Định hướng quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 99)

7. Bố cục của luận văn

3.2.2 Định hướng quyết định đầu tư

Quyết định đầu tư là những quyết định liên quan đến tổng giá trị tài sản và giá trị liên quan đến từng bộ phận tài sản (tài sản lưu động và tài sản cố định) cần có và mối quan hệ cân đối giữa các bộ phận tài sản trong doanh nghiệp. Cụ thể:

- Quyết định đầu từ tài sản lưu động, bao gồm: Quyết định tồn quỹ, quyết định tồn kho, quyết định chính sách bán chịu hàng hóa, quyết định đầu tư tài chính ngắn hạn.

- Quyết định đầu tư tài sản cố định, bao gồm: Quyết định mua sắm tài sản cố định mới, quyết định thay thế tài sản cố định cũ, quyết định đầu tư dự án, quyết định đầu tư dài hạn.

- Quyết định quan hệ cơ cấu giữ đầu tư tài sản cố định và tài sản lưu động, bao gồm: Quyết định sử dụng đòn bẩy hoạt động, quyết định điểm hòa vốn.

91

Quyết định đầu tư được xem là quyết định quan trọng nhất trong các quyết định tài chính công ty, vì nó tạo ra giá trị cho doanh nghiệp. Một quyết định đầu tư đúng sẽ góp phần làm gia tăng giá trị doanh nghiệp, qua đó gia tăng tài sản cho chủ sở hữu. Ngược lại, một quyết định đầu tư sai sẽ làm tổn thật giá trị công ty, do đó, làm thiệt hại tài sản cho chủ sở hữu công ty.

VD:

- Định hướng quyết định vốn lưu động

Các loại tài sản lưu động thường được ám chỉ là nguồn vốn lưu động. Giá trị các loại tài sản lưu động của doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thường chiếm từ 25 đến 50% tổng giá trị tài sản của chúng. Quản trị và sử dụng hợp lý các loại tài sản lưu động có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp.

Các loại tài sản lưu động phải được tài trợ vì vậy chúng tượng trưng cho loại đầu tư mà các nhà đầu tư hy vọng mức lợi nhuận phản ánh chính xác mức rủi ro trên thị trường. Do đó việc đầu tư vào tài sản lưu động phải được phân tích để quyết định nếu chúng mang lại tỷ lệ sinh lời cần thiết. Bên cạnh đó, khả năng thanh khoản cần thiết cũng là yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định đầu tư vào tài sản lưu động.

Hiện tại, công ty TNHH Dịch vụ ERP – FPT đang có:

 Tỷ lệ tài sản lưu động là khá lớn, nhưng như phân tích ở trên, đó là hiệu suất sử dụng tài sản lưu động chưa cáo, số ngày trên một vòng quay vốn lưu động là quá dài. Vì vậy, thời điểm này, nhà quản trị đưa ra giải pháp: sẽ hạn chế đầu tư vào tài sản lưu động. Đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

 Bên cạnh đó, hệ số thanh toán tức thời khá thấp, công ty cần có lượng tiền vừa đủ để tránh mất khả năng thanh toán nhanh tức thời

 Để xác định được việc đầu tư vào tài sản lưu động như thế nào, nhà quản trị xác định chi phí và lợi nhuận mang lại của việc đầu tư đó. Thông thường, kết quả phần tích tài chính sẽ cho nhà quản trị thông tin là khoản mục nào tăng giảm và ảnh hưởng của nó đến khả năng thanh toán ra sao để có biện pháp đầu tư nhằm duy trì

92

khả năng thanh toán trong thời kỳ kinh tế suy thoái. Hiện tại nhu cầu tiền mặt của công ty khó thay đổi do thuộc công ty mẹ cấp xuống. Nhà quản trị đề cao vào việc thu hồi các khoản nợ. Tránh tình trạng nợ khó đòi.

Biện pháp nhà quản trị đưa ra đối với tài sản lưu động là tiền mặt:

+ Tăng cường việc đem lại cho khách hàng những mối lợi để khuyến khích họ sớm trả nợ, bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán đối với những khoản nợ thanh toán đúng hạn hoặc trước hạn. Kết hợp với các ngân hàng để đưa ra các mức ưu đãi hợp lý.

