Những nội dung về trợ giúp pháp lý cho nhóm ngƣời yếu thế

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 56)

luật nhân quyền quốc tế

Luật nhân quyền quốc tế, không chỉ khẳng định vị trí của trợ giúp pháp lý mà còn qui định các nội dung về trợ giúp pháp lý và quyền được trợ giúp pháp của người yếu thế. Những nội dung này được thể hiện trong các nguyên tắc của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua năm 2012, trong “Tuyên bố về nguyên tắc và

những hướng dẫn về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự” [31].

Theo đó, nội dung của trợ giúp pháp lý gồm:

- Quyền được trợ giúp pháp lý: Nguyên tắc này được thiết lập dựa trên cơ sở

nhằm bảo đảm hưởng thụ các quyền khác trong đó có quyền được xét xử công bằng và đảm bảo lòng tin về quá trình tố tụng hình sự. Ngoài yêu cầu quy định trong hệ thống pháp luật, Liên Hợp Quốc khuyến khích các quốc gia nên xây dựng quyền được trợ giúp pháp lý như một quyền hiến định.

- Trách nhiệm của nhà nước: Nhà nước là chủ thể chính có trách nhiệm thực

hiện và quản lý hệ thống trợ giúp pháp luật quốc gia.

- Trợ giúp pháp lý cho những người bị tình nghi hoặc phải chịu trách nhiệm

hình sự: Những người này bao gồm người bị bắt, bị giam giữ, bị tình nghi hoặc bị

buộc một tội hình sự mà có thể bị phạt tù hoặc tử hình, tất cả họ đều có quyền được trợ giúp pháp lý trong toàn bộ các giai đoạn tố tụng. Đặc biệt, trẻ em phải được hưởng mức trợ giúp tương tự hoặc tốt hơn so với người đã thành niên.

- Trợ giúp pháp lý cho nạn nhân của tội phạm: Sự trợ giúp này sẽ không làm

ảnh hưởng tới quyền lợi của bị can, bị cáo, do đó, Liên Hợp Quốc khuyến khích các quốc gia nên cung cấp sự trợ giúp pháp lý cho cả nạn nhân.

- Trợ giúp pháp lý cho nhân chứng: Nguyên tắc này tương tự như nguyên tắc

51

- Không phân biệt đối xử trong trợ giúp pháp lý: Không phân biệt đối xử

(Non – discrimination) là nguyên tắc chung của luật nhân quyền quốc tế được quy định trong văn kiện nhân quyền quan trọng như Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ … khẳng định tất cả mọi người đều có quyền hưởng thụ các quyền ngang nhau mà không có bất kỳ sự phân biệt nào. Quyền được trợ giúp pháp lý cũng không nằm ngoại lệ. Theo đó, nhà nước có trách nhiệm bảo đảm sự công bằng trong việc cung cấp dịch vụ cũng như tạo điều kiện để người có quyền được trợ giúp pháp lý tiếp cận và hưởng thụ quyền này không phân biệt về tuổi tác, chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tín ngưỡng, quan điểm chính trị hoặc quan điểm khác, quốc tịch hoặc nguồn gốc xã hội, tài sản, nơi cư trú, trình độ văn hóa, địa vị xã hội hoặc các yếu tố khác.

- Trợ giúp pháp lý phù hợp và có hiệu quả: Trợ giúp pháp lý chủ yếu do nhà

nước thực hiện, miễn phí hoặc chỉ thu phí một phần, do đó, điều quan trọng là làm thế nào để đảm bảo các dịch vụ pháp lý được cung cấp từ hoạt động này phải phù hợp và có hiệu quả như các hoạt động pháp lý thu phí khác. Tính phù hợp và hiệu quả được thể hiện ở chỗ trợ giúp pháp lý phải được cung cấp kịp thời trong tất cả các giai đoạn của tố tụng hình sự đồng thời không có bất cứ sự giới hạn nào trong việc tiếp cận và trợ giúp cho người bị giam giữ cũng như bảo mật các thông tin trao đổi giữa họ với người thực hiện trợ giúp pháp lý.

- Quyền được thông báo: Đối với người bị tước quyền tự do, trước khi bị bắt

giữ hay phải trả lời bất kỳ câu hỏi nào, nhà nước phải đảm bảo họ được biết về quyền được trợ giúp pháp lý của mình và quyền được từ chối các quyền này. Đối với cộng đồng, quyền được trợ giúp pháp lý và các quyền tư pháp khác phải được phổ biến và dễ tiếp cận.

- Các biện pháp thay thế và bảo vệ: Trong trường hợp, hệ thống trợ giúp

pháp lý yếu kém, quyền được trợ giúp pháp lý bị trì hoãn hoặc bị từ chối hoặc người có quyền không được cung cấp đầy đủ thông tin về quyền này thì nhà nước có trách

52

nhiệm thiết lập các biện pháp thay thế và bảo vệ hiệu quả khác. Điều này nhằm tránh việc phụ thuộc hoàn toàn vào trợ giúp pháp lý cũng như đảm bảo tính đúng đắn, khách quan trong quá trình tố tụng ngay cả khi không có sự có mặt của hệ thống trợ giúp pháp lý.

