Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 87)

7. Bố cục của luận văn

3.2.7.Một số kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Thứ nhất, Chính phủ và các cơ quan liên quan cần sát sao hơn nữa đến cơ chế và hoạt động của chương trình. Cụ thể, Chính phủ cần bố trí đủ nguồn vốn cho chương trình theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 852/QĐ-TTg, ngày 10/7/2012, tạo điều kiện cho NHCSXH được tiếp cận với các nguồn vốn ODA, vốn vay dài hạn, lãi suất thấp để tạo lập nguồn vốn ổn định thực hiện Chương trình.

Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách có hạn, Nhà nước có chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho NHCSXH khai thác và tập trung các nguồn vốn ổn định, không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp như: trích một phần tín dụng tài trợ thuộc nguồn vốn ODA, nguồn vốn tiền gửi kết dư ngân sách hàng năm; các quỹ Bảo hiểm xã hội, Kho bạc Nhà nước mở tài khoản tiền gửi tại NHCSXH nhất là NHCSXH cấp huyện.

Thứ hai, cần bổ sung đối tượng cho vay và mức cho vay. Trên thực tế, rất nhiều thanh niên hiếu học nhưng do hoàn cảnh khó khăn, nhất là khó khăn về kinh tế đã buộc phải nghỉ học giữa chừng. Điều đó đã làm xã hội mất đi một bộ phận nguồn nhân lực chất lượng cao, thậm chí là những tài năng. Vì vậy, Chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ dành cho HSSV đã tạo cơ hội cho họ được phát huy tài năng và trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng đất nước sau này. Theo

nghĩa đó, đối tượng được nhận ưu đãi này càng lớn thì đất nước càng có nhiều nhân lực chất lượng cao trong tương lại. Vậy nên, việc mở rộng đối tượng HSSV được vay vốn của Chương trình vừa có ý nghĩa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài.

Trước mắt, Chính phủ nên cho vay đối với gia đình có từ 2 HSSV trở lên đang theo học tại các trường, cơ sở đào tạo chưa thuộc đối tượng vay vốn theo qui định hiện nay. Đồng thời, Chính phủ cũng cần chỉ đạo quản lý chặt chẽ hơn việc phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo; giám sát, rà soát và công khai danh sách những hộ chưa thoát nghèo, hộ đã thoát nghèo, hộ tái nghèo...trong năm, để có cơ sở thực thi tín dụng chính sách.

Nghiên cứu điều chỉnh mức cho vay tối đa đối với HSSV cho phù hợp với điều kiện giá cả thị trường, tạo điều kiện cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn có thể trang trải đủ chi phí để theo học.

Có chính sách tiếp tục gia hạn nợ thêm đối với những HSSV chưa tìm được việc làm chưa có khả năng trả nợ trong khi gia đình vẫn thuộc diện hộ nghèo, hộ khó khăn.

Thứ ba, Chính phủ cần tiếp tục cho các tổ chức tín dụng nhà nước có trách nhiệm duy trì số dư tiền gửi tại NHCSXH bằng 2% số dư nguồn vốn huy động tại thời điểm 31 tháng 12 năm trước theo quy định tại Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ. Mở rộng chủ trương này ở tất cả các tổ chức tín dụng đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam không phân biệt Ngân hàng nhà nước hay ngân hàng cổ phần... đều phải có nghĩa vụ thực hiện chính sách tín dụng cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội. Mức gửi tối thiểu 2% trên tổng số dư tiền gửi từ dân cư, các tổ chức kinh tế trên bảng cân đối đến 31/12 hàng năm. Tiền gửi này được chuyển thành hình thức trái phiếu Chính phủ hoặc trái phiếu NHCSXH được Chính phủ bảo lãnh có thời hạn ít nhất 5 năm, trái phiếu được giao dịch trên thị trường mở hoặc vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước tạo tính thanh khoản nhanh, thuận lợi

cho các NHTM nhà nước.

Thứ tư, Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan quản lý nhà nước, cần chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong việc điều tra, phân loại hộ nghèo phải phù hợp với thực trạng nghèo đói tại cơ sở và thường xuyên bổ sung danh sách những hộ phát sinh nghèo, tái nghèo hoặc đưa ra khỏi danh sách những hộ thoát nghèo.

Thứ năm, Bộ Tài chính phải đổi mới cơ chế quản lý tài chính hiện nay với NHCSXH: Cơ chế quản lý tài chính của Bộ Tài chính hiện nay thể hiện tính bao cấp của NSNN và mang tính cứng nhắc, không khuyến khích sự năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH. Tính bao cấp thể hiện ở chỗ: nếu đầu vào của NHCSXH huy động với lãi suất cao, đầu ra cho vay với lãi suất thấp thì sẽ được Ngân sách Nhà nước cấp bù khoản chênh lệch đó. Chính yếu tố này sẽ tạo ra sự ỷ lại vào NSNN, không khuyến khích tính năng động, sáng tạo trong hoạt động tài chính của NHCSXH và tạo gánh nặng cho chính NSNN. Vì vậy, đề nghị Bộ Tài chính cải tiến quy chế cấp bù NSNN, thay vào đó là một cơ chế cấp vốn điều lệ và các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của NSNN cho ngân hàng sử dụng.

