Các giải pháp nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý trong việc bảo

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 89)

đảm tiếp cận và thúc đẩy quyền của nhóm người yếu thế

Đảm bảo chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý như các vụ việc sử dụng dịch vụ pháp lý thông thường khác là mối quan tâm hằng đầu của các nhà quản lý, thực hiện trợ giúp pháp lý cũng như mong muốn của người yếu thế khi tìm đến các trung tâm, tổ chức trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố khác nhau có ảnh hưởng

84

tiêu cực đến chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý như tính khách quan của quá trình trợ giúp pháp lý, sự nỗ lực của người thực hiện trợ giúp pháp lý hay thông tin vụ việc được cung cấp bởi người được trợ giúp pháp lý… Rõ ràng, việc nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý không thực sự dễ dàng, nhất là khi chúng ta còn hạn chế về nguồn nhân lực, tài chính cho trợ giúp pháp lý cũng như các cơ chế bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý hiệu quả. Vì vậy, để có thể hoàn thành nhiệm vụ trên cần thực hiện đồng bộ 04 giải pháp dưới đây:

3.2.2.1. Quy định và đảm bảo nguyên tắc người thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Đây là một trong những nguyên tắc nền tảng của trợ giúp pháp lý, được quy định trong Bộ nguyên tắc về trợ giúp pháp lý của Liên Hợp Quốc. Nguyên tắc này không chỉ bảo đảm rằng mọi hành vi của người thực hiện trợ giúp pháp lý đều trung thực, tôn trọng sự thật khách quan và lẽ công bằng mà còn giúp người trợ giúp pháp lý không bị áp lực bởi ý chí chỉ đạo của cấp trên, cơ quan quản lý hoặc sự né tránh xung đột lợi ích với cơ quan công quyền.

Như một luật sư, người thực hiện trợ giúp pháp lý phải tìm mọi cách thức hợp pháp, nỗ lực hết mình để bảo vệ lợi ích cho khách hàng. Do đó, cần phải trao cho họ sự tôn trọng và vị thế độc lập với các cơ quan nhà nước khác nhằm đảm bảo sự thật khách quan, điều này càng đặc biệt quan trọng trong phương thức tham gia tố tụng mà nhất là tố tụng hình sự. Ở nước ta, trợ giúp pháp lý cũng là một trong các biện pháp nhằm thực thi pháp luật, trong khi đó, đội ngũ thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu là nhân viên của các trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, vẫn chưa thoát khỏi phương thức làm việc theo báo cáo, chỉ đạo. Không có vị trí độc lập sẽ khiến người thực hiện trợ giúp pháp lý không thể dành toàn tâm, toàn ý giải quyết vụ việc, không kiên quyết, dứt khoát trong việc tìm ra sự thật khách quan do lo ngại đụng chạm tới lợi ích của nhà nước hoặc nhóm xã hội khác. Điều này tác động không nhỏ đến chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý bởi sẽ có những quyết định không xuất phát hoặc không phù hợp với yêu cầu thực tiễn của vụ việc trợ giúp pháp lý.

85

chịu trách nhiệm về hành vi của mình liên quan đến trợ giúp pháp lý trước pháp luật. Nội hàm của nguyên tắc “chỉ tuân theo pháp luật” vừa đòi hỏi hành vi của người thực hiện trợ giúp pháp lý đúng pháp luật và các nguyên tắc nghề nghiệp, đồng thời, đảm bảo tính độc lập, không bị tác động bởi bất cứ chủ thể nào tới quyết định, hành vi của người thực hiện trợ giúp pháp lý. Điều đó có nghĩa là các vi phạm trong quá trình trợ giúp pháp lý sẽ được xem xét theo trách nhiệm cá nhân bởi một cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chẳng hạn tòa án.

