Hệ thống tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 36)

7. Bố cục của luận văn

2.1.2.Hệ thống tổ chức quản lý

Ngân hàng Chính sách xã hội là một pháp nhân, có vốn điều lệ, có con dấu, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ương đến địa phương, có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất trong phạm vi cả nước, trụ sở chính đặt tại Hà Nội.

Điều lệ về tổ chức hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ngày 22/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó mô hình tổ chức quản lý theo phương thức các cơ quan quản lý nhà nước tham gia ban hành chính sách, còn điều hành hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội là Ban Tổng giám đốc.

Ngân hàng Chính sách xã hội đã nhanh chóng triển khai mô hình tổ chức mạng lưới. Mô hình quản lý của Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm (xem Sơ đồ 2.1):

- Hội đồng quản trị và Ban đại diện Hội đồng quản trị các cấp tại địa phương do các cơ quan quản lý nhà nước tham gia làm nhiệm vụ quản lý.

- Ban điều hành từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm chỉ đạo, thực hiện quản lý vốn, đưa vốn tín dụng kịp thời đến đối tượng thụ hưởng, đào tạo tay nghề cho cán bộ và hướng dẫn các đối tượng vay vốn thực hiện các chính sách tín dụng của Chính phủ.

Mô hình tổ chức Ngân hàng Chính sách xã hội được quản lý theo nguyên tắc thống nhất trong toàn hệ thống, thể hiện sâu sắc chủ trương xã hội hoá, dân chủ hoá, thực hiện công khai, minh bạch kênh tín dụng chính sách của Chính phủ. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận, thực chất là tổ chức tài chính thực hiện vai trò điều tiết nguồn lực tài chính của Nhà nước, hỗ trợ một phần vốn thông qua phương thức tín dụng cho những đối tượng, những lĩnh vực kinh tế, xã hội chưa đủ điều kiện tiếp cận với dịch vụ tín dụng của các Ngân hàng thương mại, thực hiện mục tiêu Xóa đói giảm nghèo và kích thích sự phát triển nông nghiệp, nông thôn. Mặt khác, Ngân hàng Chính sách xã hội có vai trò rất quan trọng là cầu nối đưa chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các hộ nghèo, hộ chính sách có điều kiện gần gũi với các cơ quan công quyền ở địa phương, giúp các cơ quan này gần dân và hiểu dân hơn.

Sơ đồ 2.1. Mô hình tổ chức của NHCSXH

BAN KIỂM SOÁT HĐQT

CHỦ TỊCH HĐQT

BAN CHUYÊN GIA TƯ VẤN HĐQT

TỔNG GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ TGĐ

CÁC BAN

TẠI HỘI SỞ SỞ GIAO DỊCH

Các chi nhánh tỉnh, thành phố Ban đại diện HĐQT tỉnh, thành phố

Người vay Các phòng giao dịch quận, huyện Người vay Các Tổ TK&VV Các tổ chức Hội nhận ủy thác Người vay Người vay TRUNG TÂM ĐÀO TẠO TRUNG TÂM CNTT

Khi mới thành lập (năm 2003), bộ phận điều hành tác nghiệp được Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam bàn giao 498 cán bộ. Đến nay, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cơ bản tổ chức triển khai hệ thống màng lưới giao dịch từ trung ương đến các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc, bao gồm: Hội sở chính ở Trung ương, Sở giao dịch, Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo, 63 chi nhánh cấp tỉnh, 624 Phòng giao dịch cấp huyện, 10.903 điểm giao dịch cấp xã và 9.275 cán bộ [33, tr.8].

- Các tổ chức Chính trị xã hội làm dịch vụ uỷ thác từng phần cho Ngân hàng Chính sách xã hội có nhiệm vụ chính là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức, thành lập và chỉ đạo hoạt động của Tổ TK&VV tại cơ sở, có đủ điều kiện trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác tín dụng đến khách hàng. Ngân hàng Chính sách xã hội đã ký văn bản thoả thuận, uỷ thác cho vay chương trình tín dụng hộ nghèo và một số chương trình khác thông qua bốn tổ chức chính trị - xã hội, gồm: Hội liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh và Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Phương thức này đã tận dụng được bộ máy của các tổ chức này, tiết kiệm đáng kể chi phí quản lý, đồng thời tạo điều kiện lồng ghép có hiệu quả chương trình tín dụng với các chương trình văn hoá, chính trị, xã hội.

- Tổ TK&VV được thành lập theo địa bàn thôn, ấp, bản, làng do các tổ chức Chính trị xã hội và UBND cấp xã chỉ đạo xây dựng và quản lý, được giao nhiệm vụ chính kiểm tra, giám sát tổ viên sử dụng vốn vay đúng mục đích, đôn đốc tổ viên trả nợ, trả lãi ngân hàng. Hiện nay đã xây dựng, củng cố và kiện toàn hơn 204.505 tổ TK&VV, tạo mạng lưới rộng khắp trên địa bàn các thôn, ấp, bản, làng trong cả nước. Chủ trương cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thông qua tổ TK&VV là đúng đắn, quyết định sự phát triển bền vững của Ngân hàng Chính sách xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 36)