Nâng cao chất lượng các hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 78)

7. Bố cục của luận văn

3.2.3. Nâng cao chất lượng các hoạt động cho vay

Chất lượng dịch vụ cho vay là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Chất lượng dịch vụ tín dụng thể hiện ở thời gian thực hiện các thủ tục hành chính nhanh gọn, thái độ nhân viên niềm nở, tận tụy; đối tượng vay vốn được hướng dẫn rõ ràng; và đồng vốn đến đúng và kịp thời các đối tượng thụ hưởng... Nếu chất lượng dịch vụ tốt, ngân hàng sẽ có

cơ hội huy động được nguồn vốn nhiều hơn do đó đối tượng HSSV được tiếp cận với nguồn vốn chính sách cũng nhiều hơn. Theo đó, nhiều HSSV có hoàn cảnh khó khăn vẫn tiếp tục được tới trường.

Việc nhiều HSSV được vay vốn và tiếp tục tới trường đồng nghĩa với việc chất lượng nguồn nhân lực của đất nước được nâng cao, đến lượt nó lực lượng này sẽ thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh hơn. Nói cách khác, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay HSSV không chỉ có vai trò trước mắt, mà còn có ý nghĩa lâu dài; không chỉ có tác động trực tiếp, mà còn có tác động gián tiếp, lan tỏa đến nhiều mặt của đời sồng chính trị-xã hội.

Để nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HSSV, trong thời gian tới, NHCSXH Việt Nam cần trú trọng các vấn đề chủ yếu sau:

Thứ nhất, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội được ngân hàng ủy thác, nhất là cácTổ giao dịch lưu động tại xã. Đặc biệt, NHCSXH cần phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và cơ quan quản lý HSSV để nắm chắc tình hình HSSV vay vốn. Chẳng hạn thông qua Website "Vay vốn đi học" của Bộ Giáo dục và Đào tạo, NHCSXH sẽ cùng Bộ này quản lý việc sử dụng nguồn vốn vay của HSSV, hoặc tuyên truyền sâu rộng trong toàn thể HSSV về ý nghĩa, mục đích của chương trình tín dụng ưu đãi đối với họ, nhắc nhở họ về trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng và yêu cầu HSSV ký cam kết trả nợ khi đến hạn.

Quy trình nghiệp vụ cho vay của NHCSXH đến người vay là một quy trình khép kín. Tiền từ Ngân hàng được giải ngân cho vay đến người vay và sau một thời gian nhất định lại quay trở về Ngân hàng. Quy trình này phân chia thành 9 công đoạn, trong đó NHCSXH thực hiện 3 công đoạn (gồm: (1) thực hiện giải ngân vốn cho vay trực tiếp đến từng hộ gia đình trong tổ vay vốn; (2) thực hiện thu nợ, thu lãi, thu tiền gửi tiết kiệm của các thành viên theo định kỳ thỏa thuận; (3) Tổ chức hạch toán, lưu trữ hồ sơ và thực hiện

