Xây dựng cơ chế đánh chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý công khai,

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 96)

khai, minh bạch và hiệu quả

Do trợ giúp pháp lý là hoàn toàn miễn phí, vì vậy, việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý tương xứng với các vụ việc thực hiện theo dịch vụ pháp lý thông thường khác. Để có thể đánh giá đúng chất lượng vụ việc thì người đánh giá phải sát sao với vụ việc đó đồng thời là người có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn dày dạn, làm việc khách quan, độc lập.

Ngày 01/03/2013 Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 02/2013/TT- BTP kèm theo Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Theo đó, nội dung đánh giá bao gồm:

- Mức độ tuân thủ pháp luật và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý; - Mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Mức độ tham gia của người được trợ giúp pháp lý vào quá trình thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Mức độ tác động của vụ việc trợ giúp pháp lý đối với người được trợ giúp pháp lý và đối với quá trình thực thi pháp luật hoặc đối với xã hội.

Thông tư cũng qui định rõ trách nhiệm đánh giá thuộc về người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, cơ quan quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý. Điều này cho thấy việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý đến nay chỉ mới mang tính nội bộ và theo chiều dọc theo trình tự như sau đánh giá từ thấp đến cao (từ chính người thực hiện đến cơ quan quản lý cấp cao nhất). Mặc

91

dù phần nào trong việc kiểm soát chất lượng vụ việc song vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi về tính khách quan, độc lập và minh bạch trong quá trình đánh giá.

Trên thực tế, cơ chế quản lý và đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý mới được hình thành, chưa cụ thể và thực sự phát huy hết hiệu quả. Cơ quan quản lý về trợ giúp pháp lý chưa sát sao vụ việc và người thực hiện trợ giúp pháp lý. Dẫn đến, việc đánh giá hầu như chỉ mang tính kiểm duyệt hình thức, nhiều vụ việc trợ giúp pháp lý không đạt chất lượng mong muốn. Theo tổng kết của Cục trợ giúp pháp lý thì chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý ở tất cả các phương thức (tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật…) vẫn còn hạn chế. Chẳng hạn, Trợ giúp viên pháp lý không tham gia ngay từ giai đoạn điều tra trong vụ việc liên quan đến tố tụng hình sự hay phần lớn các vụ tư vấn rất đơn giản… Chính vì vậy mà quyền lợi hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý vẫn chưa được bảo đảm tốt nhất, thậm chí, đôi khi còn bị hướng dẫn sai, ảnh hưởng đến uy tín của toàn hệ thống trợ giúp pháp lý. Do đó, cần đổi mới về cơ chế hoạt động để đảm bảo các đánh giá trung thực, khách quan và công bằng.

Dưới đây là một mô hình đánh giá độc lập có sự tham khảo các mô hình trên thế giới về trợ giúp pháp lý: CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ Trung tâm TGPL Hệ thống cơ quan thực hiện TGPL

Hội đồng chuyên gia đánh giá chất lượng vụ việc TGPL Văn phòng luật sư Tổ chức tư vấn pháp luật Bắc Trung Nam

92

Theo mô hình trên, việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý không thực hiện theo cơ chế nội bộ bởi đương nhiên việc kiểm soát quá trình vụ việc trợ giúp pháp lý thuộc về người thực hiện trợ giúp pháp lý, người quản lý và các cơ quan quản lý cấp cao hơn. Lúc này, việc đánh giá thuộc về một Hội đồng chuyên gia độc lập.

