Phân tích khái quát các chỉ tiêu qua báo cáo KQHĐKD

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 35)

7. Bố cục của luận văn

1.2.5Phân tích khái quát các chỉ tiêu qua báo cáo KQHĐKD

Với việc phân tích báo cáo KQHĐKD, nhà quản trị sẽ đưa ra được các kế hoạch về doanh thu, giá vốn hiệu quả cũng như phân bổ các chi phí một cách thích hợp.

Dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán về mặt quy mô và kết cấu theo tính chất tuyệt đối và tương đối. Qua đó, đánh giá xu hướng biến động của các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm và tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Quyết định giá vốn và chi phí: Nếu như tốc độ tăng của giá vốn cao hơn tốc độ tăng của doanh thu thì cần có sự xem xét lại về chính sách giá của doanh nghiệp,

27

cũng như các khoản chi phí cấu thành nên giá thành thành phẩm, hàng hóa. Và ngược lại, nếu nó ở mức hợp lý thì nên duy trì và kiểm soát chặt chẽ các khoản mục phí.

- Quyết định doanh thu: Quyết định này phụ thuộc vào chính sách giá của doanh nghiệp trong từng thời kỳ, thời kỳ nền kinh tế tăng trưởng sẽ có chính sách giá khác với thời kỳ suy thoái,…

1.2.6 Phân tích các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính chủ yếu, so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành

Các số liệu trong các báo cáo tài chính chưa thể hiện hết tình hình tài chính của doanh nghiệp, vì vậy các nhà tài chính còn dùng các hệ số tài chính để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính. Các hệ số tài chính được thiết lập để đo lường những đặc điểm cụ thể về tình trạng hoạt động tài chính của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp khác nhau có các hệ số tài chính khác nhau và chúng biến đổi qua từng kỳ kế toán.

Nhóm chỉ tiêu về tình hình và khả năng thanh toán

Với nhóm chỉ tiêu này, phản ánh rõ nét về việc thanh toán của doanh nghiệp, giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định:

- Quyết định liên quan đến các khoản phải thu: Cân đối các khoản phải thu phù hợp, tránh tình trạng xảy ra các khoản nợ khó đòi

- Quyết định liên quan đến các khoản phải trả: Thực hiện thanh toán các giao dịch đến hạn kịp thời, đảm bảo uy tín với nhà cung cấp và các đối tượng phải trả, duy trì khả năng thanh khoản, tránh nợ xấu, nợ quá hạn.

- Quyết định về vốn lưu động: Thực hiện các quyết định tồn kho, tồn quỹ về lâu dài, đảm bảo tình hình thanh toán cho doanh nghiệp trong ngắn hạn. a) Phân tích tình hình thanh toán

Thông qua việc phân tích các khoản phải thu, phải trả và mối liên hệ giữa chúng, ta đã có những nhận xét ban đầu về tình hình thanh toán. Để làm rõ hơn về vấn đề này , ta phân tích chỉ tiêu:

28

- Tỷ lệ các khoản phải trả so với tài sản lưu động: Phản ánh mối quan hệ giữa

tài sản lưu động và các khoản phải trả, xem tài sản lưu động có đủ chi trả các khoản nợ của công ty hay không. Được xác định bằng công thức:

Tỷ lệ các khoản phải trả so với tài sản lưu động =

Tổng nợ phải trả

* 100 Tài sản lưu động

b) Phân tích khả năng thanh toán

Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp được biểu hiện ở số tiền và tài sản mà doanh nghiệp dùng để trang trải các khoản nợ. Nhu cầu thanh toán gồm các khoản phải thanh toán của doanh nghiệp. [8, tr.244]

Nếu nhu cầu thanh toán lớn hơn khả năng thanh toán, thì nhà quản trị cần đưa ra các quyết định vốn lưu động tức thời, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Và ngược lại.

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà

hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (bao gồm: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,...). Công thức xác định:

Hệ số thanh toán tổng quát ( Htq ) =

Tổng tài sản Tổng số nợ

Nếu Htq < 1 là báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp. Khi đó, nhà quản trị cần đưa ra quyết định thanh toán gấp các khoản nợ, do tài sản của công ty cũng không đủ chi trả các khoản nợ đó. Công ty dễ rơi vào tình trạng phá sản.

