Dư nợ cho vay học sinh sinh viên

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 46)

7. Bố cục của luận văn

2.2.2. Dư nợ cho vay học sinh sinh viên

2.2.2.1. Tăng trưởng doanh số cho vay

Theo Quyết định 107/2006/QĐ-TTg, ngày 18/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với Học sinh sinh viên, trong đó đối tượng thụ hưởng chính sách chỉ bao gồm Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang theo học chính quy tập trung tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề có thời gian đào tạo trên 1 năm trở lên. Tính đến tháng 9/2007, chương trình đã cho gần 100.000 Học sinh sinh viên vay vốn với tổng số tiền là 290 tỷ đồng [32, tr.3].

Ngày 27/9/2007, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg thay thế Quyết định 107/2006/QĐ-TTg, theo đó đối tượng thụ hưởng được mở rộng hơn, gồm: Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về tài chính được vay vốn để học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề không phân biệt loại hình đào tạo (công lập hay dân lập) và thời gian đào tạo. so với thời điểm tháng 9/2007, đến thời điểm 31/12/2013, tức là sau hơn 5 năm thực hiện Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, doanh số cho vay của chương trình là 43.362 tỷ đồng, với hơn 3 triệu HSSV được vay vốn [32, tr.3].

Số tiền giải ngân của chương trình cho vay HSSV 5 năm qua cũng có tốc độ tăng trưởng khá cao (bảng 2.3).

Bảng 2.3: Dƣ nợ tín dụng HSSV tƣ̀ năm 2009-2013

Đơn vị: tỷ đồng; %

Năm 2009 2010 2011 2012 2013

Dư nợ 18.231 26.052 33.446 35.802 34.262 Tăng trưởng dư nợ 87% 42,9% 28,4% 7% - 4,3%

Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH từ năm 2009 đến năm 2013

Theo số liệu ở bảng trên, dư nợ HSSV liên tục tăng lên trong 5 năm qua, song mức tăng lại có xu hướng chậm lại, thậm chí có năm bị giảm. Cụ thể, năm 2009, dư nợ đạt 18.231 tỷ đồng, tăng 87% so với năm trước, nhưng đến năm 2010 mặc dù dư nợ vẫn lớn, với 26.052 tỷ đồng, nhưng tốc độ tăng so với năm trước chỉ còn 42,9%. Tương ứng, các số liệu của năm 2011- 2012 - 2013 lần lượt là: 33.446 tỷ và 28,5% - 35.802 tỷ và 7% - 34.262 tỷ đồng và -4,3%.

Sự giảm sút của dư nợ tín dụng HSSV trong năm 2013 cũng nằm trong tình hình chung của cả nền kinh tế, do những khó khăn của nền kinh tế trong nước và tác động của khủng hoảng nợ công tại châu Âu, trong khi hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 chưa được khắc phục.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ

Bảng 2.4: Dƣ nợ cho vay Học sinh sinh viên theo đối tƣợng thụ hƣởng

Đơn vị: triệu đồng; hộ; %

Chỉ tiêu

Dư nợ 31/12/2009 Dư nợ 31/12/2010 Dư nợ 31/12/2011 Dư nợ 31/12/2012 Dư nợ 31/12/2013

Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Tổng số 1.531.228 18.230.856 1.792.000 26.052.011 1.975.372 33.446.486 1.886.298 35.802.270 1.701.402 34.261.794 HSSV mồ côi 5.630 40.453 5.696 60.697 2.033 31.832 2.081 35.745 2.006 35.663 Tỷ trọng 0,37 0,22 0,32 0,23 0,10 0,10 0,11 0,10 0,13 0,1 Hộ nghèo 513.733 5.926.217 493.642 7.185.526 563.825 9.576.026 532.459 10.116.296 451.325 9.264.191 Tỷ trọng 33,55 32,51 27,55 27,58 28,54 28,63 28,23 28,26 26,53 27,04 Hộ cận nghèo 601.181 7.307.926 684.350 9.966.043 690.987 12.113.352 676.976 13.766.228 632.018 13.522.517 Tỷ trọng 39,26 40,09 38,19 38,25 34,98 36,22 35,89 38,45 37,14 39,47 Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất 408.968 4.939.048 608.143 8.838.265 716.717 11.712.604 671.579 11.853.066 612.963 11.402.267 Tỷ trọng 26,71 27,09 33,94 33,93 36,28 35,02 35,60 33,11 36,01 33,28 Bộ đội xuất ngũ 214 1.473 418 4.154 524 5.894 Tỷ trọng 0,01 0,00 0,02 0,01 0,03 0,02 Lao động NT học nghề 1.593 11.169 2.768 26.768 2.566 31.262 Tỷ trọng 0,08 0,03 0,15 0,07 0.16 0,09

