Luật nhân quyền quốc tế đặc biệt chú ý tới quyền của nhóm người yếu thế bởi tính yếu thế, dễ bị tổn thương và cần được quan tâm hơn cả của nhóm này. Không chỉ được thể hiện trong nội dung của Bộ luật nhân quyền quốc tế (bao gồm 03 văn kiện quan trọng: Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1968, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội năm 1968) mà quyền của nhóm người yếu thế còn được ghi nhận trong các công ước quốc tế riêng dành cho mỗi nhóm này.
2.2.2.1. Trẻ em (Children)
Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em “trẻ em là những người dưới 18
tuổi, trừ khi pháp luật quốc gia có quy định khác” [26, Điều 1].
Mặc dù, trong lịch sử loài người, do chưa hoàn thiện về thể trạng, nhận thức xã hội, trẻ em dễ trở thành nạn nhân cũng như bị lôi kéo, dụ dỗ vào hoạt động của các loại tội phạm, họ luôn được xem là đối tượng dễ bị tổn thương, non nớt và cần sự chăm sóc đặc biệt, nhiều bộ luật cổ cũng quy định các ngoại lệ đối với trẻ em song quan niệm này cơ bản xuất phát từ tình thương, lòng nhân đạo và đạo đức. Phải đến đầu thế kỷ XX, thuật ngữ pháp lý “quyền trẻ em” mới xuất hiện và năm 1924 Hội Quốc Liên đã thông qua Tuyên ngôn Geneva về quyền trẻ em. Trước đó, Tổ chức Lao động quốc tế cũng ban hành một số công ước liên quan đến trẻ em trong lĩnh vực lao động như Công ước về quy định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm việc trong các công việc công nghiệp; Công ước về việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp năm 1919; Công ước về tuổi của trẻ em được phép nhận làm việc trong nông nghiệp… Điều 1 Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người khẳng định “Mọi người sinh ra đều được tự do và bình đẳng về nhân phẩm và các
quyền” [24, Điều 1], mọi người ở đây bao gồm toàn thể loài người, không phân biệt
tuổi tác và trẻ em hoàn toàn có quyền bình đẳng với người đã trưởng thành. Tuy nhiên, với cách tiếp cận quyền bình đẳng một cách thực chất và bởi đặc điểm chưa hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần, cả ba bộ luật cốt lõi về quyền con người Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân
39
sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội cũng như các văn kiện khác đều ghi nhận trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ một cách đặc biệt. Đến nay, Công ước quốc tế về quyền trẻ em là văn kiện được các quốc gia tham gia nhiều nhất, quy định các quyền pháp lý của trẻ em một cách toàn diện nhất. Bên cạnh đó, còn phải kể tới vai trò quan trọng của Công ước về tuổi lao động tối thiểu năm 1973; Công ước về cấm và hành động ngay để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm 1999; Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và về buôn bán trẻ em, bóc lột và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em được thông qua năm 2000… đã bổ sung, giải thích rộng rãi, sâu sắc các quyền trẻ em trên mọi lĩnh vực.
2.2.2.2. Phụ nữ
Xuất phát từ đặc điểm sinh lý, các tác động tiêu cực bởi những quan niệm xã hội, phong tục lạc hậu, phụ nữ được xếp vào nhóm người yếu thế.