- Hệ số khả năng thanh toán hiện hành: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa tổng tài sản

lưu động và đầu tư ngắn hạn so với các khoản nợ ngắn hạn.

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời =

Tài sản ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn với các khoản nợ ngắn hạn. Giúp nhà quản trị xây dựng

29

được công thức quyết định đầu tư bao nhiêu vào tài sản ngắn hạn, vì ít nhất, tài sản ngắn hạn cũng phải đảm bảo trang trải được nợ ngắn của công ty.

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này cho biết khả năng thanh khoản

thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Tuỳ theo mức độ kịp thời của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được xác định theo 2 công thức:

Khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn - Hàng hoá tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn

Có thể thấy, tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định tiền cộng với tương đương tiền, đây là loại tài sản có tính thanh khoản cao. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh còn được gọi là hệ số thanh toán nhanh tức thời và xác định như sau:

Khả năng thanh toán nhanh (tức thời ) =

Tiền + Tương đương tiền Tổng số nợ ngắn hạn

- Khả năng thanh toán lãi vay: Trên thực tế, lãi vay phải trả là một khoản

chi phí tương đối ổn định và có thể tính toán trước. Nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận kinh doanh ( lợi nhuận trước thuế và lãi vay ).

Hệ số thanh toán lãi vay =

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Lãi vay phải trả

Các tỷ lệ về hiệu quả hoạt động

Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm đến việc đo lường hiệu quả sử dụng của tổng nguồn vốn mà còn chú trọng tới hiệu quả sử dụng của từng khoản mục cấu thành nguồn vốn của doanh nghiệp.

30

Với loại chỉ số này, giúp nhà quản trị có cách nhìn chính xác nhất về tình hình hoạt động của công ty, về hiệu quả sử dụng vốn, sử dụng tài sản, qua đó, thấy được mức độ đóng góp của các khoản mục, đưa ra các quyết định về

- Tăng trưởng, đầu tư cũng như lưu trữ hàng tồn kho.

- Các quyết định về doanh thu, giá vốn, các chính sách khuyến mại nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

a) Vòng quay hàng tồn kho

- Vòng quay hàng tồn kho: Là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân

chuyển trong kỳ. Nếu số vòng quay hàng tồn kho cao thì việc kinh doanh được đánh giá là tốt, nhà quản trị sẽ ra quyết đinh duy trì tốc độ lưu chuyển tồn kho. Nhưng nếu trở nên quá cao thì báo hiệu việc doanh nghiệp không dự trữ đủ vật tư, hàng hoá định mức cho kỳ sau hoặc không đảm bảo dự trữ hàng hoá để bán. Doanh nghiệp buộc phải điều chỉnh lượng tồn tối đa tối thiểu đạt mục tiêu kinh doanh.

Số vòng quay hàng tồn kho được xác định theo công thức:

Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

- Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình của

một vòng quay hàng tồn kho.

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho = Số ngày trong kỳ Số vòng quay hàng tồn kho b) Vòng quay tiền

- Vòng quay tiền: Đối với nhà quản trị, trong điều kiện thiếu vốn đang phổ biến

ở các doanh nghiệp thì việc quyết định giữ quá nhiều tiền sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn, hạn chế khả năng đầu tư vào các tài sản khác. Mặt khác, theo thời gian do chịu tác động của lạm phát, tiền sẽ trở nên mất giá.

Vì vậy, cần quan tâm đến tốc độ vòng quay tiền sao cho đem lại khả năng sinh lợi cao nhất cho doanh nghiệp.

31

Vòng quay tiền = Doanh thu thuần

Tiền và các khoản tương đương tiền Với chỉ số này, giúp cho nhà quản trị đánh giá được số vòng tiền luân chuyển trong kỳ có hợp lý với tình hình của doanh nghiệp hay không. Bên canh đó đưa ra các quyết định về tồn quỹ hiệu quả.

c) Vòng quay các khoản phải thu

- Vòng quay các khoản phải thu: Đó là quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần

với số dư bình quân các khoản phải thu của khách hàng trong kỳ. Nó phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp và được áp dụng theo công thức:

Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Bình quân các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là nhanh, đây là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, vòng quay các khoản phải thu thấp chưa chắc đã là biểu hiện xấu vì nó còn liên quan đến chính sách bán hàng của doanh nghiệp, tốc độ tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

- Kỳ thu tiền bình quân: Phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải

thu ( số ngày của một vòng quay các khoản phải thu ). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiên trung bình càng nhỏ và ngược lại.

