,78 29,29% 528.5 25% TGNT/M2 (%) 20,91 1,21 20,96 0,05 21.3% 0,34 TGNT/TG (%) 26,25 1,05 26,13 - 0,12 26,24 0,11 Tổng tín dụng 1.300 23,38% 1.750 37,5% 2.233 27,6% Tín dụng ngoại tệ (TDNT) 255 17,62% 290 15,12% 432 49,3% TDNT/Tổng tín dụng 19,6% -1,68% 16,6% -3,0% 19,3% 2,7% TDNT/TGNT 77,98% -12,12% 68,59% -9,39% 89,05% 20,46% TDNT/M2 16,3% -1,4% 14,4% -1,9% 17,4% 3%

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tính toán của tác giả

Như vậy có thể thấy rằng, với tác động của tình trạng nhập siêu cao, lạm phát gia tăng, cùng với chính sách tiền tệ, chính sách tỷ giá chưa hợp lý dẫn đến sự biến động phức tạp của tỷ giá, tỷ giá giao dịch của các tổ chức tín dụng luôn kịch trần cho phép và biến động tăng nhanh, tỷ giá thị trường tự do ngày càng biến động bỏ xa tỷ giá thị trường chính thức, đây là cơ hội cho tình trạng đô la hóa tồn tại và phát triển.

Những tháng đầu năm 2009, về cơ bản tỷ giá không biến động mạnh, nhưng đến cuối năm 2010, thị trường ngoại tệ có biểu hiện căng thẳng, các giao dịch ngoại tệ đôi lúc kém thông suốt, hiện tượng đầu cơ, găm giữ ngoại tệ của các doanh nghiệp biểu hiện rõ nét, dẫn tới tình trạng cầu ngoại tệ vượt cung ngoại tệ của các ngân hàng thương mại. Trước tình hình đó, NHNN đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các nhóm giải pháp, trong đó ba nhóm giải pháp chính, bao gồm: thông tin tuyên truyền; sử dụng các công cụ kinh tế và chấn chỉnh thị trường, chống đầu cơ bằng các biện pháp nghiệp vụ, thanh tra tại chỗ hoạt động mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, xử lý nghiêm khắc các hành vi cố tình mua bán ngoại tệ vượt trần qui định nhằm đưa thị trường về trạng thái cân bằng. Tuy nhiên, việc đáp ứng các yêu cầu về ngoại tệ cũng hạn chế.

Giao dịch vãng lai: Các hạn chế về giao dịch vãng lai được bỏ theo

điều khoản VIII, điều lệ IMF.

Giao dịch vốn: Đã bỏ quy định về thời hạn chuyển đổi ngoại tệ sau một

năm đối với đầu tư chứng khoán. Giao dịch vốn còn những hạn chế sau:

- Đối với doanh nghiệp FDI, hoạt động đầu tư nước ngoài khác phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính mới được phép mua ngoại tệ và chuyển về nước.

- Cá nhân vay vốn nước ngoài nhưng phải được cho phép của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

- Chưa có quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài.

- Đầu tư của nước ngoài vào thị trường chứng khoán còn bị hạn chế về tỷ lệ mua và tỷ lệ nắm giữ.

- Góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài còn bị hạn chế. - Còn hạn chế các hình thức vay nước ngoài.

Khả năng đáp ứng ngoại tệ: Quan hệ cung – cầu ngoại tệ có sự cải

thiện đáng kể do cơ chế tỷ giá đã có sự thay đổi khá cơ bản. Tuy ngân hàng Nhà nước vẫn công bố tỷ giá bình quân thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhưng biên độ đã nới rộng ra +/- 5% (tháng 3/2009) nhưng đến tháng 11/2009 biên độ còn thu hẹp lại +/-3%. Nhiều dự án FDI vẫn yêu cầu được Chính phủ đảm bảo cân đối ngoại tệ, vẫn còn chế độ ưu tiên bán ngoại tệ để nhập khẩu xăng dầu. Tình trạng nhập siêu cao, dự trữ ngoại hối giảm dẫn đến việc cung ứng ngoại tệ cho nền kinh tế còn nhiều hạn chế, Chính phủ vẫn còn danh sách ưu tiên bán ngoại tệ cho một số doanh nghiệp nhập khẩu hàng thiết yếu phục vụ sản xuất, doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, máy móc thiết bị. Đến cuối năm 2010, tình hình cung ứng ngoại tệ tỏ ra khá căng thẳng, một số doanh nghiệp có nhu cầu nhập khẩu lớn (xăng dầu) khó khăn trong việc mua ngoại tệ trong khi số dư tiền gửi VND tại các ngân hàng thương mại rất lớn. Tóm lại, trong giai đoạn này tính chuyển đổi của Việt Nam Đồng cũng chưa được cải thiện nhiều.

Một phần của tài liệu Nâng dần và tiến tới thực hiện đầy đủ tính chuyển đổicủa đồng tiền Việt Nam (Trang 83)