7. Bố cục của luận văn
2.3.1 Những đánh giá tổng quan về tình hình tài chính
Những kết quả đạt được
Qua việc tính toán và phân tích ở trên, tình hình tài chính của công ty có những nét đáng chú ý:
- Dựa vào số liệu từ bảng CĐKT ta thấy, giá trị tổng tài sản ( nguồn vốn ) năm 2010 đã tăng lên so với năm 2009.
82
Các khoản phải thu ngắn hạn tăng qua các năm tài chính được nghiên cứu, nhưng tốc độ tăng đã giảm xuống khi so sánh giữa năm 2010 và năm 2011: Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản, năm 2009 là 90,05%, năm 2010 là 88,92%, năm 2011 là 91,53%. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 37,557,373,260 đồng, tương ứng tăng 74,65%, năm 2011 tăng 45.17%. Trong năm 2011, khoản thu khách hàng giảm xuống thay vào đó là khoản thu nội bộ tăng mạnh.
Giá trị hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm 2009 là 237,26%, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 43,23%, tương ứng tăng 2,221,892,866 đồng, lượng hàng dữ trữ tăng lên, tạo điều kiện cho việc xuất bán thiết bị máy móc, linh kiện được diễn ra kịp thời khi công ty mở rộng phạm vi kinh doanh đến các đối tượng công ty đa ngành nghề và đa phương thức kinh doanh, sản xuất.
- Từ số liệu báo cáo kết quả kinh doanh, tổng doanh thu và giá vốn hàng bán có sự thay đổi không ổn định. Trong năm 2010 cả hai khoản mục này đều tăng so với 2009, tuy nhiên sang năm 2011 đều đồng loạt giảm. Mặc dù vậy, tốc độ giảm của doanh thu ít hơn giá vốn nên lợi nhuận gộp của công ty trong năm 2011 vẫn tăng nhẹ là 7,15%. Chi phí quản lý đã giảm xuống, nhằm hạ thấp một phần nào đó chi phí kinh doanh của công ty, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận. Điều đáng nói là mặc dù trong tình hình kinh tế nhiều bất ổn, song lợi nhuận của công ty vẫn tăng qua các năm.
- Tỷ suất về khả năng thanh toán lớn hơn 1, công ty có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ của mình. Bên cạnh đó, qua phân tích Cân đối 2 ở phần phân tích mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT, ta thấy rằng, nguồn vốn của công ty đủ bù đắp cho các loại tài sản, công ty không cần dùng đến nợ ngắn hạn, giảm khả năng rủi ro trong thanh toán ngắn hạn. Tuy nhiên, công ty cần chú trọng đến việc thanh toán tức thời, do chỉ số này hiện tại đang khá thấp và giảm dần qua các năm.
- Số vòng quay hàng tồn kho trong kỳ giảm dần, làm tăng số ngày trong 1 lần luân chuyển, tình trạng ứ đọng vốn là điều khó tránh khỏi. Vòng quay các khoản
83
phải thu, vòng quay vốn lưu động và vòng quay toàn bộ vốn mặc dù ở mức thấp xong đã có sự tăng lên cho thấy sự cố gắng trong việc quản lý và sử dụng vốn lưu động.
- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định cũng ở mức khá cao, tăng 41,68 % trong năm 2010 và chỉ giảm nhẹ với 1,18% trong năm 2011, sức hao phí của TSCĐ đã giảm xuống, bước đầu cho thấy tình hình ổn định của công ty.
- Trong kỳ, tuy hệ số nợ vẫn ở mức cao nhưng vẫn đảm bảo nguồn vốn của công ty đủ bù đắp cho các khoản nợ, cho thấy công ty đã giảm được một phần giá trị vốn chiếm dụng.
- Hạn chế và nguyên nhân
Hạn chế còn tồn tại
Bên cạnh những kết quả nêu trên, qua phân tích, tình hình tài chính của công ty có những hạn chế nhất định:
- Hệ số nợ của công ty tương đối cao, hệ số tự tài trợ kém hơn hẳn. Sự biến động tăng đều qua các năm. Năm 2011 tăng 0,03 lần, năm 2010 con số đó là 0,08 lần, do đó rất khó khăn cho công ty trong việc đi vay của các tổ chức tín dụng - Cơ cấu tài sản lại nghiêng về phía TSNH nhiều hơn so với TSDH, làm giảm khả năng sinh lợi của TSDH. Khoản mục phải trả người bán, phải trả nội bộ tăng lên, gia tăng nghĩa vụ của công ty với các tổ chức kinh tế khác.
- Một loạt các chi phí có dấu hiệu tăng lên, như chi phí bán hàng tăng trong năm 2010 là 246,681%, trong năm 2011 ít hơn là 10,183%. Chi phí khác cũng tăng khá mạnh trong năm 2011. Vì vậy, công ty cần có biện pháp kiểm tra, siết chặt các khoản chi phí hợp lý, tránh thất thoát.
- Đối với các chỉ tiêu tài chính: Mức giảm nhiều nhất là sức sinh lợi của vốn lưu động và vòng quay vốn kinh doanh. Tất cả các chỉ tiêu sinh lợi đều ở mức thấp và có xu hướng giảm, tình hình tài chính chưa thực sự khả quan.
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ là quá thấp, chỉ đạt 2,51 vòng năm 2009, 3,35 vòng năm 2010 và 2,08 vòng năm 2011. Do đó, số ngày 1 vòng quay vốn lưu động lưu động quá cao, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Vòng quay các
84
khoản phải thu cũng quá thấp. Công ty cần chú ý hơn nữa đến chính sách thu nợ khách hàng, tránh gây ra nợ xấu, nợ khó đòi.
Bên cạnh đó, hoạt động tài chính chưa được chú trọng, công tác phân tích chưa cụ thể, mới chỉ dừng lại ở việc tính toán, so sánh các chỉ tiêu, chưa có sự phân tích, đối chiếu số liệu, nhằm đưa ra biện pháp cụ thể khắc phục vướng mắc và duy trì, phát triển những thành quả hoạt động kinh doanh.
Nguyên nhân của những hạn chế đó
Có thể nói một tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp đó là việc xem nhẹ công tác phân tích tài chính, thiếu cán bộ chuyên môn, qua đó ảnh hưởng không nhỏ đến hướng lãnh đạo của nhà quản lý.
- Công ty chưa có bộ phận chuyên môn thực hiện nhiệm vụ phân tích tài chính, mà chủ yếu do kế toán trưởng đảm nhiệm, còn nhiều bất cập.
- Do mô hình tính chất tập đoàn nên nhiều ảnh hưởng từ tập đoàn và công ty mẹ. Việc hình hành Tập đoàn cần phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định về pháp lý như quy mô vốn đăng ký của Công ty mẹ, tổng vốn đăng ký của toàn Tập đoàn , số lượng DN thành viên tối thiểu.
- Công tác quản lý sử dụng vốn lưu động còn hạn chế.