Kỳ thu tiền bình quân được xác định theo công thức:

Kỳ thu tiền bình quân =

Số ngày trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, ngược lại nếu hệ số này cao, nhà quản trị sẽ phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng.

d) Vốn lưu động

- Vòng quay vốn lưu động: Phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy

32

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân

- Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình

một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.

Số ngày một vòng quay vốn lưu động =

Số ngày trong kỳ Số vòng quay vốn lưu động

- Sức sinh lời của vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu

động bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận. Sức sinh lời càng lớn thì hiệu quả sử

dụng vốn càng cao và ngược lại.

- Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm vốn lưu động cho biết để có một đồng luân

chuyển thì cần mấy đồng vốn lưu động.

Sức sinh lời của vốn lưu động =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Vốn lưu động bình quân

e) Vốn cố định

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố

định đạt hiệu quả như thế nào?

Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

- Sức hao phí tài sản cố định: Phản ánh để có một đồng vốn luân chuyển thì cần

mấy đồng vốn cố định.

Sức hao phí tài sản cố định =

Tài sản cố định bình quân Doanh thu thuần

- Sức sinh lời của tài sản cố định: Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn cố định

bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận.

Sức sinh lời của tài sản cố định =

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Tài sản cố định bình quân

33

f) Vốn kinh doanh

Vòng quay vốn kinh doanh: Chỉ tiêu này cho thấy hiệu quả sử dụng toàn bộ

các loại tài sản của doanh nghiệp hoặc thể hiện bình quân một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đã đem lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

Vòng quay vốn kinh doanh = Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân  Các tỷ lệ về khả năng sinh lợi

Các chỉ tiêu sinh lợi đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng đối với doanh thu thuần, vốn kinh doanh bình quân và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp,....Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh trong một kỳ nhất định, là luận cứ để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Vì vậy, việc phân tích khả năng sinh lợi là một trong những nội dung được nhiều đối tượng quan tâm. Để phân tích khả năng sinh lợi có thể sử dụng các chỉ tiêu:

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( Doanh lợi doanh thu )

Tỷ suất này phản ánh cứ tạo ra một đồng doanh thu thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Về lợi nhuận, có hai chỉ tiêu mà nhà quản trị tài chính doanh nghiệp rất quan tâm là lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế. Do vậy, tương ứng cũng có hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước thuế và sau thuế trên doanh thu.

Tỷ suất LNTT ( hoặc sau thuế ) trên

doanh thu

=

Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế )

* 100 Doanh thu thuần

- Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh ( doanh lợi tổng vốn )

Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh là chỉ tiêu đo lường mức sinh lợi của đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp. Tỷ suất này được tính như sau:

Tỷ suất LNTT

( hoặc sau thuế ) vốn kinh doanh

=

Lợi nhuận trước thuế ( hoặc sau thuế )

* 100 Vốn kinh doanh bình quân

34

- Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu )

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời và mức thu nhập của các chủ sở hữu. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn

chủ sở hữu =

Lợi nhuận sau thuế

* 100 Vốn chủ sở hữu bình quân

Trong kỳ, cứ đầu tư 1 đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Vì vậy, việc tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động quản lý tài chính doanh nghiệp.

Chúng ta có thể tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tỷ suất lợi nhuận cao hay thấp bằng việc phân tích công thức sau:

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế *

Doanh thu thuần * Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần Vốn kinh doanh bình quân Vốn chủ sở hữu bình quân Hay: Tỷ suất lợi nhuận sau thuế vốn chủ sở hữu

=

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu * Vòng quay vốn kinh doanh * 1 1 - Hệ số nợ

Như vậy, để nâng cao tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, nhà quản trị có thể quyết định theo các hướng sau:

 Sử dụng hiệu quả tài sản hiện có của doanh nghiệp ( tăng vòng quay vốn kinh doanh ).

 Tăng đòn bẩy tài chính

35

Chương 2: Phân tích tình hình tài chính phục vụ việc ra quyết định tại Công ty TNHH Dịch vụ ERP – FPT

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 35)