Số liệu ở bảng 2.4 cho thấy, dư nợ tín dụng cho vay HSSV tăng qua các năm trong giai đoạn 2009 - 2012, và sang năm 2013 có giảm nhẹ. Đối tượng thụ hưởng ở đây tập trung chủ yếu vào hộ nghèo, hộ cận nghèo và hộ khó khăn đột xuất về tài chính. Cụ thể, tỷ trọng về số hộ vay vốn HSSV của hộ nghèo năm 2009 cao nhất, chiếm 33,55% trên tổng số hộ vay và giảm dần đến tháng 12/2013 là 26,53%. Tỷ trọng số hộ cận nghèo vay vốn HSSV là 39,26%, tháng 12/2013 là 37,14%. Tỷ trọng hộ khó khăn đột xuất về tài chính vay vốn HSSV lại tăng lên từ năm 2009 chỉ đạt 26,71% thì năm 2013 lên đến 36,01%.

Dư nợ tín dụng HSSV cho vay từng đối tượng thụ hưởng cũng có những biến động qua các năm. Năm 2009, tỷ trọng hộ nghèo vay vốn tín dụng HSSV đạt 27,55% trên tổng dư nợ cho vay HSSV, năm 2013 giảm nhẹ xuống còn 27,04%. Tỷ trọng dư nợ của hộ cận nghèo năm 2009 chiếm 40,09% và đến tháng 12/2013 là 39,47%. Còn tỷ trọng dư nợ hộ khó khăn đột xuất về tài chính tăng lên, năm 2009 chiếm 27,09 %, năm 2013 đạt cao nhất, chiếm 33,28%.

Bảng 2.5: Dƣ nợ cho vay HSSV theo loại hình đào đạo Đơn vị: triệu đồng; % Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng số 19.930.854 100 26.052.012 100 33.446.496 100 35.802.270 100 34.261.788 100 HSSV Đại học 7.798.386 42,78 11.535.604 44,28 14.808.914 44,28 16.559.434 46,25 17.188.624 46,85 HSSV Cao đẳng 5.578.977 30,6 8.122.431 31,18 11.490.795 34,36 12.498.475 34,91 11.292.862 34,62 HSSV học Trung cấp 4.458.631 26,1 6.298.338 24,18 7.078.542 21,16 6.709.880 18,74 4.780.549 18,38 HSSV học nghề dưới 01 năm 94.860 0,52 95.639 0,36 68.245 0,2 34.481 0,1 999.753 0,15

Theo số liệu ở bảng trên, dư nợ cho vay HSSV học đại học thường chiếm tỷ lệ cao nhất, từ 42-gần 47% tổng dư nợ. Kế tiếp là HSSV học cao đẳng với tỷ lệ từ 30 - gần 35% tổng dư nợ. Thấp nhất là HSSV học nghề dưới một năm. Năm 2009 cho vay HSSV học nghề chiếm 0,52% tổng dư nợ, con số đó giảm xuống còn 0,3% năm 2010 và chỉ còn 0,15% năm 2013. Nguyên nhân của tình trạng đó là do tâm lý của HSSV hệ học nghề lo lắng về việc làm trong tương lai, nên không mạnh dạn đầu tư, tức là không dám vay vốn để đi học.

Biểu đồ 2.2 sẽ cho thấy rõ hơn về cơ cấu dư nợ HSSV vào 3 thời điểm (2009; 2011 và 2013) của 4 cấp học khác nhau (đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề).

Biểu đồ 2.2. Dƣ nợ cho vay HSSV phân theo loại hình đào tạo

Bảng 2.6: Cơ cấu dƣ nợ HSSV phân theo vùng (Tính đến 31/12/2013) Đơn vị: HSSV; triệu đồng, % Chỉ tiêu Vùng HSSV Dư nợ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số 2.093.881 100 34.261.794 100 Đồng bằng Sông Hồng 429.214 20,5 7.302.791 21,3 Đông Bắc Bộ 214.093 10,23 3.374.541 9,84 Tây Bắc Bộ 41.993 2,0 615.759 1,8 Bắc Trung Bộ 433.086 20,68 7.531.569 22,0

