thúc đẩy quyền của nhóm ngƣời yếu thế tại Việt Nam
Trợ giúp pháp lý ở việt nam đã manh nha xuất hiện khá lâu từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được khẳng định, phát triển. Thực trạng về vai trò của trợ giúp pháp lý hiện nay được thể hiện trên các khía cạnh sau:
3.1.1. Qui định của pháp luật Việt Nam về vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc bảo đảm tiếp cận và thúc đẩy quyền của nhóm người yếu thế
Ở Việt Nam, trợ giúp pháp lý đã manh nha hình thành và phát triển từ những năm 1945 dưới hình thức “tư pháp bảo trợ” do luật sư, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện. Sắc lệnh số 69 – ST ngày 18/06/1949 về việc:
Những bị can có thể nhờ một công dân không phải là luật sư được ông Chánh thừa nhận bào chữa cho, trước các tòa án thường và tòa án đặc biệt xử việc tiểu hình và đại hình. Người đứng ra bênh vực không được nhận tiền thù lao của bị can hay thân nhân bị can, nếu vi phạm sẽ bị truy tố.
Trường hợp bị can không có ai bênh vực thì ông Chánh có thể tự mình hay theo lời yêu cầu của bị can cử một người ra bào chữa cho bị can [3, Điều 2, Điều 3].
Rõ ràng, dù không được gọi tên là trợ giúp pháp lý nhưng trên thực tế hoạt động này đã được nhà nước chú ý và pháp luật ghi nhận. Cũng như các nước trên thế giới, hoạt động trợ giúp pháp lý đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện gắn liền với hoạt động tư pháp hình sự. Ngoài ra, Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/ 1945 về tổ chức đoàn thể luật sư; Sắc lệnh số 13/SL ngày 24 /01/1946 về tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán; Sắc lệnh số 163/SL ngày 23/ 03/1946 về tổ chức các Tòa án binh… cũng quy định sự hỗ trợ tương tự cho bị can, bị cáo trong các vụ án hình sự.
56
Năm 1997 theo Quyết định số 734/TTg ngày 06 – 09 – 1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, hệ thống trợ giúp pháp lý chính thức được thành lập và đi vào hoạt động chuyên môn hóa. Ngày 01/03/2000 Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 05/2000/CT-Ttg Về việc tăng cường công tác trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, hoạt động trợ giúp pháp lý gặp khá nhiều khó khăn do chưa có luật điều chỉnh riêng biệt, nguồn kinh phí hạn chế, hầu hết người dân chưa biết đến quyền của mình. Có thể nói đây là thời gian những người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tự mình dò dẫm từng bước đi và tìm định hướng phát triển.
Năm 2006, sự ra đời của Luật trợ giúp pháp lý và Luật luật sư đã đánh dấu bước phát triển mới của hoạt động trợ giúp pháp lý, thúc đẩy hoạt động này mở rộng về quy mô, tăng cường chất lượng và từng bước đi vào đời sống nhân dân. Cụ thể hóa Luật này, các cơ quan quản lý nhà nước có các văn bản hướng dẫn thi hành sau: Nghị định số 07/2007/NĐ-CP ngày 12/01/2007 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật trợ giúp pháp lý; Quyết định số 02/2008/QĐ-BTP ngày 28/02/2008 Ban hành điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước; Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07/11/2008 Hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước; Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC- TANDTC ngày 04/07/2013 Hướng dẫn thực hiện một số quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng…
Theo qui định của những văn bản nêu trên,lĩnh vực trợ giúp pháp lý bao gồm các nội dung cơ bản sau:
3.1.1.1.Đối tượng được trợ giúp pháp lý
Đối tượng trợ giúp pháp lý là cá nhân được hưởng trợ giúp pháp lý, theo Luật trợ giúp pháp lý gồm những người trong danh sách dưới đây:
- Người nghèo: Là người có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng
(từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống và sinh sống ở nông thôn hoặc có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm)
57
trở xuống và sinh sống ở thành thị. Đây là mức chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015 theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tùy từng giai đoạn và mức độ phát triển kinh tế mà nhà nước đưa ra chuẩn nghèo phù hợp.
