7. Bố cục của luận văn
2.2.1 Phân tích tình hình tài chính của công ty qua bảng CĐKT
- Đánh giá khát quát về sự biến động của tài sản và nguồn vốn
Bằng việc tiến hành so sánh tổng tài sản qua các năm 2009, 2010, 2011 ta thấy được sự biến động về giá trị và kết cấu. Để đánh giá về tình hình biến động tài sản, ta lập bảng phân tích sau:
Trong tổng tài sản: Loại A: tài sản ngắn hạn, loại B: Tài sản dài hạn. Trong tổng nguồn vốn: Loại A: Nợ phải trả, loại B: Vốn chủ sở hữu.
Bảng 2.4: Tình hình biến động tổng tài sản và nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Giá trị Cơ cấu
(%) Giá trị Cơ cấu (%) Giá trị Cơ cấu (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tổng tài sản 55,593 100.00 98,812 100.00 139,362 100.00 43,219 77.74 40,550 41.04 Loại A 53,591 96.40 93,812 94.94 135,617 97.31 40,220 75.05 41,806 44.56 Loại B 2,002 3.60 5,000 5.06 3,745 2.69 2,999 149.80 - 1,256 -25.10 Tổng NV 55,593 100.00 98,812 100.00 139,362 100.00 43,219 77.74 40,550 41.04 Loại A 45,593 82.01 88,812 89.88 129,362 92.82 43,219 94.79 40,550 45.66 Loại B 10,000 17.99 10,000 10.12 10,000 7.18 - 0.00 - 0.00
Qua bảng 2.4, khi so sánh tổng tài sản ( nguồn vốn ) năm 2009 và 2010 ta thấy, giá trị tài sản ( nguồn vốn ) đã tăng khá nhiều, cụ thể tăng lên 77,74%, tương ứng tăng 43,219 triệu đồng.
Khi so sánh năm 2010 và năm 2011 thấy rằng: tổng tài sản ( nguồn vốn ) của công ty tiếp tục tăng với tỷ lệ có thấp hơn so với năm trước. Năm 2011, tổng giá trị tài sản tăng so với năm 2010 là 40,550 triệu đồng, tức là tăng 41,04%.
Như vậy, tình hình biến động tài sản của công ty biến động khá ổn định. Mức giảm chủ yếu là do khoản mục tài sản dài hạn giảm xuống. Do vốn chủ sở hữu được công ty mẹ cấp xuống nên không có sự biến động qua các năm. Phần Nợ phải trả cũng tăng qua các năm, với sự tăng mạnh trong năm 2010 với tỷ lệ so với 2009 đạt 94,79%.
Nhà quản trị đưa ra quyết định: Thu hẹp khoản mục tài sản dài hạn, thay vào đó là đầu tư hơn vào khoản mục tài sản ngắn hạn, nhằm tăng khả năng thu hồi vốn nhanh hơn trong thời kỳ kinh tế nhiều biến động.
Tình hình đảm bảo nguồn vốn - Cân đối 1:
Nguồn vốn ( B ) = Tài sản [A (I, II, IV, V)] + Tài sản [B (II, III, IV)]
Áp dụng số liệu từ bảng cân đối kế toán của công ty trong 3 năm ta được bảng 2.5.
Bảng 2.5 Bảng thể hiện mối quan hệ cân đối 1
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Vế trái 10,000 10,000 10,000
Vế phải 3,282 5,944 8,059
( Số liệu lập bảng được trích từ bảng cân đối kế toán của công ty)
Qua bảng 2.5 ta thấy, trong cả 3 năm, vế trái của cân đối 1 luôn lớn hơn vế phải, điều này cho thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty vẫn còn thừa khá nhiều vốn cho các mục đầu tư tài sản. Nhà quản trị ra quyết định mở rộng đầu tư, lĩnh vực phát triền để khai thác có hiệu quả nguồn được cấp.
51
- Cân đối 2:
Nguồn vốn ( B ) + Nguồn vốn [A (II)] = Tài sản [ B (II,III,IV,V)] Áp dụng số liệu ta được bảng 2.6.
Bảng 2.6 Bảng thể hiện mối quan hệ cân đối 2
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Vế trái 10,000 10,000 10,000 Vế phải 2,002 5,000 3,745
( Số liệu lập bảng được trích từ bảng cân đối kế toán của công ty)
Trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011, vế trái của cân đối 2 luôn lớn hơn vế phải, điều này chứng tỏ, nguồn vốn dài hạn của công ty đã đủ bù đắp cho các loại tài sản dài hạn, công ty không dùng tới nợ ngắn hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn, nhà quản trị tạm thời yên tâm rằng khả năng thanh toán trong ngắn hạn ít rủi ro.
