7. Bố cục của luận văn
2.1.7 Năng lực tài chính của công ty
2.1.7.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị
Bảng 2.2 Tình hình tài sản của công ty qua 3 năm
Đơn vị tính: triệu đồng
Loại TSCĐ Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Phương tiện vận tải, truyền dẫn Nguyên giá 904 904 904 HMLK (12) (163) (314) GTCL 891 741 590 Thiết bị dụng cụ quản lý Nguyên giá 6,148 7,404 6,339 HMLK (5,133) (5,370) (5,051) GTCL 1,014 2,034 1,289
(Nguồn số liệu: Phòng kế toán -kế hoạch)
Tài sản cố định tại công ty bao gồm phương tiện vận tải truyền dẫn như xe ôtô chở hàng, các thiết bị mạng, máy tinh, thiết bị dụng cụ quản lý... Qua bảng số liệu ta thấy, tình hình TSCĐ tại công ty thay đổi không đều qua 3 năm. Năm 2010, khoản mục thiết bị dụng cụ quản lý tăng mạnh so với 2009, nhưng sang năm 2011 lại giảm đáng kế. Còn khoản mục phương tiện vận tải truyền dẫn thì không đổi qua các năm.
2.1.7.2 Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua
Trong những năm qua, mặc dù nền kinh tế chịu nhiều sự biến động, ảnh hưởng không nhỏ tới các thành phần kinh tế. Là một công ty cung cấp dịch vụ quản lý doanh nghiệp, sự ảnh hưởng của nền kinh tế tới công ty là không hề nhỏ, do các đơn vị thu hẹp đầu tư, thu hẹp sản xuất, hạ giá thành để nâng cao khả năng cạnh tranh.
46
Bảng 2.3 Một số chỉ tiêu kinh tế tài chính chủ yếu
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 1. Tổng tài sản (NV) 55,593 98,812 139,362
2. Giá trị TSCĐ 1,981 2,776 1,879
3. Vốn chủ sở hữu 10,000 10,000 10,000 4. Doanh thu thuần 114,476 247,044 238,875 5. LN kế toán trước thuế 10,471 86,589 96,247 6. Thu nhập BQ đầu người
( Trích nguồn số liệu từ báo cáo tài chính tại công ty )
2.1.7.3 Định hướng phát triển công ty trong năm 2012 và trong thời gian tới
Kinh tế khủng hoảng dẫn tới tình hình kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, đó là tình hình chung không chỉ các doanh nghiệp ở Việt Nam mà cả các quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt.
Về thực tế của FIS ERP hãy nói về thuận lợi trước tiên. Đó là nhu cầu ERP ngày càng cao, càng thực tế. Thể hiện rõ nhất là có rất nhiều dự án đầu tư nâng cao năng lực quản trị cho hầu hết các khối khách hàng Chính phủ, Ngân hàng, Viễn thông, Doanh nghiệp. Các dự án ODA cũng ngày càng nhiều về nhu cầu này. Đặc biệt nghị quyết 16-CP đưa CNTT trở thành Hạ tầng của Hạ tầng Kinh tế thể hiện rõ nhất quyết tâm nhu cầu của Chính phủ. Tuy nhu cầu ngày càng cao như vậy nhưng khó khăn rất lớn để triển khai được. Bản chất khó khăn này chính là tính khả thi của các dự án. Đó là nguồn vốn bị cắt giảm, cản trở về pháp lý ví như NĐ 102. Nhưng cản trở lớn nhất chính là thiếu nguồn lực cấp quản trị cho các dự án này.
Đối mặt với những khó khăn như vậy, FIS ERP quyết tâm và kiên trì theo những chiến lược của mình trên cả 3 mặt trận: Kinh Doanh, Công nghệ và Quản trị..
47
Một là khai thác giá trị xung quanh các dự án thành công của mình. Đó là các dự án lớn, chủ chốt cho các ngành như TABMIS cho Tài chính công, Petrolimex cho Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam, ViệttinBank, SBV, VietsoPetro Big C,…
Hai là tập trung vào các khối khách hàng lớn, chiến lược của FIS như khối Tài chính công, Chính phủ, Banking, Telco, Các tập đoàn tổng công ty.
Ba là làm thế nào có nhiều khách hàng hơn bằng cách bán hàng mới hơn thông qua khách hàng cấp 1 và vươn tới thị trường SMB bằng đối tác sản phẩm chiến lược SAP B1 cho khối này.
Về Công nghệ, FIS ERP sẽ đóng gói các kinh nghiệm, giá trị được tích lũy nhiều năm thành các sản phẩm để mang lại nhiều giá trị, nhiều thành công hơn nữa cho khách hàng.
Về Quản trị, cần tiếp tục, kiên trì theo định hướng tinh gọn, cơ động về nguồn lực để giảm giá thành làm cho tính khả thi của các dự án ERP ngày một tốt hơn. Các biện pháp thắt chặt kỷ luật lao động chính phải đi từ gốc vấn đề đó là chiến lược, ý thức, tinh thần. Điều này chỉ có được khi chúng ta làm cho nhân viên hiểu được trách nhiệm, bổn phận của mình trong từng công việc, từng thời điểm đặc biệt là ở các thời điểm mấu chốt, khó khăn.