Các nguyên tắc nhằm bảo đảm vai trò của trợ giúp pháp lý cho

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 31)

nhóm ngƣời yếu thế

Đến nay, chưa có một nguyên tắc nào về trợ giúp pháp lý được đưa ra làm tiêu chuẩn quốc tế chung. Các nguyên tắc hiện nay mới chỉ tập trung ở một hoặc một vài khía cạnh liên quan đến trợ giúp pháp lý chẳng hạn như Hiệp hội luật gia Mỹ (American Bar Assocition) đã đưa ra 10 nguyên tắc cơ bản về trợ giúp pháp lý trong vụ việc dân sự hay các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư khi thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức Legal aid Reformer Network; các nguyên tắc cơ bản về vai trò của luật sư được thông qua tại Đại hội lần thứ VIII của Liên Hợp Quốc về phòng chống tội phạm và cải tạo phạm nhân ở Hanava, Cu Ba năm 1990 … Trong

26

hệ thống pháp luật về trợ giúp pháp lý hầu hết các quốc gia đều xây dựng nguyên tắc về trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và hiệu quả của toàn hệ thống trong đó có những nguyên tắc quan trọng sau:

(1)Nhà nước có trách nhiệm chính trong việc thực hiện và quản lý hoạt động

trợ giúp pháp lý:

Mặc dù, sự tham gia của các tổ chức xã hội ngày càng được mở rộng song nhà nước vẫn là chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động trợ giúp pháp lý. Theo tính hành động, nhà nước có cả những nghĩa vụ thụ động và chủ động, cụ thể: - Nghĩa vụ chủ động: Xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện về trợ giúp pháp lý; Phân bổ nguồn lực hợp lý; Thiết lập các phương tiện để người yếu thế hưởng thụ quyền được trợ giúp pháp lý của mình; Nâng cao kiến thức cho người dân và cộng đồng về quyền được trợ giúp pháp lý; Khuyến khích và thu hút sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cá nhân ngoài nhà nước; Phát hiện, ngăn chặn, giải quyết các vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý.

- Nghĩa vụ thụ động: Không can thiệp, tác động vào sự hưởng thụ quyền được trợ giúp pháp lý của chủ thể được trợ giúp pháp lý và tính độc lập của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Cũng có thể phân loại nghĩa vụ của nhà nước trong hoạt động trợ giúp pháp lý theo một cách khác, bao gồm: Nghĩa vụ tôn trọng, nghĩa vụ bảo vệ và nghĩa vụ thực thi.

(2)Mọi chủ thể đều được bình đẳng trong việc hưởng thụ quyền được trợ

giúp pháp lý mà không có bất cứ sự phân biệt nào:

Nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử là nguyên tắc then chốt của luật quốc tế nói chung, luật nhân quyền quốc tế nói riêng, được ghi nhận trong bộ luật nhân quyền và thừa nhận trong các mối quan hệ quốc tế. Nền tảng của nguyên tắc này chính là sự bình đẳng về nhân phẩm và các quyền mà tạo hóa ban cho loài người và tình anh em trong cách đối xử giữa con người với nhau đòi hỏi mọi người đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Nguyên tắc này không hề thay đổi giá trị khi gắn với lĩnh vực trợ giúp pháp lý. Như các lĩnh vực khác, đối tượng của trợ

27

giúp pháp lý rất đa dạng, do đó, các quy định của pháp luật phải bảo đảm không có bất cứ sự bất bình đẳng hay sự phân biệt đối xử nào tồn tại trong việc tiếp cận và hưởng thụ quyền được trợ giúp pháp lý.

(3)Mọi hoạt động của hệ thống trợ giúp pháp lý phải tính đến lợi ích của trẻ em:

Không chỉ đối với trẻ em là người yêu cầu được trợ giúp pháp lý mà còn phải tính đến lợi ích của những trẻ em không có yêu cầu trợ giúp pháp lý hoặc theo pháp luật quốc gia không thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý nhưng họ là người có quyền lợi hoặc nghĩa vụ liên quan bởi trẻ em chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và nhận thức, do đó, trong pháp luật quốc tế cũng như lịch sử loài người đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và luôn cần có sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt. Nguyên tắc này đòi hỏi các vụ việc được trợ giúp pháp lý có liên quan đến trẻ em phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải có kỹ năng về tiếp xúc và làm việc với trẻ;

- Các biện pháp áp dụng trong vụ việc phải phù hợp với tâm sinh lý của trẻ; - Trong mọi trường hợp lợi ích hợp pháp của trẻ em phải được ưu tiên.