Là đối tượng chiếm tỷ lệ đông nhất trong nhóm người yếu thế, cuộc đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ đã diễn ra từ rất sớm trên thế giới, phát triển từ cấp độ quốc gia thành các phong trào quốc tế và đến nay, các tổ chức bảo vệ quyền của phụ nữ đang ngày càng thể hiện tiếng nói mạnh mẽ trong tất cả các lĩnh vực của đời sống. Từ đầu thế kỷ XX, Tổ chức Lao động quốc tế đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về vấn đề bảo vệ phụ nữ, chẳng hạn Công ước về việc sử dụng lao động nữ trước và sau khi đẻ năm 1919; Công ước về sử dụng phụ nữ vào những công việc dưới mặt đất trong hầm mỏ năm 1953; Công ước về làm việc ban đêm của phụ nữ trong công nghiệp (xét lại) năm 1948; Công ước về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp năm 1958… Tuy nhiên, phải đến khi Liên Hợp Quốc ra đời thì các quyền của phụ nữ mới được quy định bảo đảm một cách toàn diện. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, Hiến chương Liên Hợp Quốc năm 1945 đã khẳng định về “quyền bình đẳng giữa nam và nữ…”. Niềm tin này đã trở thành một trong những nguyên tắc trụ cột của Luật nhân quyền Quốc tế, được ghi nhận trong các văn kiện quan trọng Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người, Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội... Đặc biệt, nó đã tạo
40
tiền đề cho sự ra đời của các công ước về bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em gái như Công ước về các quyền chính trị của phụ nữ năm 1952; Công ước về quốc tịch của phụ nữ khi kết hôn năm 1957; Tuyên bố về xóa bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ năm 1967; Tuyên bố về bảo vệ phụ nữ và trẻ em trong tình trạng khẩn cấp và xung đột vũ trang năm 1974; Tuyên bố về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ năm 1993… Trên nhận thức rằng “quyền con người của phụ nữ và trẻ em gái là một bộ phận cấu
thành, gắn liền và không thể tách rời của các quyền con người phổ biến” [29], các
vấn đề về quyền của phụ nữ đã được thảo luận tại nhiều hội nghị quốc tế và không ít tổ chức đã được thành lập nhằm bảo đảm quyền và thúc đẩy vị thế của phụ nữ, chẳng hạn Ủy ban về vị thế của phụ nữ (Ủy ban này được thành lập nằm 1946, có nhiệm vụ thúc đẩy quyền của phụ nữ trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, dân sự, xã hội và giáo dục); Ủy ban công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chống lại phụ nữ; Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế…
2.2.2.3. Người khuyết tật
Người khuyết tật bao gồm những người có khiếm khuyết lâu dài về thể chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan mà khi tương tác với những rào cản khác nhau có thể phương hại đến sự tham gia hữu hiệu và trọn vẹn của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác [30, Điều 1].
Các điều kiện tiên quyết để xác định một người có phải là người khuyết tật hay không bao gồm:
- Có sự khiếm khuyết lâu dài: Đặc điểm này nhằm phân biệt với các khiếm
khuyết tạm thời do tác động của quá trình chữa bệnh, môi trường sống… Tùy thuộc vào nhận thức mà các quốc gia xác định tính “lâu dài” khác nhau bằng các khoảng thời gian khác nhau;
- Khiếm khuyết phải nhận thức được: Các khiếm khuyết này có thể về thể
chất, tâm thần, trí tuệ hoặc giác quan song phải được nhận định một cách rõ ràng thông qua y học;
41
- Sự khó khăn trong tương tác với rào cản khác nhau do các khiếm khuyết
gây ra: Các rào cản này có thể là quy định của pháp luật, thủ tục hành chính, công
trình công cộng, y tế cộng đồng… Những khó khăn này tạo ra tính bất bình đẳng và thiệt thòi cho người khuyết tật.
Có thể thấy, nội dung Điều 1 Công ước về quyền của người khuyết tật đã bao hàm sự thừa nhận về tính dễ bị tổn thương của họ. Cần nhìn nhận rằng, không phải vì có khuyết tật khiến họ bị mất hay hạn chế các quyền của mình mà chính là “sự khuyết tật” được tạo ra trong quá trình người có khuyết tật tương tác với những rào cản về môi trường và thái độ đã làm phương hại đến sự tham gia đầy đủ và hiện hữu của họ vào xã hội trên cơ sở bình đẳng với những người khác.