chế độ điện báo, báo cáo thống kê theo quy định), còn 6 công đoạn (gồm: (1) Thông báo và phổ biến các chính sách tín dụng có ưu đãi của Chính phủ đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, chỉ đạo tổ chức họp các đối tượng thuộc diện thụ hưởng các chính sách tín dụng ưu đãi có nhu cầu vay vốn; (2)Chỉ đạo, hướng dẫn thành lập Tổ TK&VV, tổ chức họp Tổ để kết nạp thành viên vào Tổ TK&VV, bầu Ban quản lý Tổ, xây dựng quy ước hoạt động của Tổ, bình xét công khai các hộ có nhu cầu và đủ điều kiện vay vốn đưa vào Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH (mẫu số 03/TD) trình UBND cấp xã xác nhận, đề nghị ngân hàng cho vay. Nhận và thông báo kết quả phê duyệt danh sách hộ gia đình được vay vốn cho Tổ TK&VV để Tổ TK&VV thông báo đến từng hộ gia đình được vay vốn. Cùng Tổ TK&VV chứng kiến việc giải ngân, thu nợ, thu lãi của người vay tại các Điểm giao dịch của NHCSXH; (3) Phối hợp với Ban quản lý Tổ TK&VV kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay, đôn đốc người vay trả nợ gốc, lãi theo định kỳ đã thoả thuận, thông báo kịp thời cho NHCSXH nơi cho vay về các trường hợp sử dụng vốn vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, chết, mất tích…) và rủi ro do nguyên nhân chủ quan như: sử dụng vốn vay sai mục đích,… để có biện pháp xử lý thích hợp, kịp thời; (4) Đôn đốc Ban quản lý Tổ TK&VV thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm đã ký với NHCSXH, chỉ đạo và giám sát Ban quản lý Tổ TK&VV trong các việc sau: Đôn đốc các tổ viên đem tiền đến điểm giao dịch của NHCSXH để trả nợ gốc theo kế hoạch trả nợ đã thoả thuận, thực hiện việc thu lãi, thu tiền tiết kiệm (đối với các Tổ TK&VV được NHCSXH uỷ nhiệm thu) hoặc đôn đốc các tổ viên đem tiền đến Điểm giao dịch của NHCSXH để trả lãi, gửi tiết kiệm (nếu có) theo định kỳ đã thoả thuận (đối với các tổ TK&VV không được NHCSXH uỷ nhiệm thu), định kỳ hàng quý, 6 tháng, cả năm hoặc đột xuất (theo yêu cầu của ngân hàng), phối hợp cùng NHCSXH cấp huyện tiến hành đánh giá hoạt động

của từng Tổ để xếp loại Tổ theo tiêu chí, những Tổ yếu kém, không còn khả năng hoạt động thì tổ chức sáp nhập, giải thể theo quy định; (5) Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra quá trình sử dụng vốn của người vay (theo mẫu số 06/TD); kiểm tra hoạt động của các Tổ TK&VV (theo mẫu 16/TD) và của tổ chức chính trị - xã hội cấp dưới thuộc phạm vi quản lý theo định kỳ hoặc đột xuất. Phối hợp cùng NHCSXH và chính quyền địa phương xử lý các trường hợp nợ chây ỳ, nợ quá hạn và hướng dẫn hộ vay lập hồ sơ đề nghị xử lý nợ bị rủi ro do nguyên nhân khách quan (nếu có); (6) Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ. Tổ chức giao ban, sơ kết, tổng kết theo định kỳ để đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc; bàn biện pháp và kiến nghị xử lý nợ đến hạn, nợ quá hạn, nợ bị rủi ro, nợ bị xâm tiêu (nếu có) và bàn phương hướng, kế hoạch thực hiện trong thời gian tới… Tổ chức tập huấn nghiệp vụ uỷ thác cho cán bộ tổ chức Hội, cán bộ Tổ TK&VV. Phối hợp với các cơ quan chức năng để phổ biến, tuyên truyền chủ trương, chính sách có liên quan đến chính sách tín dụng ưu đãi và tập huấn công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư... để giúp người vay sử dụng vốn vay có hiệu quả) được ủy thác cho vay thông qua 4 tổ chức chính trị - xã hội làm dịch vụ, bao gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Việc tổ chức Hội làm dịch vụ ủy thác được Chính phủ quy định tại Điều 5, Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 nhằm chuyển tải vốn của Chính phủ đến đúng đối tượng được thụ hưởng nhanh nhất, hiệu quả nhất.

Cần triển khai làm tốt, đầy đủ 6 công đoạn ủy thác và thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình cao hơn nữa trong thực hiện nhiệm vụ là đơn vị tham gia chính sách tín dụng theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 78. Từng cấp Hội từ trung ương đến xã cần tổ chức đánh giá lại việc thực hiện dịch vụ ủy thác, rút kinh nghiệm trong chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện, xem xét lại hiệu

quả làm việc của cán bộ được bố trí làm công việc này. Đồng thời tìm các giải pháp ngăn chặn sai sót phát sinh và khắc phục dần những sai sót, tồn tại nêu trên và làm tốt công tác tuyên truyền, vận động để người vay nhận thức đầy đủ về tín dụng chính sách và nâng cao trách nhiệm, ý thức trả nợ.