(4)Người thực hiện trợ giúp pháp lý hoạt động độc lập, nỗ lực hết mình và

chịu trách nhiệm trước pháp luật:

Tính tự do và độc lập của người thực hiện trợ giúp pháp lý mang tính quyết định đến hiệu quả, chất lượng của vụ việc được trợ giúp pháp lý, đặc biệt là trong vụ án hình sự với một bên là đại diện nhà nước, có sức mạnh công quyền, cưỡng chế và một bên là người bị tình nghi, có thể bị tước tự do. Chưa kể, nếu không trao quyền độc lập cho người thực hiện trợ giúp pháp lý thì xung đột lợi ích có thể xảy ra bởi cả người tiến hành tố tụng và người thực hiện trợ giúp pháp lý đều được trả lương hoặc hưởng các lợi ích tài chính từ nhà nước. Do đó, để đảm bảo công lý, tương tự như hệ thống tòa án, pháp luật phải quy định địa vị pháp lý độc lập cho hệ thống trợ giúp pháp lý nói chung và người trợ giúp pháp lý nói riêng. Tính độc lập được thể hiện ở các phương diện sau:

28

- Được thực hiện tất cả các chức năng chuyên nghiệp mà không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp không đúng cách;

-Được tự do đi lại để tư vấn, thực hiện các công việc phục vụ cho việc trợ giúp pháp lý;

- Được bảo mật các thông tin về vụ việc trợ giúp pháp lý;

- Không bị đe dọa truy tố hay xử lý bằng các biện pháp hành chính, kinh tế hoặc bất cứ biện pháp trừng phạt khác với những hành động được công nhận là phù hợp với đạo đức và trách nhiệm cũng như tính chuyên nghiệp của người thực hiện trợ giúp pháp lý.

(5)Hệ thống trợ giúp pháp lý chỉ được giới hạn trong các trường hợp đặc

biệt theo quy định của pháp luật:

Trợ giúp pháp lý là một hoạt động hỗ trợ xã hội, mang tính chất nhân đạo, thể hiện trách nhiệm của nhà nước với xã hội, do đó, phải được chú trọng đầu tư phát triển tất nhiên cần tính cả năng lực và nguồn lực sẵn có của quốc gia, sự phù hợp với truyền thống pháp lý, tuy nhiên, trong mọi trường hợp nhà nước không thể biện minh cho sự thoái thác trách nhiệm này. Nếu có thể nên xây dựng quyền này như một quyền hiến định. Bởi quyền được trợ giúp pháp lý là một quyền tương đối, vì vậy, trong một số trường hợp đặc biệt có thể bị giới hạn. Xét dưới góc độ tổng thể, hệ thống trợ giúp pháp lý phải luôn được duy trì song có thể bị giới hạn tạm thời khi đất nước bị đặt trong tình trạng khẩn cấp, bị đe dọa sự sống còn theo thủ tục mà pháp luật quy định. Xét dưới góc độ cá thể, vụ việc được yêu cầu trợ giúp pháp lý chỉ có thể bị từ chối nếu hoặc người yêu cầu không thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý hoặc lĩnh vực của vụ việc không nằm trong danh mục trợ giúp pháp lý hoặc có dấu hiệu vi phạm các điều kiện để được trợ giúp pháp lý. Các điều kiện để từ chối phải được quy định rõ ràng trong pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý.

29

Tiểu kết chương 1

Với lịch sử phát triển lâu dài, sự ra đời của trợ giúp pháp lý được hầu hết các quốc gia và chuyên gia trên thế giới nhận định là đòi hỏi tất yếu của xã hội hiện đại. Không chỉ là một trong các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật và công bằng xã hội, trợ giúp pháp lý còn là tiêu chí để đánh giá mức độ văn minh, tính nhân văn, nhân đạo của một nhà nước. Do vậy, càng ở những nước phát triển thì trợ giúp pháp lý càng phát triển. Với mục tiêu đảm bảo quyền tiếp cận công lý và quyền bình đẳng trước pháp luật cho tất cả mọi người, trợ giúp pháp lý hướng tới đối tượng thụ hưởng là nhóm người yếu thế trong xã hội – những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi – giúp họ vượt qua các rào cản để tiếp cận pháp luật, thực hiện và bảo vệ các quyền pháp lý của mình.

Lịch sử hình thành và phát triển đã khẳng định vai trò hạt nhân của trợ giúp pháp lý trong việc bảo đảm tiếp cận và thúc đẩy quyền con người của nhóm người yếu thế trong xã hội. Thông qua những hoạt động thực tiễn là cung cấp các dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng… trợ giúp pháp lý vừa gây ảnh hưởng, đòi hỏi nhà nước thừa nhận các quyền con người, vừa hướng dẫn, đại diện cho người yếu thế thực hiện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, đồng thời phát hiện ra các thiếu sót, vi phạm của pháp luật cũng như quá trình thực thi pháp luật từ đó đề xuất các giải pháp sửa đổi, khắc phục.

Hiện nay, trên thế giới có mô hình trợ giúp pháp lý, gồm: mô hình chăm sóc; mô hình từ thiện và mô hình hỗn hợp, tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa mà nhà nước lựa chọn xây dựng mô hình trợ giúp pháp lý phù hợp.

30

Chương 2

LUẬT NHÂN QUYỀN QUỐC TẾ VỀ VAI TRÒ CỦA TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NHÓM NGƢỜI YẾU THẾ

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)