- Công bằng khi tiếp cận trợ giúp pháp lý: Dựa trên nguyên tắc bình đẳng

thực chất, nhà nước có trách nhiệm thực hiện các biện pháp đặc biệt nhằm trợ giúp pháp lý cho nhóm người yếu thế, bao gồm: phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi, dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người có bệnh tâm thần, người sống chung với HIV và các bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng khác, người sử dụng ma túy, người bản địa, thổ dân, người không có quốc tịch, người xin tị nạn, công dân nước ngoài, người di cư và lao động nhập cư, người tị nạn và người di tản. Ngoài ra, những người sống ở nông thôn và vùng kinh tế khó khăn cũng cần được chú ý hơn. Khi thực hiện trợ giúp cho các nhóm này phải lưu ý về vấn đề nhạy cảm giới và thiết kế các biện pháp phù hợp với lứa tuổi.

- Trợ giúp pháp lý trong quyền lợi tốt nhất của đứa trẻ: Theo nguyên tắc

này, trẻ em không chỉ là đối tượng cần quan tâm đặc biệt mà còn phải được hưởng sự trợ giúp pháp lý tốt nhất, được ưu tiên so với các nhóm còn lại cũng như cần có những biện pháp trợ giúp đa dạng về pháp lý và xã hội phù hợp với lứa tuổi và tâm sinh lý của trẻ.

- Sự độc lập và bảo vệ của người thực hiện trợ giúp pháp lý: Người thực

hiện trợ giúp pháp lý phải được hoạt động một cách độc lập, không có sự can thiệp bất hợp pháp từ bên ngoài và được bảo vệ bởi pháp luật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thẩm quyền và trách nhiệm giải trình của những người thực hiện trợ giúp

pháp lý: Trách nhiệm giải trình là một phần gắn liền của sự minh bạch. Nguyên tắc

này nhằm hạn chế những tiêu cực có thể xảy ra trong quá trình trợ giúp pháp lý. Ngoài việc yêu cầu người thực hiện trợ giúp pháp lý phải được đào tạo, có trình độ, kỹ năng và kinh nghiệm thì những vi phạm nghề nghiệp trong khi họ thực hiện công việc của mình phải được tiến hành điều tra, xét xử trước một cơ quan tư pháp độc lập, vô tư và có thẩm quyền.

53

- Quan hệ đối tác trong trợ giúp pháp lý: Mặc dù, việc trợ giúp pháp lý trước

hết và trên hết thuộc về trách nhiệm của nhà nước, tuy nhiên, Liên Hợp Quốc khuyến khích các quốc gia mở rộng phạm vi bên cung cấp sự trợ giúp pháp lý, thu hút luật sư, các hiệp hội, trường đại học, xã hội dân sự và các nhóm tổ chức khác… tham gia vào hệ thống trợ giúp pháp lý.

54

Tiểu kết chương 2

Trong luật nhân quyền quốc tế, việc bảo vệ quyền con người của nhóm người yếu thế là mối quan tâm đặc biệt. Điều này không chỉ được ghi nhận trong các văn kiện về quyền con người mà còn được thể hiện thông qua yêu cầu cung cấp trợ giúp pháp lý miễn phí đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, thiệt thòi khi lâm vào tình trạng đặc biệt là bị can, bị cáo trong vụ án hình sự nhằm bảo đảm công lý luôn được thực thi mọi lúc, mọi nơi.

Không có phạm vi rộng lớn như trong luật quốc tế và thực tiễn pháp lý quốc tế, song, luật nhân quyền quốc tế khẳng định vị trí trọng yếu của quyền được trợ giúp pháp lý cùng với vai trò quan trọng của trợ giúp pháp lý đối với việc bảo đảm quyền con người là một biện pháp hỗ trợ hoạt động xét xử của tòa án trong tố tụng hình sự, bảo đảm quyền tiếp cận công lý và công bằng xã hội. Việc đưa ra bộ nguyên tắc về trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc không chỉ nhấn mạnh nhà nước có nghĩa vụ chủ yếu trong việc vận hành hệ thống trợ giúp pháp lý mà còn định hướng hành vi cho người thực hiện trợ giúp pháp lý, đòi hỏi pháp luật quy định tính độc lập và chỉ chịu trách nhiệm trước pháp luật cho người thực hiện trợ giúp pháp lý nhằm đảm bảo vụ việc trợ giúp pháp lý giải quyết khách quan, đúng đắn, góp phần bảo vệ các quyền con người và trật tự pháp lý.

55

Chương 3

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ ĐỐI VỚI VIỆC BẢO ĐẢM TIẾP CẬN, THÚC ĐẨY QUYỀN

CỦA NGƢỜI YẾU THẾ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 56)