Về mặt tổ chức, cơ quan này không mang tính hành chính mà tồn tại như hội

đồng các chuyên gia độc lập, trực thuộc sự quản lý của Cục trợ giúp pháp lý – Bộ Tư pháp. Hội đồng được phân bố theo khu vực địa lý thay vì khu vực hành chính nhằm đảm bảo không bị chi phối bởi cơ quan quản lý địa phương. Thành viên của hội đồng là các chuyên gia pháp lý, luật sư giàu kinh nghiệm thực tiễn và uy tín. Theo báo cáo của Cục trợ giúp pháp lý để có một Trợ giúp viên pháp lý lành nghề cần 05 đến 07 năm công tác, như vậy, người đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý phải có số năm công tác tích lũy lớn hơn con số trên. Các chuyên gia hưởng lương từ Chính phủ, công tác thường xuyên theo nguyên tắc độc lập và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định, hành vi nghề nghiệp của mình, nếu có bất cứ biểu hiện sai trái nào trong quá trình đánh giá, người thực hiện đánh giá này sẽ bị điều tra, xem xét bởi các cơ quan tư pháp độc lập.

Thẩm quyền của hội đồng bao gồm đánh giá và xếp loại chất lượng vụ việc

trợ giúp pháp lý; phát hiện ra các vi phạm trong quá trình trợ giúp pháp lý từ đó yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý; đưa ra các đánh giá tổng quát hằng năm về hoạt động trợ giúp pháp lý và kiến nghị phương án khắc phục các hạn chế còn tồn tại. Khi đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, người đánh giá có thể làm việc trực tiếp hoặc gián tiếp với người được trợ giúp pháp lý, song, tựu chung họ cần phải có các kỹ năng làm việc với nhóm yếu thế này để có thể đánh giá chính xác sự tận tâm, kỹ năng và khả năng lấy, khai thác thông tin khách hàng của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Nội dung đánh giá phải được tiến hành từ thời điểm có yêu cầu trợ giúp pháp

lý từ khách hàng đến khi hoàn tất vụ việc trợ giúp pháp lý mà không có bất cứ sự gián đoạn nào. Điều đó có nghĩa là kể cả việc từ chối hay tiếp nhận, các hành vi

93

thực hiện trong quá trình trợ giúp pháp lý hoặc việc tạm hoãn cung cấp trợ giúp pháp lý đều phải được xem xét.

Tính minh bạch của các đánh giá phải được bảo đảm thông qua việc công

khai quá trình đánh giá, tuy nhiên, vẫn đảm bảo giữ gìn bí mật thông tin liên quan đến khách hàng và vụ án. Tính minh bạch được thể hiện dưới việc công khai các nội dung, quá trình và kết quả đánh giá để mọi người có thể tiếp cận và phản biện, đặc biệt là người được trợ giúp pháp lý.

94

Tiểu kết chương 3

Trợ giúp pháp lý Việt Nam ra đời tương đối muộn so với trợ giúp pháp lý quốc tế cũng như các thiết chế pháp luật quốc gia khác. Về cơ bản, mô hình, tổ chức, phương thức, hình thức… trợ giúp pháp lý nước ta có nhiều nét tương đồng với nhiều nước trên thế giới cũng như tương đối phù hợp với các tiêu chuẩn của luật quốc tế nói chung và luật nhân quyền quốc tế nói riêng.

Trong hơn 15 năm hình thành và phát triển, trợ giúp pháp lý đã được xây dựng có hệ thống ở tất cả các tỉnh thành trong cả nước, khẳng định được vai trò thực tiễn của mình là bảo đảm tiếp cận và thúc đẩy quyền con người của nhóm người yếu thế, bảo đảm công bằng xã hội và pháp chế Xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra, sự tham gia ngày càng sâu rộng của các yếu tố phi nhà nước như luật sư, chuyên gia, giảng viên, sinh viên luật, tổ chức phi chính phủ, tổ chức tư vấn pháp luật… đã giúp cho hoạt động trợ giúp pháp lý mở rộng về quy mô, cải thiện về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành tựu đạt được, do các nguyên nhân khách quan và chủ quan, trợ giúp pháp lý Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế như sự tham gia chưa tích cực của cả người thụ hưởng và người thực hiện trợ giúp pháp lý, sự mất cân bằng trong phương thức trợ giúp pháp lý (hơn 80% vụ việc là tư vấn pháp luật), nguồn quỹ hạn hẹp và không ổn định, trợ giúp pháp lý chưa xác định được hoạt động then chốt là thực hiện trợ giúp pháp lý… Do đó, các giải pháp như qui định mở rộng đối tượng thuộc nhóm người yếu thế được trợ giúp pháp lý, qui định và bảo đảm nguyên tắc người thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, xây dựng đội ngũ luật sư công giàu kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nhóm người yếu thế… vừa nhằm hoàn thiện pháp luật về trợ giúp pháp lý vừa khắc phục các hạn chế còn tồn tại trong thực tiễn thực hiện trợ giúp pháp lý, từ đó, nâng cao hiệu quả trợ giúp pháp lý giúp tăng cường bảo vệ, bảo đảm quyền con người cho các nhóm yếu thế trong xã hội.

