Hiệu quả phát triển tín dụng đối với HSSV và các nhân tố ảnh

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 26)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3. Hiệu quả phát triển tín dụng đối với HSSV và các nhân tố ảnh

1.2.3.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng đối với HSSV và tiêu chí đánh giá * Khái niệm hiệu quả hoạt động tín dụng HSSV

Hiệu quả hoạt động tín dụng đối với HSSV có thể hiểu là những kết quả mà HSSV đạt được trong học tập và làm việc sau khi tốt nghiệp, nhờ vào số tiền vay được từ Chương trình tín dụng chính sách của Chính phủ. Nói khác đi, hiệu quả hoạt động tín dụng đối với HSSV là phát triển việc cho vay đối với HSSV nhằm giúp họ có tiền để theo học tại các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề, tìm việc làm trong tương lai, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước.

Do đối tượng vay vốn là đặc biệt (HSSV có hoàn cảnh khó khăn) nên hiệu quả của hoạt động tín dụng đối với HSSV cũng có những điểm khác biệt so với các loại hình tín dụng khác. Cụ thể, hiệu quả tín dụng đối với HSSV

không thể đo lường trực tiếp và cũng không thể thấy ngay sau khi đầu tư như các hoạt động kinh tế khác. Hay nói cách khác, hiệu quả của tín dụng HSSV được thể hiện cả ở các chỉ tiêu định lượng và định tính.

* Tiêu chỉ đánh giá hiệu quả tín dụng đối với HSSV Nhóm chỉ tiêu định lượng

- Số lượng HSSV thuộc đối tượng vay vốn được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng chính sách.

Chỉ tiêu này phản ánh số lượng HSSV thuộc đối tượng được vay vốn NHCSXH để đến trường. Nếu số lượng HSSV được vay vốn càng nhiều chứng tỏ hiệu quả tín dụng càng cao, và ngược lại.

- Số vốn vay bình quân mỗi hộ gia đình Số vốn vay bình quân

mỗi hô ̣ gia đình =

Dư nợ cho vay đến thời điểm báo cáo Tổng số hô ̣ còn dư nợ đến thời điểm báo cáo Đây là chỉ tiêu phản ánh qui mô vốn vay tính bình quân trên 1 hộ có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả này lớn chứng tỏ giải quyết được cho số HSSV đi học càng nhiều.

- Tỷ lệ HSSV vay vốn sau khi ra trường có việc làm

Đây cũng là một chỉ tiêu định lượng phản ánh được hiệu quả của tín dụng HSSV mang lại cho xã hội. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ chính sách tín dụng HSSV có hiệu quả tốt, và ngược lại.

- Tỷ lệ thu hồi vốn

Tỷ lệ thu hồi vốn một mặt phản ánh mức độ đảm bảo an toàn nguồn vốn, mặt khác phản ánh vòng quay vốn nhanh. Do đó, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động tín dụng HSSV đạt hiệu quả cao, và ngược lại.

- Tỷ lệ nợ quá hạn (NQH) NQH =

Số dư NQH

x 100% Tổng dư nợ

Nợ quá hạn cho biết, cứ trên 100 đồng dư nợ hiện hành có bao nhiêu đồng đã quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn cao chứng tỏ hiệu quả tín dụng thấp, và ngược lại.

Nhóm tiêu chí định tính

+ Thời gian cần thiết để tiền vay đến tay đối tượng. Thời gian này càng ngắn thì hiệu quả hoạt động càng có chất lượng cao, và ngược lại.

+ Thời gian giải quyết các thủ tục hành chính cho vay vốn. Tiêu chí này phản ánh chất lượng hoạt động của Ngân hàng, thời gian giải quyết càng ngắn càng chứng tỏ hiệu quả hoạt động càng cao.

+ Phong cách và thái độ phục vụ của nhân viên Ngân hàng. Tiêu chí này phản ánh văn hóa doanh nghiệp, nó cho thấy lòng hiếu khách của nhân viên Ngân hàng.

+ Bảo toàn vốn. Tiêu chí này phản ánh tính bền vững của nguồn vốn cho vay. Nếu vốn của Ngân hàng có khả năng thu hồi (cả gốc và lãi) đúng thời hạn thì chứng tỏ hoạt động cho vay có chất lượng cao.

1.2.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng đối với học sinh sinh viên

* Nhóm nhân tố khách quan

- Chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước

Các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các hộ nghèo, đối tượng chính sách nói chung và HSSV nói riêng có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của chương trình tín dụng ưu đãi. Một khi Chính phủ có những quyết sách và chủ trương đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng phát triển tín dụng HSSV và ngược lại.

Chính sách, pháp luật của Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện sẽ đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Đặc biệt đối với hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là HSSV, nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động đến hoạt động tín dụng của ngân hàng. Cho nên, việc tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi chính là tạo tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn là khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, các chế tài phù hợp để có tác dụng răn đe. Để làm được điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cần được chú trọng.

