7. Bố cục của luận văn
2.3.1. Những thành tựu cơ bản
Sau 5 năm hoạt động, Chương trình tín dụng đối với HSSV của NHCSXH đã đạt được nhiều thành tựu, trong đó những thành tựu chủ yếu là:
Thứ nhất, nguồn vốn tín dụng và dư nợ cho vay đối với HSSV tăng khá nhanh
Tuy mới thành lập song Chương trình cho vay HSSV đã đạt được những con số ấn tượng. Sau 5 năm (2009-2013) hoạt động, NHCSXH Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả to lớn, có ý nghĩa kinh tế - xã hội sâu sắc. Hàng triệu lượt HSSV thuộc hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn đã được vay vốn để theo học, góp phần làm giảm tình trạng thất học của tuổi trẻ, doanh số cho vay HSSV tăng lên qua các năm. Tính đến 31/12/2013, tổng doanh số cho vay đã đạt con số 34.262 tỷ đồng, bình quân là 7.811 tỷ đồng/năm. Tính ra đã có hơn 3 triệu lượt HSSV được vay vốn chương trình tín dụng ưu đãi của Nhà nước. Hiện nay vẫn còn 1,9 triệu hộ gia đình đang vay vốn cho trên 2,3 triệu HSSV đi học, đưa tổng doanh số cho vay đạt 43.362 tỷ đồng, doanh số bình quân đạt 7.227 tỷ đồng/năm.
Thứ hai, chương trình đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả
Do nhận được sự chỉ đạo kiên quyết, thường xuyên của thường trực Chính phủ, sự phối hợp và tích cực triển khai của các Bộ, ngành: Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt là: Hội Nông dân, Hội Phụ Nữ, Hội cựu Chiến binh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các cơ quan thông tin đại chúng và NHCSXH trong suốt quá trình tổ chức thực hiện.
Chương trình cũng đã tạo sự gắn kết giữa kinh tế với xã hội trong công tác xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, sự bình đẳng trong giáo dục, góp phần tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Thứ ba, thủ tục cho vay HSSV đã dần được thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn.
Việc cho vay trực tiếp hộ gia đình HSSV thông qua ủy thác một số nhiệm vụ đối với các tổ chức chính trị - xã hội đã chuyển tải vốn tín dụng ưu đãi nhanh chóng, kịp thời, tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người vay và ngân hàng. Đồng thời tranh thủ được sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của chính quyền địa phương, sự tham gia của Tổ TK&VV, của các tổ chức chính trị - xã hội cùng triển khai thực hiện chương trình từ khâu bình xét, xác nhận đối tượng, hướng dẫn thủ tục để cho vay đến việc sử dụng vốn vay và trả nợ tiền vay khi đến hạn.
Thứ tư, việc cho vay đối với HSSV đã đảm bảo tính minh bạch, công bằng Việc xã hội hóa chương trình tín dụng đối với HSSV đã tạo được sự minh bạch trong thực hiện chính sách, giảm thiểu được rủi ro, phát huy được vai trò trách nhiệm của cả xã hội, của gia đình, dòng tộc và của HSSV người trực tiếp sử dụng vốn vay. Vì vậy, hộ vay vốn có ý thức trách nhiệm hơn trong việc tiết kiệm, tận dụng mọi nguồn thu nhập từ gia đình để trả nợ khi đến hạn.
Đạt được các thành tựu trên là nhờ các nguyên nhân chủ yếu sau đây: Một là, chính sách tín dụng đối với HSSV đã tạo được sự đồng thuận cao của các ngành, các cấp, của cộng đồng xã hội.
Điều đó khẳng định chủ trương của Đảng, chính sách của Chính phủ về Tín dụng đối với HSSV theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg là đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của xã hội. Đây là một chương trình tín dụng chính sách có tính nhân văn sâu sắc, tính xã hội hóa cao, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức, cá nhân từ trung ương đến địa phương cùng tham gia thực hiện từ khâu tạo lập, huy động nguồn vốn đến việc tổ chức cho vay, thu hồi và xử lý nợ.
Hai là, do Chính phủ đã có nhiều giải pháp chỉ đạo tích cực
viên đã được Thường trực Chính phủ trực tiếp chỉ đạo các Bộ, ngành cân đối các nguồn từ ngân sách và các nguồn vốn khác để ưu tiên cho việc giải ngân đáp ứng nhu cầu vay vốn trong từng thời kỳ, hướng dẫn quy trình, thủ tục đơn giản, thuận lợi và kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cũng như phối hợp chặt chẽ và đồng thuận giữa các Bộ, ngành trong suốt quá trình tổ chức thực hiện cho vay Học sinh sinh viên.