- Người có công với cách mạng: Bao gồm Bà mẹ Việt Nam anh hùng; Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Anh hùng Lao động; Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; Bệnh binh; Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày; Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế; Người có công giúp đỡ cách mạng; Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng của liệt sĩ, con của liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ. Việc quy định người có công với cách mạng là đối tượng hưởng trợ giúp pháp lý là một trong những điểm đặc thù của pháp luật Việt Nam xuất phát từ lịch sử dân tộc cũng như thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những người đã cống hiến cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước và bảo vệ Tổ quốc.
- Người già: Là người từ đủ 60 tuổi trở lên, sống cô đơn, không có nơi
nương tựa.
- Người khuyết tật: Là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể
hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn; người bị nhiễm chất độc hóa học, bị nhiễm HIV mà không có nơi nương tựa. Như vậy, thay vì tách người sống chung với HIV/AIDS làm chủ thể riêng thì Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 và Luật người khuyết tật lại gộp chung họ vào đối tượng là người khuyết tật. Về mặt pháp lý, điều này có thể dẫn đến một số nhầm lẫn bởi quyền, nghĩa vụ của người sống chung với HIV có luật riêng điều chỉnh (Luật phòng chống hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người) đồng thời không làm rõ được tính yếu thế đặc thù của đối tượng này.
- Trẻ em: Là người dưới 16 tuổi. Chỉ có những trẻ em trong các trường hợp
dưới đây mới được hưởng quyền được trợ giúp pháp lý: Trẻ em không nơi nương tựa; Trẻ em sống chung với HIV/AIDS; Trẻ em khuyết tật; Trẻ em bị nhiễm chất
58
độc hóa học; Trẻ em là con liệt sĩ; Trẻ em là đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng đặc biệt khó khăn; Trẻ em là nạn nhân bị mua bán; Trẻ em được trợ giúp pháp lý theo Công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc Hiệp định tương trợ tư pháp với Việt Nam, trong đó có quy định về vấn đề trợ giúp pháp lý.
- Người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn: Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc, có 54 dân tộc anh em cùng sinh
sống với điều kiện kinh tế, văn hóa không tương đồng. Người dân tộc thiểu số thường cư trú ở địa bàn vùng sâu, vùng xa khó tiếp cận. Vì vậy, để sự trợ giúp pháp lý đến được với họ thì nhà nước phải chủ động phổ biến, tìm kiếm nhu cầu từ các cộng đồng này.
- Nạn nhân theo luật phòng, chống mua bán người: Là người bị xâm hại bởi
một trong số các hành vi bán người; tuyển mộ; vận chuyển; chứa chấp; chuyển giao hoặc tiếp nhận người để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy các bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
- Các đối tượng khác: Là người được trợ giúp pháp lý theo điều ước quốc tế
mà Việt Nam là thành viên.
Có thể thấy, đối tượng hưởng lợi mà hoạt động trợ giúp pháp lý hướng tới chính là những người gặp nhiều khó khăn trong việc tự mình tiếp cận, thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân. Đây cũng là xu thế chung của hoạt động trợ giúp pháp lý trên thế giới. Bên cạnh đó, đối tượng được trợ giúp pháp lý ở Việt Nam cũng có những đặc thù riêng gắn liền với truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, ghi công những người trực tiếp hoặc gián tiếp cống hiến, hi sinh cho độc lập tự do, an ninh và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Mặc dù, tương đối khái quát và bắt nhịp với xu hướng quốc tế, song, rõ ràng, người được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý còn hạn chế, còn có những người thuộc nhóm yếu thế vẫn chưa được hưởng quyền này. Vô hình chung tạo sự bất bình đẳng giữa chính những người trong nhóm yếu thế.
3.1.1.2.Tổ chức về trợ giúp pháp lý
Tổ chức trợ giúp pháp lý Việt Nam khá đa dạng, bao gồm các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức tư vấn pháp luật.
59
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước: là đơn vị trực thuộc Sở tư pháp, hoạt
động chuyên trách về trợ giúp pháp lý, do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành lập, có tư cách pháp nhân, trụ sở và tài khoản riêng, có chi nhánh đặt tại các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước không chỉ thực hiện trợ giúp pháp lý mà còn có trách nhiệm quản lý, phối hợp với các chủ thể khác trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan tới việc thi hành pháp luật.
- Tổ chức hành nghề luật sư: bao gồm văn phòng luật sư và công ty luật.
