Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 84)

7. Bố cục của luận văn

3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đối với hoạt động cho vay

sử dụng vốn vay

+ Do hoạt động của Chương trình không phải là hoạt động kinh doanh, nên đôi khi Ngân hàng chưa thật sự quan tâm đến hiệu quả kinh tế, không tính toán lợi ích nên nếu không có sự quản lý chặt chẽ thì rất dễ dẫn đến các hiện tươựng tiêu cực, như cho vay sai đối tượng, hay gây khó khăn cho đối tượng trong quá trình tiếp cận nguồn vốn. Vì vậy, cần phải coi trọng và thực hiện tốt công tác kiểm tra để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo cho đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. Điều đó cũng có nghĩa là,

việc tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay sẽ hạn chế được đến mức thấp nhất các hiện tượng tiêu cực kể trên.

Việc thiết lập một hệ thống kiểm tra, giám sát từ Trung ương đến địa phương còn có tác dụng giải quyết kịp thời những tồn tại vướng mắc nên hoạt động cho vay sẽ nhanh chóng và ổn định.

+ Nguồn vốn cho vay đối với HSSV là nguồn vốn ưu đãi, được thực hiện với mục đích hỗ trợ HSSV có hoàn cảnh khó khăn giảm bớt gánh nặng tài chính để được đến trường. Vậy nhưng, trên thực tế vẫn có những người vay tiền không phải để trang trải chi phí cho việc học, mà sử dụng vào mục đích sinh lợi khác. Điều đó dẫn đến tình trạng một số người không thật sự khó khăn thì vay được tiền, trong khi nhiều HSSV khác cần tiền để đi học lại không được đáp ứng đủ yêu cầu. Vì vậy, việc tăng cường kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay là hết sức cần thiết.

Việc kiểm tra, giám sát có thể được thực hiện bằng nhiều kênh, nhiều hình thức khác nhau như: kiểm tra giảm sát định kỳ của Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp, kiểm tra của các đoàn liên ngành, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước, kiểm tra của Kiểm toán Nhà nước, kiểm tra của các tổ chức CTXH, của NHCSXH,... Nhưng dù bằng kênh nào, hình thức nào thì vấn đề tổ chức kiểm tra vẫn phải chú ý vào các trọng tâm, trọng điểm, đặc biệt là sau mỗi đợt giải ngân nhằm phát hiện những tồn tại hạn chế để quản lý vốn vay đúng đối tượng, sử dụng vốn đúng mục đích nguồn vốn chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn quản lý, phải tién hành một cách công khai, dân chủ từ cơ sở để chính sách tín dụng ưu đãi đối với Học sinh sinh viên phát huy tác dụng cao nhất, tạo kênh dẫn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng. Đó cũng là cách để hạn chế đến mức thấp nhất các hành vi tiêu cực để lợi dụng chính sách, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường

hợp cố tình thực hiện sai chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với tín dụng Học sinh sinh viên.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)