Thứ sáu, Chính quyền địa phương cần tiếp tục dành một phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi trong kế hoạch ngân sách hàng năm để tăng nguồn vốn tín dụng cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn. Thực hiện chuyển vốn từ nguồn ngân sách địa phương sang NHCSXH để cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách theo quy định tại Điều lệ của NHCSXH.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hoạt động tín dụng đối với HSSV của NHCSXH Việt Nam từ khi thành lập đến nay (2009-2013), có thể rút ra một số kết luận chính sau:

1. Chính sách tín dụng đối với HSSV là một chính sách tín dụng đúng đắn, có ý nghĩa về kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Sức lan tỏa rộng rãi của chương trình này đã mang đến niềm hy vọng và cơ hội thay đổi cuộc sống tương lai cho những gia đình HSSV nghèo hiếu học, từ thành thị đến nông thôn và vùng sâu, vùng xa.

2. Tín dụng đối với HSSV là hình thức tín dụng ưu đãi sử dụng nguồn lực của nhà nước để cung cấp tín dụng ưu đãi cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để học tập trong thời gian theo học tại các trường chuyên nghiệp và dạy nghề. Chương trình thể hiện ý nghĩa xã hội sâu sắc, giúp cho các hộ gia đình nghèo, gia đình khó khăn giảm đáng kể gánh nặng tài chính, đảm bảo thực hiện chủ trương của Chính phủ không để một HSSV nào đỗ đại học, cao đẳng vì khó khăn về tài chính phải bỏ học. Thực hiện công bằng xã hội, đảm bảo cho mọi người đều có điều kiện tiếp cận dịch vụ giáo dục chuyên nghiệp, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho đất nước.

3. Qua 5 năm hoạt động, đến nay NHCSXH đã đạt được kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH để thực hiện kênh tín dụng chính sách cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác là đòi hỏi khách quan, phù hợp với thực tế đất nước. Những kết quả đạt được đã tạo ra thế và lực rất quan trọng, đặt nền móng vững chắc cho những năm tiếp theo, thực sự trở thành một công cụ tài chính của Nhà nước, góp phần tích cực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, "Đảm bảo không có học sinh sinh viên nào có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng được vay vốn phải bỏ học vì lý do tài chính"

4. Chương trình cho vay đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH là chương trình tín dụng lớn, thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.

Với nỗ lực của bản thân ngân hàng cùng với sự ủng hộ của các cấp Chính quyền từ Trung ương đến địa phương và toàn dân, đến nay vốn cho vay ưu đãi đối với HSSV đã đến với 100% số xã, phường trong cả nước. Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu song NHCSXH đã trợ giúp cho hàng triệu HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được đến trường, thực hiện khát vọng được học tập. Trong đó, hàng trăm ngàn HSSV đã tốt nghiệp ra trường và tìm được việc làm ổn định. Đây cũng là một chương trình tín dụng góp phần phát triển NHCSXH, phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, NHCSXH đã thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội.

5. Tuy đạt được nhiều thành tựu, song do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nên hoạt động tín dụng đối với HSSV vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần được khắc phục. Đó là: nguồn vốn cho vay còn hạn hẹp; chính sách tạo lập nguồn vốn cho chương trình chưa phù hợp; phương thức cho vay còn nhiều bất cập; công tác kiểm tra kiểm soát còn thiếu chặt chẽ...

Những hạn chế đó có nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, trong đó nguyên nhân chủ yếu là: do thiếu các chính sách, biện pháp mang tính dài hạn trong huy động vốn; điều kiện vay vốn còn thiếu rõ ràng; cơ chế giám sát thiếu cụ thể; và còn do sự thay đổi phương thức cho vay từ ủy thác toàn phần qua Ngân hàng NN & PTNT sang ủy thác từng phần qua tổ chức hội...

6. Để phát triển tín dụng đối với HSSV theo hướng lành mạnh, hiệu quả, trong thời gian tới, NHCSXH Việt Nam phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Trong đó, cần tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu như: huy động nguồn vốn bền vững; nâng cao năng lực tham mưu của NHCSXH đồng thời tăng cường sự phối kết hợp với các Bộ, ngành liên quan; nâng cao chất lượng các hoạt động cho vay; nâng cao chất lượng chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức; đẩy mạnh hoạt động thu nợ đáo hạn để tạo nguồn vốn cho vay mới,...