95

KẾT LUẬN

Dưới góc độ luật nhân quyền quốc tế, trợ giúp pháp lý là biện pháp hỗ trợ cho quyền tiếp cận công lý, bảo đảm bất kỳ ai trong hoàn cảnh nào cũng được pháp luật bảo vệ bình đẳng và được xét xử một cách công bằng, hạn chế đến mức tối thiểu việc lạm dụng quyền lực, tùy tiện và sự vi phạm về quyền con người, quyền công dân.

Xét ở phạm vi quốc gia, cải thiện, phát triển hoạt động trợ giúp pháp lý cho nhóm người yếu thế là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta nhằm đảm bảo nguyên tắc Hiến định tại Điều 16: “mọi người đều có quyền bình đẳng trước pháp luật”. Trợ giúp pháp lý là một hình thức hỗ trợ pháp lý mang tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc, không chỉ góp phần xóa đói, giảm nghèo mà còn bảo vệ thành công pháp chế Xã hội chủ nghĩa, quyền lợi chính đáng của nhóm người yếu thế. Sau hơn 15 năm hình thành, hệ thống trợ giúp pháp lý Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, góp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và nhóm người yếu thế nói riêng. Đặc biệt, sự ra đời của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 đã phần nào giải quyết được các vướng mắc trong hoạt động trợ giúp pháp lý, đưa trợ giúp pháp lý đến gần hơn với đời sống nhân dân. Tuy nhiên, không thể phủ nhận những hạn chế còn tồn tại nhất là khi yêu cầu về chất lượng và số lượng vụ việc trợ giúp ngày càng tăng trong khi cơ sở vật chất, nguồn nhân lực chưa thể đáp ứng kịp thời; cơ chế quản lý, vận hành trợ giúp pháp lý vẫn còn bất cập. Do đó, đổi mới, kiện toàn hệ thống trợ giúp pháp lý là một trong những nhiệm vụ cấp thiết của nhà nước ta. Với các biện pháp thiết thực là tăng cường sự tiếp cận chủ động từ các nhóm yếu thế, đẩy mạnh công tác xã hội hóa trợ giúp pháp lý cũng như xây dựng cơ chế đánh giá công khai, minh bạch và hiệu quả, hi vọng rằng sẽ góp phần nào giúp trợ giúp pháp lý thực hiện tốt vai trò bảo đảm và thúc đẩy quyền của các nhóm yếu thế trong xã hội.

96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Bộ tư pháp (2014), Dự thảo đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý gia đoạn

2015 – 2025 định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

2. Cao ủy Liên Hợp Quốc/Trung tâm Quyền con người và Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (1996), Các chỉ dẫn quốc tế về HIV/AIDS và

quyền con người, Giơ-ne-vơ.

3. Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1949), Sắc lệnh số 69 – ST về việc những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư bào chữa cho, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình,

ngày ban hành 18/06/1949, Hà Nội.

4. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Huế, Tổ chức JUSBUS, Trung tâm nhân quyền Na Uy – Đại học Oslo (2014), Tài liệu hội nghị tổng kết dự án

giáo dục và hỗ trợ pháp luật cho phạm nhân năm 2013, tr.38-49, Đại học Luật

Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Vũ Công Giao (2009), “Tiếp cận công lý và các nguyên lý của nhà nước pháp quyền”, Tạp chí khoa học đại học Quốc gia (25), tr.188,194.

6. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người, tập hợp tài

liệu chuyên đề của Liên Hợp Quốc, NXB Công An Nhân Dân.

7. Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), “Bình luận chung số 32 – Quyền bình đẳng trước tòa án và quyền được xét xử công bằng”, Quyền con người – Tập hợp những bình luận/khuyến nghị chung của ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, NXB Công An Nhân Dân.

8. Trần Huy Liệu (2010), Trợ giúp pháp lý, quan niệm và mô hình một số nước

trên thế giới,

http://www.hoilhpn.org.vn/newsdetail.asp?CatId=223&NewsId=15434&lang =VN (Ngày truy cập: 20/6/2014).

9. Tạ Thị Minh Lý (2005), “Bàn về khái niệm trợ giúp pháp lý”, Tạp chí Nhà

97

10. Tạ Thị Minh Lý (2007), Điều chỉnh pháp luật về trợ giúp pháp lý ở Việt Nam

trong điều kiện đổi mới, Luận án Tiến sĩ luật học, Đại học Luật, Hà Nội.

11. Tạ Thị Minh Lý (2009), “Bảo đảm quyền con người cho người nghèo trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý”, Tạp chíNghiên cứu lập pháp (13), tr.40- 46, 54. 12. Nhà pháp luật Việt – Pháp, Organisation international de La Francophonie

(2009), Từ điển thuật ngữ pháp luật Pháp – Việt, NXB Từ điển Bách khoa. 13. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật trợ giúp pháp

lý năm 2006, ngày ban hành 29/06/2006, ngày có hiệu lực 01/01/2007, Hà Nội.

14. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật sửa đổi bổ

sung một số điều của Luật luật sư năm 2006, ngày ban hành 20/11/2012, ngày

có hiệu lực 01/07/2013, Hà Nội.

15. Quỹ phát triển Liên Hợp Quốc (2009), Quyền của người thiểu số và các dân tộc bản địa, na.gov.vn/.../Quyen_cua_nguoi_thieu_so%20va%20ban%20dia.p… (Ngày truy cập 07/07/2014).

16. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc Gia, Viện ngôn ngữ học (2002),

Từ điển Anh – Việt (English – Vietnamese dictionary), NXB Khoa học Xã hội.

17. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con

người, NXB Lao động – Xã hội.

18. Trung tâm Nghiên cứu Quyền con người và Quyền công dân, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của nhóm người dễ bị tổn

thương, NXB Lao động – Xã hội.

19. Nguyễn Văn Tùng (2008), “Nhận thức về vai trò, trách nhiệm, hình thức, phương thức tham gia của luật sư đối với hoạt động trợ giúp pháp lý theo quy định của luật trợ giúp pháp lý năm 2006”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật

(237), tháng 1, tr.63-66.

Tiếng anh

20. Council of Europe (1950), The convention for the protection of Human Rights

98

21. European Court of Human Rights, Council of Europe (2014), Guide on Article

6 – Rights to fair trial (Criminal climb) (Tr.45 – 46).

22. Don Fleming (2007), “Legal aid and human rights”, Paper presented to the

International Legal Aid Group Conference, Antwerp, 6-8 June 2007.

23. General Assembly of the United Nation (1945), Charter of the United Nation, signed on 26 June 1945, came into force on 24 October 1945.

24. General Assembly of the United Nation (1948), Universal Declaration of

Human Rights, adopted on 10 December 1948.

25. General Assembly of the United Nation (1966), International Convenant on

Civil and Political Rights, adopted on 16 December 1966.

26. General Assembly of the United Nation (1989), Convention on the Rights of

the Child, adopted on 20 November 1989.

27. General Assembly of the United Nation (1990), International Convention on the Protection of the Rights of All Migrant Workers and Members of the

Families, adopted on 18 December 1990.

28. General Assembly of the United Nation (1990), United Nation Rules for the

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)