Cùng NHCSXH nâng cao chất lượng tín dụng, đặc biệt cần tập trung củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ, nâng cao hiệu quả hoạt động tại điểm giao dịch xã. Cùng Ban quản lý Tổ theo dõi việc sử dụng vốn của người vay để hạn chế nợ quá hạn phát sinh và tập trung thu hồi nợ quá hạn đang tồn đọng.

Nghiên cứu để tìm biện pháp thích hợp cho việc chấm dứt tình trạng phát sinh nợ bị xâm tiêu, chiếm dụng của cán bộ Hội cũng như Ban quản lý Tổ TK&VV. Đồng thời, NH cũng cần tập trung xử lý dứt điểm các khoản nợ xâm tiêu, chiếm dụng đang còn tồn đọng.

Tăng cường và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát đối với hoạt động ủy thác, thực hiện đối chiếu nợ công khai hàng năm theo quy định, đặc biệt là kiểm tra hoạt động của Tổ TK&VV một cách thường xuyên, có chất lượng.

Đánh giá hoạt động của Tổ chức Hội từng cấp gắn với công tác thi đua - khen thưởng, tạo động lực thi đua và có hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, làm không tốt.

Để nguồn vốn tín dụng chính sách và việc ủy thác cho vay đạt hiệu quả, cần giúp người vay cách thức làm ăn, biết kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công.

Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ Tiết kiệm và vay vốn NHCSXH áp dụng phương thức cho vay thông qua hộ gia đình trên cơ sở thiết lập các tổ TK&VV ở thôn, bản, ấp có sự quản lý giám sát của các tổ chức chính trị - xã hội. Do đó, Tổ TK&VV là những người gần gũi nhất đối với các hộ gia đình vay vốn, nắm bắt được những biến động về đời sống

kinh tế, xã hội của từng hộ gia đình.

Vì vậy Tổ TK&VV có vai trò rất quan trọng trong việc đôn đốc hộ gia đình trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã cam kết, động viên, khuyến khích người vay khi con em họ học xong ra trường kiếm việc làm có trách nhiệm gửi tiền về cho gia đình để trả nợ Ngân hàng.

Thứ ba, nâng cao chất lượng hoạt động của cácTổ giao dịch lưu động tại xã.

Các tổ giao dịch lưu động tại xã là "cánh tay" nối dài của NHCSXH trong thực hiện hoạt động cho vay chính sách nói chung và cho vay HSSV nói riêng. Nhờ có các tổ giao dịch lưu động này mà cho vay của ngân hàng tốt hơn. Mọi dịch vụ liên quan đến người nghèo, đến gia đình HSSV có hoàn cảnh khó khăn như: vay vốn, thu nợ, thu lãi,... đều được ngân hàng giải quyết ngay tại xã thông qua các Tổ giao dịch lưu động. Điều đó giúp giảm thiểu được thời gian và chi phí cho đối tượng trong việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ. Có thể thấy, mô hình giao dịch tại xã đã làm cho chính sách gần người dân hơn, do đó nó đi vào cuộc sống nhanh hơn.

Vì vậy NHCSXH cần tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ giao dịch lưu động, duy trì lịch giao dịch, tổ chức giao dịch cố định hàng tháng tại xã để thu hồi nợ, xử lý nợ đến hạn theo qui định, cải tiến hồ sơ, thủ tục vay vốn để phục vụ thuận lợi, nhanh chóng, chính xác cho các đối tượng được thụ hưởng chương trình tín dụng đối với HSSV nói riêng và các chương trình tín dụng ưu đãi nói chung. Phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Hội, Đoàn thể, Chính quyền địa phương để xử lý nghiêm túc đối với những hộ vay đến hạn, quá hạn có khả năng và điều kiện nhưng cố tình trây ỳ không chịu trả nợ.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)