Ba là, do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương trong quá trình thực hiện tín dụng Học sinh sinh viên
Những kết quả đạt được trong cho vay HSSV của NHCSXH thời gian qua là do sự góp sức của nhiều ngành, nhiều cấp. Trong đó:
Bộ Tài chính đã tích cực tham mưu cho Chính phủ cân đối, bố trí đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu vay vốn hàng năm của Học sinh sinh viên, chủ động phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội kịp thời tham mưu cho Chính phủ xem xét quyết định điều chỉnh mức vốn cho vay phù hợp với điều kiện thực tế trong từng thời kỳ khi chính sách học phí thay đổi, giá cả sinh hoạt biến động.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tích cực chỉ đạo các Tổ chức Tín dụng Nhà nước trong việc duy trì số dư tiền gửi 2% tại Ngân hàng chính sách xã hội, tạo điều kiện các nguồn vốn khác để Ngân hàng chính sách xã hội có đủ vốn giải ngân theo kế hoạch, đặc biệt là những thời điểm khó khăn trong huy động vốn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tích cực chỉ đạo các Trường, các Cơ sở đào tạo thuộc quyền quản lý thực hiện tốt việc xác nhận cho HSSV làm thủ tục vay vốn, ký cam kết trả nợ trước khi ra trường.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Chính quyền địa phương trên địa bàn thực hiện điều tra thu nhập, rà soát hộ nghèo, hộ thuộc diện chính sách theo
qui định làm cơ sở xác nhận đối tượng vay vốn Chương trình.
Các Bộ, ngành khác và chính quyền địa phương các cấp đã có sự phối hợp chặt chẽ trong suốt quá trình triển khai thực hiện Chương trình tín dụng Học sinh sinh viên. Sự chỉ đạo tích cực, kịp thời của Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là chính quyền cấp xã về chủ trương, chính sách cho vay đối với Học sinh sinh viên đảm bảo vốn vay đến đúng đối tượng thụ hưởng một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, hạn chế tiêu cực, lợi dụng chính sách.
Bốn là, sự tham gia tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội
Tín dụng Học sinh sinh viên đã được triển khai sâu rộng đến các địa phương trên toàn quốc với sự vào cuộc và tham gia tích cực của các tổ chức Chính trị xã hội, trực tiếp là 4 tổ chức Hội: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Với phương thức cho vay ủy thác từng phần giữa Ngân hàng chính sách xã hội với các tổ chức Hội, đoàn thể đã tập hợp được sức mạnh của hệ thống chính trị ở cơ sở, góp phần thực hiện xã hội hoá công tác cho vay, dân chủ, công khai trong việc bình xét về đối tượng thụ hưởng cũng như quản lý, sử dụng vốn vay.
Các Tổ chức Hội, Đoàn thể nhận ủy thác đã phối hợp tốt với Ngân hàng chính sách xã hội, do đó tín dụng Học sinh sinh viên đã nhanh chóng được tuyên truyền rộng khắp đến với mọi người dân, không ngừng củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ TK&VV. Việc thực hiện cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các tổ TK&VV ở thôn, bản, ấp có sự quản lý giám sát của chính quyền cơ sở, các tổ chức chính trị - xã hội do vậy đảm bảo công khai, minh bạch, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách.
Năm là, do NHCSXH đã coi trọng công tác kiểm tra, giám sát
phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. Ngân hàng chính sách xã hội đã phối hợp cùng các Bộ, ngành liên quan, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau.
Định kỳ hàng năm, các Đoàn kiểm tra liên ngành ở cấp trung ương và địa phương đã được thành lập và tổ chức kiểm tra việc tổ chức thực hiện tại các địa phương, các cơ sở đào tạo, UBND các xã, các tổ chức chính trị - xã hội và Tổ TK&VV. Nội dung kiểm tra về việc sử dụng vốn của gia đình Học sinh sinh viên và bản thân Học sinh sinh viên, việc thực hiện chính sách tại UBND cấp xã, các cơ sở đào tạo.