Nhấn mạnh rằng, việc quy định nguyên tắc người thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập và chỉ tuân theo pháp luật không chỉ phù hợp với tiêu chuẩn của luật nhân quyền quốc tế về trợ giúp pháp lý mà còn giúp người thực hiện trợ giúp pháp lý hành xử khách quan, nỗ lực hết mình trong quá trình trợ giúp pháp lý từ đó góp phần nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

3.2.2.2. Xây dựng đội ngũ luật sư công giàu kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho các nhóm yếu thế

Nguồn nhân lực của trợ giúp pháp lý Việt Nam không chỉ mỏng về số lượng mà còn hạn chế về chất lượng. Điều đó được thể hiện thông qua các số liệu thực tiễn về người thực hiện trợ giúp pháp lý, số lượng vụ việc trợ giúp hằng năm mà một trợ giúp pháp lý viên thực hiện, phương thức trợ giúp pháp lý trọng tâm… (Xem phân tích cụ thể tại phần thực trạng 3.1). Ở nước ta, Trợ giúp viên pháp lý là người thực hiện trợ giúp pháp lý chủ yếu, hầu hết họ là những người trẻ, có nhiệt huyết, ham học hỏi song lại thiếu kinh nghiệm, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho nhóm yếu thế, đặc biệt là kỹ năng tham gia tố tụng. Dẫn đến hệ quả là phần lớn vụ việc trợ giúp pháp lý chỉ dừng lại ở phương thức tư vấn pháp luật trong khi đó nhu cầu đại diện và bào chữa tố tụng lại rất cao và cấp thiết. Vì vậy, xây dựng đội ngũ luật sư công là giải pháp hiệu quả lâu dài mà nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện như Hoa Kỳ, Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Canada… Ưu điểm của mô hình này là nhà nước sẽ có các luật sư công hưởng lương theo định kỳ thực hiện trợ giúp pháp lý dưới mọi phương thức cho bất cứ vụ việc nào mà không cần trả thêm chi phí. Như vậy, nguồn kinh phí dành cho trợ giúp pháp lý sẽ ổn định trong khi đó năng lực người thực hiện trợ giúp pháp lý cũng được cải thiện (tương ứng với các luật sư).

86

Trong những năm gần đây, ý tưởng này đã manh nha ở Việt Nam và được các nhà nghiên cứu, quản lý về trợ giúp pháp lý đưa vào “Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015 – 2025, định hướng đến năm 2030”. Tuy nhiên, xác định rằng, việc chuyển đổi từ trợ giúp viên pháp lý sang luật sư công sẽ gặp không ít khó khăn do đòi hỏi và quá trình đào tạo một luật sư dài hơn và phức tạp hơn nhiều so với Trợ giúp viên pháp lý. Chưa kể, nhà nước phải dành một nguồn ngân sách đáng kể phục vụ sự chuyển đổi này. Vì vậy, với Việt Nam cần chuyển đổi dần dần theo giai đoạn vừa đảm bảo chuyển đổi thành công vừa đáp ứng được nhu cầu trợ giúp pháp lý trong quá trình thay đổi. Nên tổ chức kỳ thi công bằng tuyển chọn những Trợ giúp viên pháp lý và Cộng tác viên pháp lý có năng lực, kinh nghiệm để định hướng đào tạo thành luật sư. Đối với người không đạt yêu cầu sẽ tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý dưới các chức danh cũ trong thời hạn nhất định. Nếu quá thời gian đó mà vẫn không đạt yêu cầu thì có thể bị loại hoặc điều chuyển sang công tác khác phù hợp hơn. Ngoài ra, nên tạo điều kiện để các luật sư tư ứng tuyển vào hệ thống công, bổ sung nguồn nhân lực còn hạn chế hiện nay.

3.2.2.3. Xây dựng nguồn quỹ trợ giúp pháp lý mạnh

Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 84/2008/QĐ- TTg ngày 30/06/2008 của Thủ tướng Chính phủ. Nguồn quỹ phụ thuộc vào sự đóng góp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật Việt Nam và hằng năm Quốc hội không quyết định ngân sách tài chính cụ thể cho trợ giúp pháp lý, do đó, đã tác động đến hiệu quả trợ giúp pháp lý bởi không đủ nguồn tài lực để phục vụ cho toàn bộ hệ thống với tính chất miễn phí hoàn toàn. Nhiều vụ việc người thực hiện trợ giúp pháp lý phải hạn chế các hoạt động phát sinh phí như liên lạc với người được trợ giúp pháp lý, về địa phương xác minh các thông tin liên quan đến vụ việc, tham gia tìm kiếm chứng cứ chứng minh… Điều này ảnh hưởng tới giải quyết vụ việc trợ giúp pháp lý khách quan, đúng đắn từ đó làm giảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Đa số các nước trên thế giới như Phần Lan, Hungary, Nauy… cùng đối tượng hưởng lợi là nhóm người yếu thế song trợ giúp pháp lý có thể được cung cấp

