Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 30)

7. Bố cục của luận văn

1.2.3Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Phân tích khái quát tính hình tài chính của doanh nghiệp

Có thể khẳng định khi phân tích bảng cân đối kế toán, nhà quản trị sẽ có cách nhìn khái quát nhất về tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty, từ đó có thể đánh

22

giá sơ bộ về tỷ trọng từng loại tài sản, tăng giảm ra sao qua các năm, thấy được trình độ sử dụng vốn để có cách điều chỉnh phù hợp. Đề ra các quyết định cơ bản như: quyết định đầu tư vào tài sản dài hạn, quyết định vốn lưu động, …

Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp, trước tiên phải so sánh tổng tài sản và tổng nguồn vốn giữa các kỳ kế toán, phân tích tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn.

Phân tích tình hình tài sản qua bảng CĐKT

Phân tích về quy mô

So sánh về mặt giá trị để thấy được sự thay đổi về quy mô của tài sản qua các năm nghiên cứu.

Phân tích về kết cấu

Tính toán tỷ trọng của các chỉ tiêu trong phần tài sản so với tổng tài sản để thấy được phần trăm các khoản mục đó chiếm trong tổng tài sản.

Lập bảng so sánh các số liệu phân tích, bao gồm giá trị thể hiện phần quy mô và tỷ lệ phần trăm thể hiện kết cấu, tính toán sự chênh lệch về mặt giá trị tuyệt đối và tương đối giữa các năm nghiên cứu của các khoản mục. Qua so sánh để thấy được sự thay đổi quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ.

Bằng việc phân tích này, nhà quản trị sẽ có những thông tin để ra các quyết định:

- Quyết định đầu tư.

- Quyết định luân chuyển vốn ngắn hạn và dài hạn  Phân tích tình hình nguồn vốn qua bảng CĐKT

Tương tụ như việc phân tích tài sản, phân tích tình hình nguồn vốn qua bảng cân đối kế toán cũng bao gồm:

Phân tích về quy mô

So sánh về mặt giá trị để thấy được sự thay đổi về quy mô của nguồn vốn qua các năm nghiên cứu.

23

Tính toán tỷ trọng của các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn so với tổng nguồn vốn để thấy được phần trăm các khoản mục đó chiếm giữ.

Trên thực tế thường xảy ra một trong hai trường hợp sau gắn với quyết định của nhà quản trị.

- Trường hợp doanh nghiệp không sử dụng hết nguồn vốn để đầu tư tài sản thì sẽ bị chiếm dụng vốn từ bên ngoài.  Nhà quản trị sẽ đưa ra quyết định về việc sử dụng vốn hợp lý với điều kiện doanh nghiệp, tránh được các khoản nợ phải thu khó đòi.

- Trường hợp doanh nghiệp thiếu vốn để trang trải tài sản nên doanh nghiệp phải đi vay các tổ chức bên ngoài hay nói cách khác là doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn  Nhà quản trị cần xây dựng một mô hình kết cấu vốn phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp, tránh gây ra nợ xấu.

Phân tích tình hình tài trợ qua bảng CĐKT

Để phân tích tình hình tài trợ của doanh nghiệp ta đi xem xét ở các khía cạnh liên quan đến cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư thông qua các chỉ tiêu tài chính:

- Cơ cấu nguồn vốn: Phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện

nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn vay hoặc có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Để đánh giá cơ cấu nguồn vốn ta sử dụng hai chỉ tiêu:

+ Hệ số nợ: Được đo bằng tỷ số giữa tổng số nợ phải trả với tổng tài sản hay

tổng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hệ số nợ = Tổng số nợ phải trả Tổng nguồn vốn

Hệ số này nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ các chủ nợ là bao nhiêu phần hay trong 1 đồng vốn kinh doanh thì có mấy đồng do vay nợ mà có.

Do đó, sẽ giúp nhà quản trị ra quyết định cân đối nguồn vốn cho phù hợp, tránh tình trạng mất khả năng thanh khoản khi hệ số nợ quá cao.