- Phân tích tình hình tài sản của công ty qua bảng CĐKT
Như trên đã phân tích, tổng tài sản của công ty tăng qua 3 năm. Mức tăng của năm 2011 chậm hơn so với năm 2010. Để tìm hiểu kỹ hơn về sự thay đổi các khoản mục và việc ra quyết định của nhà quản trị, ta lập bảng phân tích 2.7 sau:
Bảng 2.7: Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu tài sản
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Cơ cấu
(%) Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) A. TSNH 53,591 96.40 93,812 94.94 135,617 97.31 40,220 75.05 41,806 44.56 1. Tiền mặt 1,173 2.11 563 0.57 353 0.25 - 610 52.02 - 210 - 37.30 2. Các khoản ĐTTCNH
3. Các khoản phải thu 50,305 90.50 87,867 88.92 127,558 91.53 37,557 74.65 39,691 45.17
4. Hàng TK 1,524 2.74 5,140 5.20 7,361 5.28 3,616 237.26 2,222 43.23 5. TSNH khác 585 1.05 242 0.24 344 0.25 - 343 - 58.64 102 42.33 B. TSDH 2,002 3.60 5,000 5.06 3,745 2.69 2,999 149.80 - 1,255 - 25.10 1. Các khoản phải thu
DH
2. TSCĐ 1,981 3.56 2,776 2.81 1,879 1.35 795 40.12 - 897 - 32.33 3. TSDH khác 21 0.04 2,224 2.25 1,867 1.34 2,204 10,747.74 - 358 - 16.09 Tổng tài sản 55,593 100.00 98,812 100.00 139,362 100.00 43,219 77.74 40,551 41.04
Như đã phân tích ở bảng 2.7, tổng tài sản của công ty tăng qua các năm,cụ thể là:
- Tài sản ngắn hạn: Khi so sánh năm 2009 và 2010, ta thấy rằng khoản mục tài sản ngắn hạn năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, tăng 75,05%, Sang năm 2011, tốc độ tăng giảm xuống, còn 44, 56%. Trong đó:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Tỷ trọng tiền mặt trong tổng tài sản giảm mạnh qua 3 năm. Năm 2009 còn chiếm 2,11% nhưng đến năm 2011 chỉ chếm 0,25%. Tốc độ giảm ở năm 2011 là 37,30%.
+ Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: Hiện tại công ty không có khoản mục đầu tư tài chính ngắn hạn, do theo quyết định đầu tư từ phía tập đoàn.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn: Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản, năm 2009 là 90,05%, năm 2010 là 88,92%, năm 2011 là 91,53%. Năm 2010 tăng 74,65%, năm 2011 tăng 45.17%.
+ Hàng tồn kho: Chiếm tỷ trọng không lớn trong tài sản, năm 2009 chiếm 2,74%, 5,20 % trong năm 2010 và 5,28% trong năm 2011. Khi năm 2010 tăng đến 237,26% so với năm 2009. Sang năm 2011 thì tỷ lệ này là 43,23%.
+ Tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng tài sản và có chiều hướng giảm xuống, cụ thể: Năm 2010 giảm 343 triệu đồng, tương ứng giảm 58,64%. Năm 2011 lại tăng so với năm 2010 là 102 triệu đồng, tức là tăng 42,43%. - Tài sản dài hạn: Với công ty dịch vụ ERP, khoản mục tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản. So với năm 2009 thì trong năm 2010, giá trị khoản mục này tăng đột biến lên mức 2,999 triệu đồng, tương ứng tăng 149,80%. Nhưng sang năm 2011 lại giảm so với năm 2010 là 1,255 triệu đồng, tương ứng giảm 25,10%.
+ Các khoản phải thu dài hạn: Công ty không có các khoản phải thu dài hạn, tình hình thanh khoản diễn ra trong thời gian ngắn hạn.
+ Tài sản cố định: Đây là loại tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản. Qua 3 năm, giá trị tài sản cố định tăng giảm không ổn định, năm 2010 tăng 795 triệu đồng, tương ứng tăng 40,12%, năm 2011 lại giảm 897 triệu đồng, tương ứng giảm 32,33%.