87

miễn phí toàn bộ hoặc thu phí một phần tùy thuộc vào thu nhập cá nhân của người yêu cầu trợ giúp pháp lý. Chẳng hạn ở Bỉ cá nhân có thu nhập hằng tháng dưới 666 UER thì được trợ giúp pháp lý hoàn toàn miễn phí, nếu có thu nhập từ 666 đến 857UER/tháng thì trả một phần phí hay Hungary chỉ miễn phí cho một số đối tượng như người vô gia cư, người tị nạn, người có thu nhập hằng tháng dưới mức trợ cấp thu phí tối thiểu… Như vậy, mặc dù việc lựa chọn đối tượng thu phí khác nhau, tuy nhiên, đặc điểm chung là các nước này đều lấy mức thu nhập làm căn cứ xác định để có hay không thu phí. Các điều khoản về trợ giúp pháp lý trong luật nhân quyền quốc tế và khu vực cũng quy định nhà nước có quyền thu phí một cách hợp lý và nêu rõ những trường hợp phải được miễn phí nhằm bảo đảm công lý được thực thi.

Đối với Việt Nam, trợ giúp pháp lý là một hoạt động mang tính nhân đạo sâu sắc, thể hiện trách nhiệm với xã hội của nhà nước và các tổ chức hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp lý. Một số ý kiến cho rằng việc thu phí sẽ làm giảm bớt tính nhân đạo, nhân văn của trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, cần xem xét một cách mở rộng và hợp lý những lợi ích mà thu phí mang lại cũng như mục đích của việc thu phí một phần. Trước hết, thu phí chỉ áp dụng với những đối tượng nhất định, do pháp luật quy định (người được trợ giúp pháp lý sẽ trải qua thủ tục kiểm tra tình trạng tài chính cá nhân, khả năng chi trả các khoản phí cho dịch vụ pháp lý). Sau nữa, mục đích của việc thu phí chỉ nhằm bù đắp một phần chi phí trợ giúp pháp lý, giúp nhà nước giảm đi gánh nặng tài chính đồng thời để đối tượng thụ hưởng cân nhắc lựa chọn vụ việc cần được trợ giúp pháp lý nhằm tương xứng với giá trị tài chính, công sức mà trợ giúp pháp lý bỏ ra thay vì sinh lợi nhuận như các dịch vụ pháp lý thông thường khác. Điều này yêu cầu các khoản chi phí được thu phụ thuộc vào tính phức tạp của vụ việc và phải được quy định cụ thể trong luật. Việc thu phí một phần là cách để chính các cá nhân hưởng lợi từ trợ giúp pháp lý thể hiện trách nhiệm với xã hội thông qua việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình được trợ giúp pháp lý miễn phí hoàn toàn với chất lượng tương xứng như khi sử dụng dịch vụ pháp lý thông thường khác. Cuối cùng, thu phí một phần không trái với các quy định, nguyên tắc quốc tế về trợ giúp pháp lý.

88

Ngoài ra, để đảm bảo sự độc lập của hoạt động trợ giúp pháp lý, hằng năm Quốc hội cần quy định cụ thể nguồn ngân sách dành cho trợ giúp pháp lý. Trong điều kiện hiện nay, khi trợ giúp pháp lý còn ở quy mô tương đối hạn chế thì việc thu phí một phần cùng với huy động sự đóng góp của xã hội và nguồn ngân sách cố định hằng năm sẽ góp phần xây dựng Quỹ trợ giúp pháp lý ổn đinh, lớn mạnh hơn từ đó nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)