+ Hệ số vốn chủ sở hữu ( hệ số tự tài trợ ): Dùng đo lường sự góp vốn của chủ

24

Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu = 1 - Hệ số nợ Tổng nguồn vốn

Hai hệ số này phản ánh mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ, nó cũng phản ánh mức độ mạo hiểm của nhà quản lý doanh nghiệp trong việc tổ chức nguồn vốn kinh doanh của mình. Các chủ nợ thường thích doanh nghiệp nào có hệ số vốn chủ sở hữu càng cao càng tốt vì nó là điều kiện đảm bảo cho các khoản nợ được hoàn trả đúng hạn. [9, tr.236]

Lưu ý rằng, bên cạnh việc xem xét hệ số nợ, để làm rõ hơn về mức độ độc

lập tài chính của doanh nghiệp, ta đi nghiên cứu đến hệ số nợ dài hạn: Chỉ tiêu này

cũng phản ánh mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp đối với chủ nợ.

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn Vốn chủ sơ hữu

Chỉ tiêu này càng cao thì rủi ro của doanh nghiệp càng tăng và mức độ cao hay thấp cũng tuỳ theo từng ngành hoạt động.. Để hạn chế rủi ro tài chính, thường người cho vay chỉ chấp nhận chỉ tiêu này ở mức nhỏ hơn 1 hay nợ dài hạn không được vượt quá vốn chủ sở hữu.

Do đó, nhà quản trị cần đưa ra các quyết định nhằm tăng hoặc giữ ổn định hệ số vốn chủ hữu, cân đối giữa vốn tự có và vốn đi vay phù hợp, tạo uy tín với các tổ chức tín dụng trong việc vay nợ ngân hàng.

- Cơ cấu tài sản: Phản ánh tỷ lệ tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn có trong tổng

tài sản hay trong một đồng vốn kinh doanh thì có bao nhiêu đồng dùng để hình thành tài sản lưu động và bao nhiêu đồng để hình thành tài sản cố định. Cơ cấu tài sản được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu:

Tỷ suất đầu tư vào TSDH =

TSCĐ và đầu tư dài hạn

* 100 = 1 - Tỷ suất đầu tư vào TSNH Tổng tài sản

Tỷ suất đầu tư vào TSNH =

TSLĐ và đầu tư ngắn hạn

* 100 = 1 - Tỷ suất đầu tư vào TSDH Tổng tài sản

25

Nhà quản trị dựa vào các thông tin này để đưa ra các quyết định đầu tư và tài sản ngắn hạn và dài hạn phù hợp. giữ vững năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Thông thường, các doanh nghiệp mong muốn có một cơ cấu tài sản tố ưu, phản ánh cứ một đồng đầu tư vào tài sản dài hạn thì dành ra bao nhiêu đồng để đầu tư vào tài sản ngắn hạn.

Cơ cấu tài sản = Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn

Bên cạnh việc phân tích về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản, để phân tích sâu hơn về tình hình tài trợ, ta xét đến chỉ tiêu:

+ Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn: Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài trợ tài sản

dài hạn băng nguồn vốn chủ sở hữu. [9, tr.241] Tỷ suất tự tài trợ

TSDH =

Vốn chủ sỡ hữu Tài sản dài hạn

Với chỉ tiêu này, giúp nhà quản trị thấy được tình hình tài trợ tài sản bằng hình thức nào và có quyết định tài trợ đúng đắn. Nếu như ỷ suất này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng và ngược lại, nếu nhỏ hơn 1 có nghĩa là một phần tài sản dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn vay, nếu đó là nguồn vốn ngắn hạn thể hiện doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm. Buộc nhà quản trị cần có các định hướng khác phù hợp hơn.

Phân tích tình hình các khoản phải thu, phải trả qua bảng CĐKT

Phân tích tình hình phải thu, phải trả của doanh nghiệp là phân tích cụ thể từng khoản mục trong tổng các khoản phải trả, các khoản phải thu về mặt quy mô và kết cấu, bên cạnh đó xem xét mối quan hệ giữa các khoản phải trả và phải thu. Từ đó, giúp nhà quản trị đưa ra những quyết định về việc cân đối các khoản phải thu, phải trả, đảm bảo khả năng thanh khoản cho doanh nghiệp.

Tình hình thanh toán được biểu hiện chủ yếu là tình hình công nợ của công ty hay liên quan trực tiếp là các khoản phải thu, phải trả. Mối liên hệ giữa khoản phải

26

thu và phải trả cho thấy mức độ rủi ro của công ty là cao hay thấp, có xảy ra tình trạng nợ xấu hay không.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 30)