Huy động nguồn vốn bền vững

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 73)

7. Bố cục của luận văn

3.2.1.Huy động nguồn vốn bền vững

Để tăng dư nợ cho vay, điều kiện quan trong đầu tiên là phải đảm bảo sự phát triển nguồn vốn một cách bền vững. Điều này chỉ có thể có được bằng các biện pháp cụ thể sau:

Một là, phải đa dạng hoá các nguồn vốn huy động

Bất cập lớn nhất trong huy động vốn của NHCSXH hiện nay là có đến hơn một nửa phải vay với lãi suất cao trong khi cho vay với lãi suất thấp. Để khắc phục điều đó, ngân hàng cần đa dạng hóa các loại vốn huy động, trong đó tập trung khai thác các nguồn vốn sau:

- Huy động nguồn vốn không phải trả lãi hoặc lãi suất thấp

NHCSXH cần tập trung vào các nguồn vốn không phải trả lãi như: tiền gửi tự nguyện không lấy lãi, vốn cho, tặng, hoặc nguồn vốn có lãi suất thấp như: tiền tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm của cộng đồng người nghèo, tiền gửi thanh toán của khách hàng, nguồn ODA theo chương trình, dự án…

Để huy động được nguồn vốn này, NHCSXH cần:

Trước hết, cần tranh thủ sự ủng hộ của các cơ quan, đoàn thể, các Bộ, ngành tại Trung ương và các cấp ủy chính quyền địa phương. Hỗ trợ đối tượng chính sách xã hội cần phải được xã hội hóa, phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên của các cấp chính quyền, đoàn thể mặt trận, các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Hơn nữa, mô hình của NHCSXH có Ban đại diện HĐQT cấp tỉnh và huyện với thành phần gồm: UBND, các Sở, Ban ngành và đoàn thể. Chính vì có thuận lợi này, NHCSXH cần phát huy để tranh thủ các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi, chưa sử dụng, vốn quyên góp,

ủng hộ, tiền gửi không lấy lãi…của các cơ quan, tổ chức và cá nhân.

Tuy nhiên, muốn thực hiện tốt mục tiêu này thì NHCSXH lại phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, đồng thời cùng với các cấp ủy, chính quyền và ban ngành đoàn thể địa phương phát động, vận động tạo phong trào sâu rộng, thường xuyên để thu hút tiền gửi không lãi hoặc lãi suất thấp.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác huy động nguồn tiết kiệm trong cộng đồng người nghèo vay vốn thông qua các hình thức: tiết kiệm ban đầu và tiết kiệm định kỳ. Muốn vậy, NHCSXH cần phải cải tiến quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ TK&VV nhằm tạo thuận lợi hơn về phương thức phục vụ để tất cả các hộ nghèo có vay vốn hoặc không vay vốn, hộ gia đình ở nông thôn đều có thể gửi tiết kiệm tại nơi mình cư trú. Một khi các thủ tục và địa điểm gửi, rút tiền thuận lợi thì người dân sẽ tích cực gửi những khoản tiền nhỏ của họ vào ngân hàng. Chúng ta hiểu rằng đối với họ đó là khoản tiền nhỏ, nhưng đối với ngân hàng sẽ huy động được một số tiền lớn nhờ quy luật số đông. Hiện nay, tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa dịch vụ gửi tiền của các ngân hàng thương mại còn hạn chế, thì việc NHCSXH ủy thác cho Tổ TK&VV để người gửi tiền được gửi và rút theo nhu cầu là rất hợp lý.

Thứ ba, tiếp tục huy động nguồn vốn ODA. Đây là nguồn vốn ưu đãi thường có chi phí thấp từ 0,75% - 2%/năm (tức từ 0,06% - 0,17%/tháng), có thời gian sử dụng và ân hạn nguồn vốn dài. Nguồn ODA có thể là vốn được Chính phủ giao và huy động vốn ưu đãi từ các tổ chức tài chính, tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, NHCSXH cũng có thể huy động thêm nguồn ODA dưới hình thức vay trực tiếp từ các đối tác nước ngoài hoặc vay lại từ Chính phủ.

Để huy động được nguồn vốn ODA, NHCSXH cần mở rộng mối quan hệ hợp tác trong và ngoài nước. Một trong những điều kiện quan trọng để tiếp cận nguồn vốn này cần phải làm tốt công tác quảng bá hình ảnh NHCSXH, mở rộng và đa dạng hóa các mối quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế. Chủ

động xây dựng các chương trình, dự án cho vay để vận động, thu hút nguồn vốn tài trợ. Là bên nhận tài trợ (vốn vay, vốn nhận ủy thác) thì sự chủ động trong việc xây dựng danh mục cần được hỗ trợ và được cụ thể bằng các đề án, dự án cho vay là rất cần thiết để từ đó xúc tiến vận động, giới thiệu và đàm phán về việc tiếp nhận vốn nước ngoài.