Tại các tỉnh, thành phố, Ngân hàng chính sách xã hội đã tham mưu cho Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng chính sách xã hội cùng cấp, đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các tổ chức chính trị - xã hội để tổ chức kiểm tra việc thực hiện chính sách tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại địa phương. Hàng năm trung bình tiến hành 02 đợt kiểm tra, theo kết quả tổng hợp, đánh giá đến năm 2013 đã kiểm tại 16.251 xã, phường; 109.655 Tổ TK&VV với 581.905 hộ vay; 644 cơ sở đào tạo và 470.402 Học sinh sinh viên, các Đoàn kiểm tra đã phát hiện 359 xã; 46 cơ sở đào tạo xác nhận sai đối tượng; 3.501 hộ gia đình không đúng đối tượng thụ hưởng chính sách (chiếm tỷ lệ 0,6% số hộ được kiểm tra); phát hiện 79 hộ gia đình và 59 Học sinh sinh viên sử dụng vốn vay sai mục đích chiếm 0,01% trên tổng số hộ và số Học sinh sinh viên được kiểm tra. Ngân hàng chính sách xã hội các địa phương đã kiên quyết xử lý đối với những trường hợp phát hiện qua kiểm tra [32, tr.6)].
Theo qui trình khi vay vốn hộ vay phải được Tổ TK&VV bình xét và được UBND cấp xã xác nhận đúng đối tượng và khi đã được vay vốn, Ngân hàng chính sách xã hội định kỳ hàng tháng thông báo công khai danh sách hộ
được vay vốn về số dư nợ, lãi tồn đọng, lãi suất cho vay ở điểm giao dịch tại Trụ sở UBND cấp xã. Vì vậy, tín dụng đối với Học sinh sinh viên đã nhận sự quan tâm kiểm tra, giám sát của nhiều cấp, nhiều ngành và của nhân dân, điều đó đã hạn chế được thấp nhất các hiện tượng tiêu cực, giúp đồng vốn đến được đúng đối tượng thụ hưởng.
Sáu là, do các cấp đã thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền
Công tác tuyên truyền tín dụng Học sinh sinh viên đã được nhiều cấp, nhiều ngành cùng thực hiện, bằng nhiều hình thức, nội dung của chương trình được tuyên truyền sâu rộng đến đông đảo quần chúng nhân dân. Đặc biệt, sự vào cuộc của các cơ quan báo, đài tại Trung ương và địa phương, nên chương trình đã có sức lan tỏa nhanh chóng và sâu rộng. Nhờ đó người dân cũng như các cấp, các ngành được biết, hiểu cùng phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội để tổ chức thực hiện và giám sát lẫn nhau, đảm bảo tín dụng Học sinh sinh viên được thực hiện công khai dân chủ, kịp thời phát hiện những tồn tại, thiếu sót để khắc phục.
Đã xây dựng thành công trang Website vay vốn đi học, với sự quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đăng tải các chủ trương, chính sách cho vay của Chính phủ, các Bộ ngành và văn bản hướng dẫn quy trình thủ tục cho vay của Ngân hàng chính sách xã hội, những thông tin thay đổi về mức cho vay, lãi suất cho vay đã được cập nhật, từ đó mọi người dân đều có cơ hội để tra cứu khai thác, nắm bắt kịp thời chủ chương, chính sách của Đảng, Nhà nước.
Bảy là, do sự cố gắng nỗ lực của cán bộ, công nhân viên NHCSXH Nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của tín dụng chính sách mà Chính phủ giao, Ngân hàng chính sách xã hội đã quán triệt và tích cực chỉ đạo toàn hệ thống bám sát sự chỉ đạo của Thường trực Chính phủ, phối hợp tốt với các ngành, các cấp, các Tổ chức chính trị, xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình.
cực huy động nguồn vốn trên thị trường đặc biệt là nguồn trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho đối tượng thụ hưởng theo qui định.
Trong quá trình tổ chức thực hiện tín dụng Học sinh sinh viên, Ngân hàng chính sách xã hội đã ban hành nhiều văn bản về hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay, thu nợ theo hướng đơn giản, thuận lợi; chủ động trong việc xin ý kiến của các Bộ, ngành đề xuất với Chính phủ kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai để tín dụng HSSV đảm bảo thực hiện đúng chính sách, đến đúng đối tượng thụ hưởng.
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền, công tác quản lý và thu hồi nợ đến hạn, việc Ngân hàng chính sách xã hội chuyển phương thức cho vay trực tiếp Học sinh sinh viên sang cho vay thông qua hộ gia đình Học sinh sinh viên, tổ chức tốt các điểm giao dịch lưu động tại xã để cho vay, thu nợ, thu lãi cùng với chính sách hộ vay trả nợ trước hạn được giảm lãi, đã động viên khuyến khích được trách nhiệm trả nợ của người vay, phần lớn hộ gia đình đã ý thức dành dụm từ nguồn thu nhập tổng hợp của gia đình để trả nợ ngân hàng.