+ Giảm chi tiêu không hợp lý.

+ Để đáp ứng với những giao dịch chi tiền bất thường hoặc các điều kiện kinh doanh cần thiết khác, quyết định tăng giá trị tiền mặt tại quỹ, xin phê duyệt của cấp trên. Đáp ứng hai mục tiêu: sinh lợi và thanh khoản.

Biện pháp nhà quản trị đưa ra đối với tài sản lưu động các khoản phải thu và hàng tồn kho:

+ Thiết lập chính sách tính dụng và tổ chức thực hiện đối với khách hàng. Điều này, nhà quản trị sẽ quản lý khá chặt chẽ về tư cách tín dụng của khách hàng, cũng như năng lực trả nợ và điều kiện kinh tế hiện có của khách hàng. Thu thập các thông tin của khách hàng để có một cách đáng giá chính xác.

+ Thực hiện chính sách chiết khấu khi bán hàng cho khách hàng, chính sách bán chịu hợp lý

+ Giám sát các khoản phải thu và thay đổi chính sách tính dụng nếu cần thiết: Gửi thư, gặp trực tiếp khách hàng để thu hồi khoản nợ

Nhà quản trị điều chỉnh kỳ thu tiền bình quân giảm xuống, bằng cách nhận diện rõ các khoản thu khó đòi dựa vào bảng phân tích là thu nội bộ và thu theo tiến độ hợp đồng kinh tế không giảm qua 2 năm. Thực hiện đưa ra các chính sách thu hồi nội bộ, nhằm giảm thiểu các khoản nợ khó đòi.

+ Đối với hàng tồn kho: Kiểm soát các chi phí liên quan đến quản lý tồn kho. Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát. Quản lý các chi phí tồn kho đúng giá trì của

93

nó: Chi phí đặt hàng, tồn trữ, chi phí cơ hội,…để có được hiệu quả đầu tư và hàng tồn kho cao nhất.

- Định hướng quyết định vốn cố định

Khi phân tích ở trên thấy rằng, tuy giá trị của tài sản cố định hay vốn cố định chiếm tỷ lệ nhỏ hơn nhiều trong tổng tài sản. Mặt khác, hiểu quả sử dụng khá cao. Vì vậy, theo như bảng khảo sát ở trên, nhà quản trị đưa ra ý kiến đầu tư thêm vào tài sản cố định, duy trì và phát triển hiệu quả doanh nghiệp, làm đòn bẩy kinh doanh cho công ty để công ty phát triển phù hợp theo chiều sâu.

VD2: Quyết định đầu tư dự án

Dự án S với đầu tư ban đầu 15.000$ cho dòng tiền 4500$ trong 5 năm. Dự án L đầu tư 37.500$ cho dòng tiền 11.000 $ trong 5 năm. Biết chi phí vốn của 2 dự án là 14%. Giả sử hai dự án này loại trừ lẫn nhau. Dự án nào sẽ được chọn? (Ra quyết định dựa trên tính NPV, IRR,MIRR).

Với trường hợp này. Nhà quản trị phải vận dụng các kiến thức tài chính để tính toán các giá trị dự án đưa ra quyết định đầu tư. Tính toán các hàm ta có bảng sau:

14% -15 4.5000 4.5 4.5 4.5 4.5 -37.5 11.0000 11 11 11 11 NPV 0.449 0.2639

IRR 0.152 0.1429 MIRR 0.147 0.1416

Như vậy, ngoài việc dựa vào các kết quả phân tích, để quyết định đầu tư một dự án, buộc nhà quản trị phải xem xét kỹ lưỡng các tình huống để đưa ra quyết định chính xác. Vì vậy, dự án nào có giá trị cao hơn thì sẽ tiếp tục đầu tư.

Kết hợp với việc phân tích tài chính ở trên, nhà quản trị tại công ty đưa ra quyết định nên đầu tư thêm vào phần tài sản dài hạn, nhằm tạo sự phát triển bền vững của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính phục vụ ra quyết định kinh doanh - trường hợp Công ty TNHH Dịch vụ ERP-FPT (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)