- Huy động nguồn vốn theo lãi suất thị trường

Để huy động bổ sung nguồn vốn còn thiếu, NHCSXH cần tập trung thêm các nguồn vốn sau theo thứ tự ưu tiên:

+ Huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, kỳ phiếu NHCSXH: nguồn vốn này có ưu điểm là NHCSXH có thể huy động được một nguồn vốn lớn, có thể sử dụng mạng lưới rộng khắp hiện có của mình để thực hiện huy động trực tiếp nhằm tiết giảm chi phí huy động; NHCSXH có thể phát hành trái phiếu dài hạn 5 năm, 10 năm thay thế cho nguồn trái phiếu thường chỉ 1 đến 2 năm. Hiện nay để tạo thời gian hoạt động ổn định cho chương trình. Bởi vậy, để huy động được nguồn vốn này NHCSXH cần có khâu chuẩn bị nghiên cứu kỹ lượng về quy mô huy động, hình thức huy động (kỳ phiếu hay trái phiếu, hoặc cả hai), thời điểm và thời gian huy động, phương thức phát hành; Tổ chức tốt công tác tuyên truyền, quảng cáo, giới thiệu ý nghĩa, mục đích phát hành tới công chúng một cách rộng rãi; Tạo khả năng chuyển đổi cho kỳ phiếu, trái phiếu NHCSXH thông qua phát hành giấy nợ vô danh, ký hậu chuyển nhượng, cầm cố thế chấp tại ngân hàng.

+ Đẩy mạnh huy động nguồn vốn tiền gửi và tiết kiệm dân cư: NHCSXH cần sớm hoàn thiện mạng lưới, trụ sở, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị và công nghệ ngân hàng đáp ứng yêu cầu của công tác huy động vốn trong nền kinh tế thị trường, có sự canh tranh của các tổ chức tín dụng khác; Thực hiện khoán tài chính trong công tác huy động vốn có thể căn cứ vào hai chỉ tiêu chủ yếu: khối lượng vốn huy động theo kế hoạch giao (quy mô, thời hạn,

kỳ hạn) và chi phí các nguồn vốn huy động được xác định trước trong kỳ kế hoạch, nếu chi nhánh hoàn thành chỉ tiêu nguồn vốn huy động và có chi phí đầu vào thấp hơn số xác định trong kỳ kế hoạch thì được phép sử dụng một tỷ lệ hợp lý trong số tiết kiệm được này đưa vào thu nhập của chi nhánh.

+ Vay các tổ chức tín dụng trong nước: Việc NHCSXH vay các tổ chức tín dụng khác trong nước cũng là một giải pháp góp phần đẩy mạnh công tác huy động vốn của NHCSXH. Tuy nhiên, khi huy động nguồn vốn này, NHCSXH cần xem xét: nhu cầu cần về vốn trung và dài hạn hay ngắn hạn, nếu chủ yếu là nhu cầu vay vốn trung, dài hạn thì việc vay các tổ chức tín dụng này không phải là giải pháp tối ưu; Việc vay vốn các tổ chức tín dụng thường có ý nghĩa trang trải nhu cầu về vốn tạm thời; Lãi suất vay có thể sẽ cao vì các tổ chức này cần đảm bảo trang trải chi phí vốn huy động, chi phí huy động, lợi nhuận định mức...

Hai là, phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn

Nguồn vốn NHCSXH cần tập trung huy động chính là nguồn vốn lãi suất thị trường vì chỉ có nguồn vốn này mới có thể huy động được đủ để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tượng khách hàng của NHCSXH. Việc huy động nguồn vốn với lãi suất thị trường đòi hỏi NHCSXH phải đáp ứng được các yêu cầu của thị trường như các ngân hàng thương mại, điều này có nghĩa là NHCSXH phải chấp nhận cạnh tranh bình đẳng như các ngân hàng thương mại. Bởi vậy để huy động được nguồn vốn này NHCSXH cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

Đối với các tổ chức và cá nhân, cần áp dụng nhiều hình thức như: tiền gửi thanh toán, tiền gửi hưởng lãi suất như tài khoản tiết kiệm, thực hiện dịch vụ thanh toán, ngân quỹ.

Đối với tiền gửi tiền kiệm từ dân cư, bên cạnh hình thức tiết kiệm truyền thống, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp, ngân hàng cần thực hiện

thêm tiết kiệm ngoại tệ và các hình thức khuyến khích đi kèm như trả lãi trước bên cạnh hình thức trả lãi sau. Cần sớm nhân rộng các hình thức huy động tới các chi nhánh trong toàn hệ thống.

Ngoài ra, NHCSXH cũng cần đa dạng hình thức huy động kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng để tạo khả năng chuyển đổi cho các giấy nhận nợ ngân hàng này, hình thức đa dạng về kỳ hạn thanh toán gốc, kỳ hạn thanh toán lãi, phát hành huy động bằng ngoại tệ bên cạnh huy động bằng nội tệ.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 73)