Văn phòng luật sư có tổ chức và hoạt động như doanh nghiệp tư nhân, do một luật sư thành lập, có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng. Công ty luật là loại hình công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn mà thành viên phải là luật sư. Tổ chức hành nghề luật sư muốn tham gia trợ giúp pháp lý phải đăng ký với sở tư pháp nơi đã cấp giấy đăng ký hoạt động, chỉ được thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi Giấy phép đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Luật sư, Tư vấn viên pháp luật thuộc quản lý của mình.
- Tổ chức tư vấn pháp luật: Là Trung tâm tư vấn pháp luật được thành lập
bởi các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật nhằm thực hiện tư vấn pháp luật mang tính chất xã hội, không nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trung tâm phải đăng ký tại Sở tư pháp, có trụ sở làm việc riêng, có ít nhất hai nhân viên pháp luật hoặc tư vấn viên pháp luật và một luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hai luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động. Trung tâm có tư cách pháp nhân, tài khoản và con dấu riêng, tự trang trải về tài chính.
3.1.1.3.Người thực hiện trợ giúp pháp lý
Người thực hiện trợ giúp pháp lý là các cá nhân, có chức danh, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định. Theo Luật trợ giúp pháp lý năm 2006, trợ giúp viên pháp lý, luật sư, cộng tác viên pháp lý, tư vấn viên pháp lý là người thực hiện trợ giúp pháp lý tại Việt Nam.
60
- Trợ giúp viên pháp lý: là viên chức nhà nước, làm việc tại Trung tâm trợ
giúp pháp lý nhà nước, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp. Muốn trờ thành Trợ giúp viên pháp lý thì cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn nhất định như là công dân Việt Nam và thường trú tại Việt Nam, có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên…
- Cộng tác viên pháp lý: là người tham gia trợ giúp pháp lý trên cơ sở tự
nguyện tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước và được cấp thẻ Cộng tác viên pháp lý. Ngoài luật sư và tư vấn viên pháp luật thì cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý còn bao gồm cả những người sinh sống ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi có bằng trung cấp luật hoặc có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên hoặc có kiến thức pháp luật và uy tín trong cộng đồng, chẳng hạn như già làng, trưởng bản… Điều này nhằm huy động các nguồn lực khác từ xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trợ giúp pháp lý ngày càng tăng. Ngoài ra, đây cũng là điểm đặc thù, phù hợp với truyền thống văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam (trong mỗi bản làng của người dân tộc thiểu số thường có một già làng, trưởng bản là người có uy tín, kinh nghiệm, tiếng nói, ảnh hưởng lớn tới các thành viên và cộng đồng).
- Luật sư: Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, sức khỏe tốt, có
bằng cử nhân luật, đã được đào tạo và qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư và gia nhập một đoàn luật sư. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư ngày 20/11/20012 quy định việc “trợ giúp pháp lý của luật sư
là nghĩa vụ” [14, Điều 21], theo đó “nhà nước khuyến khích luật sư và tổ chức hành
nghề luật sư tham gia hoạt động trợ giúp pháp lý miễn phí” [14, Điều 8]. Rõ ràng, luật
sư có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện trợ giúp pháp lý bởi họ là người có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm hành nghề thường xuyên được trau dồi, do đó, không thể phủ nhận rằng, “muốn phát triển rộng rãi hoạt động trợ giúp pháp lý và bảo đảm hiệu quả, chát lượng của công việc trợ giúp thì cần phải thu hút ngày càng
61
- Tư vấn viên pháp luật: Là người tham gia trợ giúp pháp lý theo sự phân
công của tổ chức tư vấn pháp luật nơi họ làm việc hoặc tham gia trợ giúp pháp lý với tư cách là cộng tác viên của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Tư vấn viên pháp luật phải có đủ các điều kiện dưới đây: Là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam; Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, phẩm chất đạo đức tốt; Có Bằng cử nhân luật; Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên.
Mặc dù, hoạt động với các chức danh khác nhau, song yêu cầu chung đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý ngoài trình độ được đào tạo còn phải có kinh nghiệm thực tiễn liên quan đến pháp luật. Điều này nhằm đảm bảo chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý như các vụ việc sử dụng dịch vụ pháp lý thông thường. Tuy nhiên, một điểm lưu ý ở đây là kỹ năng làm việc với nhóm người yếu thế như kỹ năng lắng nghe, kỹ năng khai thác thông tin, kỹ năng tư vấn… vẫn chưa phải là một trong những điều kiện tiên quyết đối với người thực hiện trợ giúp pháp lý, trong khi đó, trên thực tế, các kỹ năng này vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng vụ