Vị trí của trợ giúp pháp lý trong Công ước Quốc tế về các quyền dân

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 36)

sự và chính trị

Điểm d, khoản 3, Điều 14 Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 quy định trong quá trình xét xử về một tội hình sự, mọi người đều có quyền được hưởng một cách đầy đủ và hoàn toàn bình đẳng đối với việc:

Được có mặt trong khi xét xử và được tự bào chữa hoặc thông qua sự trợ giúp pháp lý theo sự lựa chọn của mình; được thông báo về quyền này nếu như chưa có sự trợ giúp pháp lý; và được nhận sự trợ giúp pháp lý theo chỉ định trong trường hợp lợi ích của công lý đòi hỏi và không phải trả tiền cho sự trợ giúp đó nếu không có đủ điều kiện trả [25, Điều 3]. Việc có hay không có sự trợ giúp pháp lý được xác định dựa trên khả năng một người có thể hay không thể tiếp cận với các thủ tục tố tụng hoặc tham gia vào quá trình tố tụng một cách thực chất. “Mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội là yếu tố quan trọng quyết định có cần bổ nhiệm một luật sư để bảo đảm lợi ích

công lý hay không” [7, tr.372] và để bảo đảm cơ hội khách quan của bị cáo trong

quá trình tố tụng. Việc cung cấp trợ giúp pháp lý trong nhiều trường hợp chỉ mang tính khuyến khích song một số trường hợp đặc biệt khác lại là nghĩa vụ của quốc

31

gia. Chẳng hạn, bị cáo phải đối mặt với án tử hình thì bắt buộc phải có sự trợ giúp hiệu quả của một luật sư do cơ quan có thẩm quyền cung cấp trong mọi giai đoạn tố tụng. Trong các bình luận, khuyến nghị chung của Ủy ban công ước Liên Hợp Quốc, chưa đưa ra bất cứ giải thích nào về trường hợp “lợi ích của công lý đòi hỏi”. Do đó, tùy thuộc vào nhận thức trên cơ sở phù hợp với các nguyên tắc chung của luật nhân quyền quốc tế mà các quốc gia có thể giải thích cụ thể hơn sự đòi hỏi của công lý bao gồm những gì trong pháp luật quốc gia về trợ giúp pháp lý. Theo Tòa án Châu Âu về quyền con người thì việc xác định “trường hợp mà công lý đòi hỏi” được dựa trên 03 yếu tố sau đây: “mức độ nghiêm trọng, tính chất phức tạp và khả

năng tự bào chữa của người bị tạm giam, tạm giữ, bị can, bị cáo” [10, tr.28].

Điểm b, khoản 2, Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em năm 1989 quy định mọi trẻ em bị tình nghi hay bị cáo buộc vi phạm pháp luật hình sự đều “được trợ giúp về mặt pháp lý hoặc những trợ giúp thích hợp khác để chuẩn bị và trình bày lời

bào chữa của mình” [26, Điều 40]. Như vậy, riêng đối với trẻ em, quốc gia có nghĩa

vụ bắt buộc trong việc cung cấp quyền được trợ giúp pháp lý một cách kịp thời ở mọi trường hợp mà không cần tính đến sự phức tạp, tính nghiêm trọng của vụ án.

Một phần của tài liệu Vai trò trợ giúp pháp lý đối với việc thúc đẩy tiếp cận và bảo đảm quyền của nhóm người yếu thế trong xã hội (Trang 36)