Kinh nghiệm cho vay học sinh sinh viên của một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 31)

7. Bố cục của luận văn

1.3.1.Kinh nghiệm cho vay học sinh sinh viên của một số nước trên thế giới

Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đều quan tâm đến chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhà nước các nước thường tổ chức huy động các nguồn lực tài chính để cho vay các đối tượng này nhằm tạo việc làm, cải thiện đời sống, hạn chế tình trạng đói nghèo. Cụ thể, Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi về cơ chế cho vay, lãi suất cho vay; điều kiện cho vay, cơ chế xử lý rủi ro... Tuỳ theo quan điểm của mỗi quốc gia mà những cơ chế chính sách được đưa ra có sự khác nhau.

1.3.1.1. Kinh nghiê ̣m của nước Anh

Tại Anh, nước đứng hàng đầu trên thế giới cũng như ở châu Âu về giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, ngân sách nhà nước được đầu tư trực tiếp cho các trường đại học. Về chính sách đối với sinh viên đại học, Chính phủ Anh cho phép họ được vay tiền đóng học phí, sau khi ra

trường, nếu đi làm có thu nhập dưới 15.000 bảng/năm trở xuống thì chưa phải trả nợ. Lãi suất được nhà nước trợ cấp hiện nay là 2,2%/năm. Thời gian trả nợ hiện nay là 25 năm và dự kiến tăng lên 30 năm trước khi được nhà nước xoá nợ. Theo Chính phủ Anh, tấm bằng đại học giúp người được cấp bằng đóng góp nhiều hơn cho xã hội và có thu nhập cao hơn; đồng thời mang lại lợi ích quốc gia thông qua giúp tăng trưởng kinh tế cao hơn và cải thiện môi trường xã hội tốt hơn [61, TS Phạm Thị Lý (2007), Tài chính cho giao dục đại học dịch từ bài viết của tác giả Nicholas Barr đăng trên trang http.imf.org].

1.3.1.2. Kinh nghiê ̣m của Trung Quốc

Tại Trung Quốc, kể từ năm 1999 đã có hai chương trình tín dụng cho học sinh sinh viên được Chính phủ thực hiện. Trong đó, một chương trình do Chính phủ trợ cấp và chương trình thứ hai hoạt động theo hình thức thương mại.

Chương trình cho sinh viên vay vốn do Chính phủ trợ cấp là chương trình cho vay chính ở Trung Quốc. Đối tượng sinh viên được thụ hưởng là những sinh viên nghèo hệ chính quy tập trung ở các trường Đại học công lập. Nguồn vốn cho vay do 04 ngân hàng thương mại nhà nước cấp. Các cơ sở giáo dục xử lý bước đầu đơn xin vay vốn nhưng các ngân hàng thương mại vẫn chịu trách nhiệm lựa chọn, cho vay và thu nợ và chịu rủi ro khi khách hàng không trả nợ. Khách hàng chỉ phải trả một nửa lãi suất cho vay, một nửa lãi suất còn lại do Chính phủ chi trả. Mặc dù NHTM cấp vốn vay nhưng tổng số vốn vay lại do hệ thống chỉ tiêu kiểm soát theo tổng số lãi Chính phủ hỗ trợ và sự sẵn sàng cấp vốn vay của NHTM. Sinh viên vay vốn không cần người bảo lãnh và phải trả nợ trong vòng 4 năm sau khi tốt nghiệp [61, Adrerman, Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bài học từ năm nghiên cứu điển hình ở Châu Á].

thông thường do các NHTM thực hiện dành cho các sinh viên trường tư thục và công lập mà không tính đến hoàn cảnh kinh tế xã hội, lãi suất cho vay theo lãi suất thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 31)