54
Nhìn chung, tất cả các khoản mục tăng, giảm không đều qua 3 năm, năm 2011 lại bị giảm ở hầu như các khoản mục. Một số điểm nổi bật và quyết định của nhà quản trị:
Trong tài sản ngắn hạn:
+ Lượng tiền mặt của công ty sụt giảm qua 3 năm. Mô hình công ty mẹ và công ty con, nên gần như lượng tiền mặt tồn tại công ty là khá ít. Số lượng tăng của những năm trước là do khách hàng chuyển về tại công ty vào ngày cuối năm nên chưa thực hiện điều chuyển lên công ty mẹ. Nhà quản trị đề xuất việc điều chỉnh lượng tiền tồn quỹ để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời tại đơn vị.
+ Tỷ trong hàng tồn kho cũng tăng lên qua 3 năm. Điều này nhằm đi đúng định hướng của nhà quản trị. Nhằm mở rộng quy mô phát triển công ty trong thời gian tới.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản tại công ty. Sự tăng trưởng lớn nhất trong năm 2010. Do khả năng thu hồi nợ bị chậm nên ngay lúc này, nhà quản trị đã đưa ra các chính sách quản lý kịp thời công nợ phải thu, tránh nợ khó đòi.
Trong tài sản dài hạn:
+ Khi nhìn vào bảng phân tích, ta thấy, tài sản cố định chiếm tỷ lệ thấp hơn so với hàng tồn kho, nhà quản trị quyết định hạn chế đầu tư vào việc mua sắm thêm thiết bị máy móc.
- Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty qua bảng CĐKT
Phân tích kết cấu nguồn vốn là việc đi sâu vào nghiên cứu tỷ trọng các yếu tố cấu thành lên nguồn vốn của công ty, tình hình biến động của các chỉ tiêu, qua đó đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cũng như khả năng huy động vốn của công ty. Ta có bảng phân tích 2.8.
Bảng 2.8: Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu nguồn vốn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Cơ cấu (%) Số tiền Cơ cấu (%)
Số tiền Cơ cấu
(%) Tuyệt đối
Tương
đối (%) Tuyệt đối
Tương đối (%) A. Nợ phải trả 45,593 82.01 88,812 89.88 129,362 92.82 43,219 95% 40,550 46% 1. Nợ ngắn hạn 45,593 82.01 88,812 89.88 129,362 92.82 43,219 95% 40,550 46% 2. Nợ dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 - - B. Vốn CSH 10,000 17.99 10,000 10.12 10,000 7.18 - 0.00 - 0.00 1. Vốn CSH 10,000 17.99 10,000 10.12 10,000 7.18 - 0.00 - 0.00 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 - - Tổng NV 55,593 100 98,812 100 139,362 100 43,219 78% 40,550 41%
Qua bảng 2.8, ta có thể thấy nguồn vốn của công ty không nhiều, ít khoản mục cấu thành và có sự biến động không lớn qua 3 năm, hầu hết có chiều hướng tăng lên:
- Nợ phải trả: Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 43,219 triệu đồng, tương ứng với 95%, năm 2011 tăng ít hơn là 40,550 triệu đồng, tương ứng giảm 46% so với năm 2010.
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn quan trọng của công ty vì nó thể hiện khả năng tự chủ về tài chính của công ty, cho thấy tính độc lập về tài chính. Phần nguồn vốn chủ yếu là vốn chủ sở hữu, có sự ổn định qua các năm là do được công ty mẹ cấp vốn. Các khoản mục khác công ty không có dữ liệu.
Với tình hình nguồn vốn như trên, nhà quản trị đưa ra một số quyết định: - Đẩy mạnh tốc độ thanh toán nợ cho nhà cung cấp. Tránh rơi vào tình trạng nợ xấu.
- Tiếp tực thực hiện các khoản vay trong ngắn hạn và dài hạn để mở rộng đầu tư, kinh doanh.
- Phân tích tình hình tài trợ của công ty qua bảng CĐKT
Khi phân tích tình hình tài trợ, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định nên đầu tư tài trợ khoản mục nào trong bảng cân đối kế toán.
Cơ cấu nguồn vốn
- Hệ số nợ = Nợ phải trả / Tổng nguồn vốn Năm 2009 = 45.593/ 55.593= 0,82 Năm 2010 = 88.812/ 98.812= 0,90 Năm 2011 = 129.362/ 139.362= 0,93
- Hệ số vốn chủ sở hữu = Nguồn VCSH / Tổng nguồn vốn = 1 - Hệ số nợ Năm 2009 = 1 - 0,82 = 0,18
Năm 2010 = 1 - 0,90 = 0,10 Năm 2011 = 1- 0,93 = 0,07
Do hệ số nợ của công ty tương đối cao, hệ số tự tài trợ kém hơn hẳn nên nhà quản trị đưa ra quyết định nhằm hạn chế số nợ phải trả của công ty xuống. Nhằm cân đối nguồn vốn cho công ty.