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Thúy An - Hoàng Diên (2012), Để chương trình tín dụng HSSV đạt hiệu quả cao, http://baodientu.chinhphu.vn/Home/De-Chuong-trinh-tin-dung- HSSV-dat-hieu-qua-cao/20124/136473.vgp

2. Bùi Hoàng Anh (2000), Tín dụng ngân hàng phục vụ đối tượng chính sách và các chương trình kinh tế của Chính phủ: Những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ, Tạp chí Ngân hàng số 4.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư - TTTT và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia (2007), Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam, Hà Nội.

4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tạp chí Cộng sản (1999), Những giải pháp tăng cường nguồn lực thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, Hội thảo khoa học, Hà Nội.

5. Nguyễn Xuân Dũng (2013), Các giải pháp hoàn thiện chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên ở Hà Nội, Đề tài cấp Trường, Trường Đại học Kinh tế quốc dân

6. Bùi Huy Đáp, Nguyễn Điền (1998), “Nông nghiệp Việt Nam bước vào thế kỷ XXI”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

8. Đảng cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

9. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Phạm Ngọc Đỉnh (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

12. Nguyễn Minh Đường (2002), Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực với phương pháp tiếp cận trong hệ thống trong điều kiện mới, nghiên cứu con người-đối tượng và những hướng chủ yếu, niên giám nghiên cứu số 1 (in lần thứ 2), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, Tr 202-224.

13. Phan Thị Thu Hà (2003), Tách bạch cho vay chính sách và cho vay thương mại trong quá trình đổi mới hệ thống tài chính Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số15.

14. Phan Thị Thu Hà (2004), Ngân hàng Thương Mại, quản trị và nghiệp vụ, Nxb Thống kê.

15. Việt Hải (2013), Ngày ấy chưa xa, Sbv.gov.vn, ngày 03/10

16. Hà Thị Hạnh (2004), Giải pháp hoàn thiện mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, Luận án tiến sỹ.

17. Trần Thị Hằng (1999), Một số vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.

18. Nguyễn Viết Hồng (2001), Về việc tách bạch tín dụng chính sách với tín dụng thương mại trong hoạt động ngân hàng, Tạp chí Ngân hàng số 3. 19. Hội nghị tổng kết 5 năm Chương trình tín dụng HSSV, website:

http://vbsp.org.vn

20. Hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động NHCSXH, website: http://vbsp.org.vn

21. Học viện Chính trị Quốc gia (1998), "Tác động kinh tế của Nhà nước nhằm góp phần XĐGN trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nông thôn đồng bằng Bắc bộ", Đề tài khoa học cấp Bộ (1997), Kỷ yếu các chuyên đề.

22. Nguyễn Đắc Hưng (2000), Giải pháp vốn tín dụng với công tác xóa đói giảm nghèo, Tạp chí Cộng sản số 21.

23. Nguyễn Hải Hữu (2000), Thực trạng chính sách dạy nghề và tạo việc làm cho thanh niên, định hướng và giải pháp 2001-2020, Đề tại cấp Bộ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

24. Đặng Hữu (2009), Phát triển nền kinh tế tri thức gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 25. Joshep E. Stiglitz (2001), Kinh tế học công cộng, Nxb Khoa học và kỹ

thuật & Trường Đại học kinh tế Quốc dân.

26. Minh Khuê (2001), "Để có một ngân hàng chính sách tốt", Thời báo Ngân hàng số 67.

27. Đỗ Quế Lượng (2001), Thực trạng và giải pháp tín dụng Ngân hàng hỗ trợ cho công cuộc xóa đói giảm nghèo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội.

28. Lưu Đình Mạc (1990), Một số kiến nghị về kiểu cách đầu tư cho các loại hình đào tạo, loại hình trường theo cơ cấu hệ thống giáo dục đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề mới, Đề tại cấp Bộ, mã số 52.VNN.02.06, Viện nghiên cứu giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp.

29. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2007), Hệ thống văn bản nghiệp vụ tín dụng, Hà Nội.

30. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2011), Báo cáo tổng kết 3 năm thực hiện chương trình tín dụng đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà Nội.

31. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo Tổng kết 10 năm hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Hà Nội. 32. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (2013), Báo cáo Tổng kết 05

năm thực hiện chương trình tín dụng đối với Học sinh sinh viên theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.

33. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo thường niên hàng năm, Hà Nội.

34. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo nguồn vốn NHCSXH từ năm 2009 đến năm 2013, Hà Nội.

35. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Báo cáo tín dụng NHCSXH từ năm 2009 đến năm 2013, Hà Nội.

36. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, văn bản số 2162A/NHCS-TD ngày 02/10/2007 về hướng dẫn cho vay HSSV theo Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội. 37. Ngân hàng Tái Thiết và Phát triển quốc tế - Trung tâm Tư vấn và bồi

dưỡng về Tài chính vi mô (2001), Cẩm nang hoạt động Tài chính vi mô,

Nxb Thống kê. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

38. Nhận định chung về chính sách tín dụng đối với HSSV,

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 87)