Chính sách tín dụng bao gồm các yếu tố giới hạn cho vay đối với HSSV, kỳ hạn của khoản tín dụng, lãi suất cho vay, các loại cho vay được thực hiện, sự bảo đảm và khả năng thanh toán nợ của khách hàng, v.v… Chính sách tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động tín dụng. Toàn bộ hoạt động cho vay diễn ra như thế nào phần lớn tuân theo hướng dẫn của chính sách tín dụng đề ra. Cho nên, chính sách tín dụng cần phải được xây dựng hợp lý, có sự linh hoạt, vì nếu cứng nhắc thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến chất lượng tín dụng.

- Sự phát triển kinh tế

Nguồn vốn cho vay nhiều hay ít trước hết, và cơ bản phụ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Nếu nền kinh tế phát triển, GDP lớn thì lượng vốn NSNN chi cho Quỹ tín dụng HSSV nhiều lên. Một khi Quỹ tín dụng HSSV tăng lên, chắc chắn số lượng HSSV được vay vốn cũng như số lượng vốn mỗi người được vay cũng sẽ tăng theo. Mặt khác, nếu trong môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, vấn đề giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm nói chung sẽ tăng lên, theo đó HSSV vay vốn ngân hàng có khả năng trả nợ cũng sẽ tăng lên. Điều này phản ánh chất lượng tín dụng đối với HSSV được nâng cao và ngược lại.

- Năng lực nhận thức của khách hàng

Năng lực nhận thức của khách hàng là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nếu khách hàng nhận thức được quan hệ “vay-trả” trong khi vay vốn ngân hàng thì điều đó đồng nghĩa hiệu quả tín dụng được nâng lên. Đặc biệt tín dụng chính sách chủ yếu thực hiện bằng tín chấp nên rất cần yếu tố nhận thức của khách hàng. Khách hàng ý thức được dù là vay vốn chính sách, nguồn vốn chủ yếu từ NSNN để giải quyết các chính sách xã hội nhưng phải trả để đồng vốn ấy có thể giải quyết được cho nhiều đối tượng chính sách khác nữa đang cần vay. Đầu tư cho vay HSSV cũng vậy, ngân hàng muốn người vay nhận thức được đây không phải nguồn vốn hỗ trợ, cho không mà là nguồn vốn cho vay để giải quyết nhu cầu của những đối tượng nghèo, đối tượng chính sách khác trong xã hội cần vốn để giải quyết nhu cầu học tập. Do đó nguồn vốn này phải được đảm bảo an toàn, khi có thu nhập nhờ việc học tập thì phải có ý thức trả nợ ngân hàng, làm vốn quay vòng để cho vay những hộ khác.

* Nhóm nhân tố chủ quan

- Chiến lược hoạt động của Ngân hàng

Đây là nhân tố ảnh hưởng có tính quyết định tới chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi vì, nếu như ngân hàng chỉ hoạt động mang tính chất thụ động, không định hướng một cách cụ thể và có chiến lược hoạt động của mình thì tất yếu ngân hàng không thể nâng cao chất lượng hoạt động của mình, trong đó có hoạt động tín dụng. Một khi chất lượng lĩnh vực hoạt động chính không được chú ý thì hoạt động của ngân hàng càng nhanh chóng trở nên bế tắc. Điều này có nghĩa là trước hết ngân hàng cần chú ý hoạch định một cách khoa học và khả thi chiến lược phát triển của mình, từ đó mới có thể đưa ra các phương án thích hợp để hướng tới các đối tượng khách hàng trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn. Có như vậy, chất lượng tín

dụng mới ngày càng được nâng cao.

- Phẩm chất, năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, nhân viên

Đội ngũ cán bộ, công nhân viên của ngân hàng là nguồn lực cơ bản quyết định hiệu quả hoạt động của đơn vị, do đó cũng là yếu tố có tác động to lớn đến HSSV trong thụ hưởng lợi ích của chương trình tín dụng ưu đãi. Nếu đội ngũ cán bộ có năng lực, có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt thành với thế hệ trẻ (đầy nhiệt huyết trước những hoàn cảnh khó khăn) thì đồng vốn ưu đãi của NHCSXH sẽ sớm đến được với HSSV. Nói cách khác, nguồn vốn ưu đãi này khi nằm trong tay những người có trách nhiệm, có lương tâm chắc chắn sẽ được sử dụng đúng mục đích, cho vay đúng đối tượng, nhờ đó đồng vốn sẽ phát huy tác dụng lớn.

Nói chung, phong cách của cán bộ nhân viên trong ngân hàng tác động rất lớn đến tâm lý của khách hàng, nhất là bộ phận tiếp xúc với khách hàng.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)