Theo thống kê gần đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), “trên thế giới có
khoảng 650 triệu người khuyết tật, chiếm 10% dân số” [17, tr.616]. Trước năm
2007 tất cả các văn kiện riêng biệt về người khuyết tật đều không có tính ràng buộc pháp lý, gồm Tuyên bố về quyền của những người khuyết tật tâm thần năm 1971; Tuyên bố về các quyền của người khuyết tật năm 1975; Các nguyên tắc bảo vệ người mắc bệnh tâm thần và cải thiện việc chăm sóc sức khỏe tâm thần năm 1991; Những quy tắc tiêu chuẩn về bình đẳng cơ hội cho người khuyết tật năm 1993. Công ước về quyền của người khuyết tật và Nghị định thư không bắt buộc của Công ước về quyền của người khuyết tật đã thiết lập ràng buộc pháp lý về nghĩa vụ đối với các quốc gia trong việc bảo vệ và thúc đẩy tốt hơn quyền của người khuyết tật.
2.2.2.4. Người sống chung với HIV
Kể từ khi phát hiện ca nhiễm HIV lâm sàng đầu tiên tại Mỹ năm 1981, “đến năm 2012 trên thế giới ước tính có 35,3 triệu người (32,2 – 38,8 triệu) sống chung
với HIV và 1,6 triệu người chết do các bệnh liên quan tới HIV/AIDS” [32]. Sự kỳ
thị, phân biệt đối xử với người sống chung với HIV và người thân của họ diễn ra khá phổ biến. Họ gần như không có tiếng nói trong cộng đồng bởi bị cho rằng mang trong mình virus HIV là tội lỗi. Hệ quả là các quyền con người của đối tượng này không được bảo đảm và dễ bị vi phạm.
Năm 1996, Các hướng dẫn quốc tế về HIV/AIDS và quyền con người đã được thông qua tại Hội nghị tư vấn quốc tế lần thứ hai về HIV/AIDS và quyền con
42
người do Cao ủy Liên Hợp Quốc / Trung tâm quyền con người và Chương trình về HIV/AIDS của Liên Hợp Quốc (UNAIDS) đồng tổ chức ở Geneva từ ngày 23 đến ngày 25 - 09 - 1996, quy định chi tiết các quyền con người của người có HIV/AIDS. Trên cơ sở nhận thức:
Việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người là cần thiết để bảo vệ nhân phẩm của những người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trong khi vẫn đạt được những tiêu chuẩn về y tế công mà liên quan đến việc làm giảm tính dễ bị tổn thương của việc lây nhiễm HIV, giảm thiểu tác động tiêu cực của HIV/AIDS với những người bị ảnh hưởng và trao quyền cho các cá nhân và cộng đồng đang đấu tranh chống đại dịch [2].
Thừa nhận rằng, quyền con người của người có HIV và người thân của họ là một bộ phận của quyền con người nói chung và không thể tách rời hay bị vi phạm trong quá trình ngăn chặn, đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS. Ngược lại, xây dựng cơ chế bảo vệ quyền của người có HIV là một giải pháp thông minh không chỉ giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về trách nhiệm pháp lý của mình mà còn giúp người có HIV hòa nhập, tích cực trong việc tiếp cận, thực hiện cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của chính mình. Từ thập niên 90 trở lại đây, ngày càng nhiều văn kiện liên quan đến quyền của HIV/AIDS ra đời, chẳng hạn Tuyên bố về những hành động then chốt để tiếp tục thực hiện Chương trình Hành động của Hội nghị quốc tế về Dân số và Phát triển năm 1999; Tuyên bố cam kết về HIV/AIDS, 2001 “Khủng hoảng toàn cầu – Hành động toàn cầu”… Ngoài việc chú trọng vào người có HIV/AIDS, các nhóm có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch hoặc do không được bảo vệ đầy đủ hoặc do phải chịu đựng sự phân biệt đối xử hoặc bị đặt ra ngoài lề sự phát triển của xã hội bởi vị thế pháp lý của họ như phụ nữ, trẻ em, nhóm thiểu số, người nghèo, người nhập cư, người tỵ nạn… cũng được quan tâm một cách thích đáng trong các văn kiện này.