57 - Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn / Vốn CSH Năm 2009 = 0 / 10.000 = 0 Năm 2010 = 0 / 10.000 = 0 Năm 2011 = 0 / 10.000 = 0
Do công ty không có khoản nợ dài hạn nên ta không xét đến sự biến động của khoản mục này. Tình hình thanh khoản của công ty chỉ diễn ra trong ngắn hạn.
Cơ cấu đầu tư tài sản
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn = (TSCĐ và đầu tư dài hạn / Tổng tài sản) * 100
Năm 2009 = (2.002/ 55.593) * 100 = 3,60% Năm 2010 = (5.000/ 98.812) * 100 = 5,06% Năm 2011 = (3.745/ 139.362) * 100 = 2,69%
- Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn = (TSLĐ và đầu tư ngắn hạn / Tổng tài sản) * 100
Năm 2009 = (53.591/ 55.593) * 100 = 96,40% Năm 2010 = (93.811/ 98.812) * 100 = 94,94% Năm 2011 = (135.617/ 139.362) * 100 = 97,31%
Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn biến động không đều qua 3 năm. Do là công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến phần mềm là chủ yếu, không có hoạt động sản xuất nên công ty định hướng đầu tư vào trang bị phương tiện vận tải, truyền dẫn, đầu tư vào sửa chữa các hệ thống thông tin, tầm nhìn, nhằm mở rộng phạm vi kinh doanh, tăng doanh thu cho công ty trong thời gian tới.
- Cơ cấu tài sản = Tài sản ngắn hạn / Tài sản dài hạn Năm 2009 = (53.591/ 2.002) * 100 = 26,77 Năm 2010 = (93.811/ 5.000) * 100 = 18,76 Năm 2011 = (135.617/ 3.745) * 100 = 36,21
Cơ cấu tài sản của công ty tăng qua 3 năm. Nhà quản trị đưa ra quyết định chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn nhiều hơn tài sản dài hạn, mà dễ nhận biết được nhất là sự tăng lên của khoản mục phải thu ngắn hạn.
58
Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn
- Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = (Vốn CSH / Tài sản dài hạn) * 100 Năm 2009 = (10.000 / 2.002) * 100 = 500%
Năm 2010 = (10.000 / 5.000) * 100 = 200% Năm 2011 = (10.000 / 3.745) * 100 = 267%
Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn của công ty quá lớn. Do đó, nhà quản trị ra quyết định đầu tư hơn nữa về các mảng lĩnh vực phần mềm, các lĩnh vực đầu tư vào tài sản dài hạn khác.
Bảng 2.9 Bảng tổng hợp nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư
1. Hệ số nợ 0,82 0,90 0,93 0,08 9,76 0,03 3,33
2. Hệ số vốn CSH 0,18 0,10 0,07 -0,08 -44,44 -0,03 -30
3. Hệ số nợ DH 0 0 0 0 0 0 0
4. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn 3,60% 5,06% 2,69% 1,46% 40,56 -2,37% -46.84
5. Tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn
hạn 96,40% 94,94% 97,31% -1,46% -0.0151 2,37% 2,50
6. Cơ cấu tài sản 26,77 18,76 36,21 -8,01 -1,51 17,45 93,02
- Phân tích tình hình các khoản phải thu, phải trả qua bảng CĐKT
a) Phân tích các khoản phải trả
Phân tích các khoản phải trả là việc lập bảng so sánh các khoản phải trả trong 3 năm, từ năm 2009 đến năm 2011, qua đó đánh giá sự biến động về quy mô và kết cấu của các khoản mục phải trả của công ty.
Bảng 2.10 Bảng phân tích tình hình biến động và cơ cấu các khoản phải trả
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Cơ cấu
(%) Số tiền
Cơ cấu
(%) Số tiền Cơ cấu (%) Tuyệt đối
Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) I.Nợ ngắn hạn 45,593 1.000 88,812 1.000 129,362 1.000 43,219 0.948 40,550 0.457 1.Vay ngắn hạn
2.Người mua trả tiền trước 23,468 0.515 15,556 0.175 29,789 0.230 - 7,911 - 0.337 14,232 0.915
3.Phải trả NB 1,558 0.034 1,665 0.019 2,737 0.021 107 0.069 1,072 0.644
4.Thuế, phải nộp Nhà nước 1,824 0.040 8,004 0.090 6,205 0.048 6,180 3.389 - 1,799 -0.225
5.Phải trả người LĐ 8,708 0.191 5,234 0.059 6,357 0.049 - 3,473 - 0.399 1,123 0.215