Nâng cao năng lực tham mưu của Ngân hàng Chính sách xã hội,

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 77)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2. Nâng cao năng lực tham mưu của Ngân hàng Chính sách xã hội,

đồng thời tăng cường sự phối kết hợp với các Bộ, ngành liên quan

Hoạt động của NHCSXH gắn kết với nhiều cơ quan ban ngành, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Vì vậy, để phát triển hoạt động tín dụng HSSV đạt hiệu quả cao thì cần phải phát huy được mối quan hệ này, tức là phải nâng cao vai trò tham mưu của ngân hàng cho các cơ quan liên quan trực tiếp là Ủy ban nhân dân các cấp và Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp. Cụ thể:

Thứ nhất, tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp

NHCSXH cần thể hiện rõ hơn nữa vai trò hoạt động tín dụng của mình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong ổn định xã hội, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống, nâng cao trình độ cho người dân.

Chính quyền sở tại là người đồng hành cũng NHCSXH trong công cuộc xóa đói giảm nghèo nói chung và cho vay HSSV nói riêng. Họ là người nắm rõ hoàn cảnh của từng hộ gia đình, của từng em HSSV nên việc xét duyệt danh sách đối tượng thụ hưởng sẽ rất chính xác. Tuy nhiên, cán bộ chính quyền địa phương lại thiếu kiến thức về nghiệp vụ cho vay và huy động vốn.

Vì vậy, khi Ngân hàng làm cho cán bộ chính quyền địa phương hiểu được vai trò của mình trong hoạt động này, chỉ cụ thể cho họ cần phải làm

gì và làm thế nào thì cấp ủy và chính quyền sẽ thực hiện hết trách nhiệm mà Chính phủ giao cho họ và họ sẽ ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho NHCSXH các cấp hoạt động. Họ sẽ không chỉ được tạo điều kiện trong hoạt động cho vay, mà cả trong hoạt động huy động vốn.

Thứ hai, tham mưu cho Ban đại diện HĐQT NHCSXH các cấp

Ban đại diện HĐQT các cấp của NHCSXH là đơn vị chỉ đạo, là cơ quan chính quyền sở tại. Giám sát việc tổ chức thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước về công tác cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hạn chế thấp nhất các sai phạm và rủi ro trong hoạt động tín dụng chính sách, ngăn ngừa tiêu cực có thể xảy ra. Do đó, NHCSXH phát huy tốt chức năng tham mưu sẽ là cơ hội cho hoạt động của NHCSXH phát triển bền vững.

Bên cạnh việc nâng cao vai trò tham mưu cho Ủy ban nhân dân và Ban đại diện Hội đồng quản trị, NHCSXH cần phối hợp chặt chẽ với các tổ chức chính trị - xã hội nhằm nâng cao chất lượng thực hiện dịch vụ ủy thác, phát huy vai trò kiểm tra, giám sát đối với hoạt động của các tổ TK&VV ở thôn, bản trong việc bình xét đối tượng vay vốn và sử dụng vốn vay của HSSV. Sự phối kết hợp đó sẽ vừa đảm bảo tính công khai, minh bạch, vừa phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi cho HSSV nói riêng và cho các đối tượng chính sách nói chung.

Một phần của tài liệu Phát triển tín dụng đối với Học sinh sinh viên tại Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)