2.2.2.5. Người bị tước tự do
Tước tự do nghĩa là “bất cứ hình thức giam giữ hoặc cầm tù nào, hay đưa một người vào nơi giam giữ chung hoặc riêng, mà người đó không được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan
43
Như vậy, người bị tước tự do là người bị áp dụng một trong các hình thức giam giữ hoặc cầm tù hay bị đưa vào một nơi giam giữ chung hoặc riêng và không được tự ý rời bỏ nơi giam giữ trừ khi có quyết định của cơ quan tư pháp, hành chính hoặc cơ quan công quyền khác. Hiểu đơn giản thì người bị tước tự do là người bị cách ly khỏi xã hội thông qua trình tự, thủ tục hợp pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thi hành. Đối chiếu theo khái niệm trên thì người bị tước tự do bao gồm: người bị tạm giữ, tạm giam, phạm nhân và học viên trong các trung tâm cai nghiện…
Chính trạng thái “bị cách ly khỏi xã hội” khiến cho người bị tước tự do trở thành một trong các đối tượng yếu thế, bởi trong thời gian này, họ bị hạn chế một số quyền nhất định đồng thời nhiều quyền chỉ được thực hiện thông qua sự cho phép hoặc phụ thuộc vào đạo đức và sự công tâm của người thực thi pháp luật, ví như quyền khiếu nại, quyền giáo dục, quyền y tế, quyền không bị tra tấn, quyền được tôn trọng danh dự, nhân phẩm… Không thể loại trừ việc đòi hỏi không được đáp ứng cũng như những vi phạm do chính cơ quan công quyền hoặc người đại diện của cơ quan công quyền gây ra. Tuy nhiên, rào cản đối với những người này rất lớn vì mọi hoạt động của họ đều nằm trong vùng kiểm soát chặt chẽ và bên ngoài khó rất có thể tiếp cận được để hỗ trợ.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, nhìn thấy được sự tồi tệ trong việc đối xử với tù nhân và những người bị tước tự do khác, cộng đồng quốc tế đã bắt đầu dành sự quan tâm tới đối tượng này. Điều đó được thể hiện rõ ràng thông qua các văn kiện về quyền con người của người bị tước tự do, chẳng hạn Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử với tù nhân năm 1955; Tập hợp tất cả các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay cầm tù dưới bất cứ hình thức nào; Những bảo đảm nhằm bảo vệ quyền của những người đang phải đối mặt với án tử hình năm 1984; Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân năm 1990; Các quy tắc của Liên Hợp Quốc về bảo vệ người chưa thành niên bị tước tự do năm 1990 …
2.2.2.6. Người dân tộc thiểu số
Đến nay, chưa có một khái niệm pháp lý nào về người dân tộc thiểu số được thừa nhận rộng rãi và một số nhầm lẫn giữa hai khái niệm “người dân tộc thiểu số”
44
(minorities) và “người dân tộc bản địa” (people) vẫn xảy ra. Tuy nhiên, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền của Liên Hợp Quốc đã xây dựng khái niệm tương đối hoàn chỉnh về “người dân tộc thiểu số” dựa trên quan điểm của Francesco Capotort –Báo cáo viên đặc biệt của Tiểu ban ngăn ngừa sự phân biệt đối xử và bảo vệ người dân tộc thiểu số. Theo đó:
Người dân tộc thiểu số là một nhóm có số lượng ít hơn so với các nhóm khác của một quốc gia có chủ quyền, cư trú trên lãnh thổ và là thành viên của của quốc gia đó, có bản sắc riêng về chủng tộc, tôn giáo, ngôn ngữ, truyền thống, văn hóa và quan tâm đến việc bảo tồn các bản sắc này [39, tr.2].
Theo Quỹ phát triển Liên Hợp Quốc, “ước tính trên thế giới có khoảng 600 – 1200 triệu người dân tộc thiểu số, chiếm khoảng 10% đến 20% dân số toàn thế
giới” [15]. Nhóm dân tộc thiểu số – do tính thiểu số của mình – thường cư trú ở