Duyên Hải Miền Trung 229.103 10,94 3.686.691 10,76

Tây Nguyên 148.118 7,07 2.444.456 7,13

Đông Nam Bộ 246.537 11,78 3.723.852 10,88

Đồng bằng Sông Cửu long 351.737 16,8 5.582.135 16,29 Nguồn: Báo cáo tín dụng NHCSXH từ năm 2009 đến 2013

Nếu xét dư nợ HSSV theo vùng kinh tế, Bắc Trung bộ và Đồng bằng Sông Hồng chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp đến là Đồng bằng Sông Cửu long và thấp nhất là vùng Tây Bắc và Tây Nguyên. Điều này cũng phản ánh đúng với thực tế là người dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh là vùng đất hiếu học nhưng kinh tế kém phát triển, nên nhu cầu vay vốn lớn. Tại đây có đến 433.086 HSSV vay vốn NHCSXH, với dư nợ 7.531.569 triệu đồng (chiếm tỷ trọng cao nhất nước, với tỷ lệ 20,68% tổng số HSSV và 22% tổng dư nợ). Tây Bắc và Tây Nguyên là vùng cao, vùng sâu, không chỉ có khăn về kinh tế mà còn khó khăn về đi lại, cộng thêm với mặt bằng dân trí thấp, do đó học phổ thông đã khó đối với họ, thì học đại học, cao đẳng càng khó gấp bội. Vậy nên số HSSV và số tiền vay của hai vùng này thấp nhất nước là điều dễ hiểu.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu dƣ nợ cho vay HSSV phân theo vùng

Bảng 2.7: Dƣ nợ HSSV theo phƣơng thức cho vay

Đơn vị: triệu đồng; hộ; %

Chỉ tiêu Dư nợ 31/12/2009 Dư nợ 31/12/2010 Dư nợ 31/12/2011 Dư nợ 31/12/2012 Dư nợ 31/12/2013

Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Số hộ, HSSV Số tiền Tổng số 1.531.228 18.230.856 1.792.000 26.052.011 1.975.372 33.446.486 1.886.289 35.802.270 1.701.402 34.261.794 Tỷ lệ 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Cho vay trực tiếp 5,630 40,453 5,696 60,697 2,033 31,832 2,081 35,745 2.724 10.850

Tỷ lệ 0,36 0,22 0,32 0,23 0,1 0,09 0,11 0,1 0,16 0,03

Ủy thác qua các

tổ chức CTXH 1.525.598 18.190.403 1.786.304 25.991.313 1.973.339 33.414.654 1.884.208 35.766.525 1.698.678 34.250.944

Tỷ lệ 99,64 99,78 99,68 99,77 99,9 99,91 99,89 99,9 99,84 99,97

Bảng 2.7 cho thấy, trong hoạt động cho vay HSSV của NHCSXH thì phương thức cho vay ủy thác chiếm vị trí chủ đạo. Tỷ trọng cho vay theo phương thức này thường chiếm trên 99% tổng dư nợ cho vay của chương trình. Còn phương thức cho vay trực tiếp chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Đó là vì NHCSXH áp dụng theo 2 phương thức cho vay là cho vay HSSV thông qua các hộ gia đình được thực hiện ủy thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội và chỉ cho vay trực tiếp đối với HSSV mồ côi cả cha hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động, do đó tỷ lệ cho vay trực tiếp là rất ít.

* Dư nợ cho vay HSSV phân theo mức độ rủi ro

Bảng 2.8: Dƣ nợ HSSV phân theo mức độ rủi ro

Đơn vị: tỷ đồng, % Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013 Dƣ nợ HSSV 18.231 26.052 33.446 35.802 34.262 Trong đó: 1. Nợ trong hạn 18.181 25.846 33.301 35.655 34.093 Tỷ lệ 99,7 99,2 99,56 99,58 99,5 2. Nợ quá hạn 47,3 78,74 144,7 167 168 3. Nợ khoanh 2,2 2,2 1,2 Tỷ lệ (Nợ quá hạn+ Nợ khoanh) 0,27 0,31 0,44 0,47 0,49 Nguồn: Báo cáo tín dụng hàng năm của NHCSXH

Diễn biến dư nợ từ năm 2009 đến 2013 tại NHCSXH cho thấy, hoạt động tín dụng HSSV tại ngân hàng khá an toàn. Tỷ lệ dư nợ trong hạn hàng năm so với tổng dư nợ cho vay HSSV thường chiếm khoảng trên 99%. Còn nợ quá hạn và nợ khoanh chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 0,5%.

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu dƣ nợ HSSV phân theo mức độ rủi ro

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)