Vị trí của trợ giúp pháp lý trong Công ước Châu Âu về quyền con người

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 37)

Trong Công ước Châu Âu về quyền con người, tại Điều 6 về quyền xét xử công bằng cũng quy định rằng “bị cáo có quyền tự bào chữa hay nhờ luật sư bào chữa do mình chọn lựa, nếu người đó không đủ khả năng để trả tiền cho việc trợ

giúp pháp lý thì phải được miễn phí trong trường hợp công lý đòi hỏi” [20, Điều 6].

Quyền được trợ giúp pháp lý chỉ được cung cấp với hai điều kiện sau:

- Bị cáo phải chứng minh được việc mình không có đủ khả năng để thanh toán các chi phí cho sự trợ giúp pháp lý;

- Chỉ áp dụng khi lợi ích công lý đòi hỏi. Điều này được xác định không chỉ dựa vào bối cảnh khi bị cáo nộp đơn xin trợ giúp pháp lý mà còn bao gồm cả thời điểm tòa án quốc gia quyết định dựa trên tính hợp pháp của vụ việc. [21, tr.45]

32

mặt và tình trạng nhân thân là những nội dung sẽ được đánh giá làm căn cứ quyết định. Khi quyết định có hay không áp dụng trợ giúp pháp lý, người ta phải trả lời câu hỏi “sự vắng mặt của trợ giúp pháp lý trong vụ án này sẽ gây ra những hậu quả thực tế nào? Và liệu quyền lợi hợp pháp của bị cáo có được đảm bảo hay không?”. Mặc dù, ghi nhận tầm quan trọng của sự tin tưởng giữa bị cáo và luật sư, tuy nhiên, khi sử dụng “luật sư chỉ định” của trợ giúp pháp lý thì bị cáo không có quyền lựa chọn luật sư. Thêm một điểm cần lưu ý, quyền được trợ giúp pháp lý không tự động gia hạn trong trường hợp người này kháng cáo. Điều đó có nghĩa là để được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý trong cấp xét xử cao hơn thì bị cáo phải thực hiện lại thủ tục yêu cầu trợ giúp pháp lý như ban đầu.

Như vậy, trong luật nhân quyền quốc tế, quyền được trợ giúp pháp lý có mối quan hệ tương hỗ với các quyền con người khác, bảo đảm mọi người đều có thể tiếp cận và hưởng thụ quyền một cách bình đẳng ngay cả trong trường hợp bị tước tự do. Mặc dù, các văn kiện nhân quyền quốc tế chỉ quy định mang tính chất khuyến khích (một số trường hợp đặc biệt sẽ mang tính bắt buộc) các quốc gia cung cấp sự trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự, song, trên thực tế, rất nhiều nước quy định đây như một quyền hiến định, áp dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực với nhiều đối tượng khác nhau mà người yếu thế là chủ thể hưởng lợi chính. Trong bản Tuyên bố về nguyên tắc và những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự năm 2012 của Liên Hợp Quốc cũng khẳng định rằng trên cơ sở của sự bình đẳng, trợ giúp pháp lý phải chú trọng hơn đến các đối tượng yếu thế là phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có bệnh tâm thần, người sống chung với HIV và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác, người sử dụng ma túy, người bản địa, thổ dân, người không có quốc tịch, người xin tị nạn, công dân nước ngoài, người di cư và lao động nhập cư, người tị nạn và người di tản.

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 37)