Đa dạng hóa sản phẩm là tất yếu khách quan buộc NHTM phải thực hiện để nâng cao tính cạnh tranh và đạt nhiều lợi ích khác vì vậy, cần có chiến lược đa dạng hóa phù hợp, trước tiên phải tìm hiểu, xem xét những nhân tố nào tác động có thể trực tiếp hoặc gián tiếp đến tiếp đến đa dạng hóa sản phẩm của NHTM, tác giả chia ra hai nhóm nhân tố lớn tác động đến việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTM là nhóm nhân tố từ phía ngân hàng và nhóm nhân tố ngoài ngân hàng. Cụ thể như sau:
1.1.4.1 Nhóm nhân tố bên trong ngân hàng
Thứ nhất, quy mô và năng lực tài chính
Quy mô và năng lực tài chính có ý nghĩa quyết định đến việc đa dạng hóa sản phẩm của NHTM, khi năng lực tài chính của ngân hàng được đảm bảo thì ngân hàng sẽ tiến hành từng bước trong quy trình đa dạng hóa sản phẩm; nguồn vốn đảm bảo sẽ dễ dàng hơn trong việc đầu tư, nghiên cứu tạo ra sản phẩm mới, vốn là nền tảng cho việc đầu tư đổi mới công nghệ hoạt động ngân hàng cũng như việc mở rộng mạng lưới kênh phân phối sản phẩm.
Thứ hai,nguồn nhân lực
Với đội ngũ nhân sự được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn cao, nắm bắt nghiệp vụ, có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, áp dụng tốt công nghệ mới cũng như đự đoánđược những diễn biến diễn ra trong tương lai thì ngân hàng đó sẽ thành công trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm của mình, thực chất các sản phẩm mà các ngân hàng cạnh tranh với nhau không có nhiều sự khác biệt, nên chất lượng nguồn nhân lực là nhân tố quyết định đến việc thành công trong chiến lược cạnh tranh ngân hàng [28, tr. 331].
Thứ ba, công nghệ ngân hàng
Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các ngân hàng, công nghệ mới có thể hỗ trợ cho những thay đổi và phát triển của sản phẩm ngân hàng cũng như có thể dẫn dắt tạo ra sản phẩm mới [28, tr. 339] vì vậy, ngân hàng thành công trong đa dạng hóa sản phẩm là ngân hàng biết ứng dụng những khoa học công nghệ mới vào hoạt động của mình. Việc áp dụng công nghệ mới vào hoạt động ngân hàng sẽ tiết giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, an toàn, chính xác và mang lại những tiện ích khác cho khách hàng. Ngoài những tiện ích nêu trên khi khi ngân hàng tiến hành áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng sẽ giúp ngân hàng phát triển các dịch vụ mới, mở rộng đối tượng cung cấp sản phẩm cũng như việc tạo ra khách hàng mới, mở rộng phạm vi hoạt động ngân hàng.
Thứ tư, kênh phân phối sản phẩm
Kênh phân phối truyền thống của ngân hàng là các điểm giao dịch của ngân hàng, từ khi áp dụng công nghệ vào hoạt động ngân hàng thì nhờ sự giúp sức của điện thoại và internet thì kênh phân phối sản phẩm phổ biến của ngân hàng hiện nay là kênh phân phối thông qua internet và điện thoại, việc phát triển nhanh kênh phân phối hiện đại này cũng như việc mở rộng kênh phân phối truyền thống sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc tiếp cận sản phẩm mới của ngân hàng cũng như cung cấp cho khách hàng những tiện ích mới nhưng lại tiết giảm được chi phí cho khách hàng và ngân hàng trong việc cung cấp và sử dụng sản phẩm và thông qua các kênh phân phối này thì ngân hàng sẽ có được kênh phản hồi thông tin khá hoàn hảo để việc đa dạng hóa sản phẩm được hoàn thiện hơn.
Thứ năm, uy tín ngân hàng
Sản phẩm ngân hàng là những sản phẩm không được bảo hộ thương hiệu sản phẩm, hầu hết các sản phẩm mà các ngân hàng cùng cung cấp không có nhiều sự khác biệt về công dụng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Vì vậy, trong trường hợp mà các ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, với tâm lý của khách
hàng, ngân hàng lâu năm là ngân hàng có kinh nghiệm cung cấp sản phẩm hơn hay ngân hàng này có uy tín hơn ngân hàng kia thì ngân hàng nào có kinh nghiệm hoạt động lâu năm, có uy tín trong thị trường sẽ được khách hàng lựa chọn và đây là cơ hội tốt cho ngân hàng thực hiện tốt chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Thứ sáu, năng lực quản lý, năng lực quản trị rủi ro
Tầm nhìn của nhà quản trị có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng, nhà quản trị tốt sẽ vạch ra cho mình một chiến lược đa dạng hóa phù hợp cũng như sắp xếp các bước trong khi thực hiện đa dạng hóa một cách logic, khoa học nhất cũng như việc chọn thời điểm để thực hiện chiến lược.
Đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng sẽ giảm thiểu rủi ro nhất định những vẫn còn đó những rủi ro khi thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nên cần có chiến lược quản trị rủi ro phù hợp khi tiến hành đa dạng hóa sản phẩm.
1.1.4.2 Các nhân tố bên ngoài ngân hàng
Thứ nhất, sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế
Sự tăng trưởng, phát triển của nền kinh tế và đa dạng hóa hoạt động ngân hàng có mối quan hệ rất thân thiết với nhau. Khi nền kinh tế tăng trưởng, phát triển thì ngoài những sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của đại bộ phận doanh nghiệp thì ngân hàng còn phải tiến hành thực hiện đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng một bộ phận nhỏ doanh nghiệp với những nhu cầu đặt biệt, khi doanh nghiệp hoạt động tốt trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, nhu cầu dân trí của người dân càng được nâng cao thì ngân hàng sẽ tiến hành cung cấp những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu tổng thể xã hội.
Thứ hai, các yếu tố liên quan đến nhân khẩu, xã hội
Ngoài việc, trình độ dân trí khác nhau sẽ có xu hướng sử dụng sản phẩm ngân hàng khác nhau thì những vùng miền khác nhau có nhu cầu sử dụng sản phẩm ngân hàng khác nhau, ví dụ như: những người có độ tuổi trung niên rất ngại
vay vốn, hay thói quen sử dụng, dữ trự tiền mặt của người già, những người giàu không thích sống những thành phố lớn, sầm uất khi về già, hay những người có thu nhập thấp thích nhập cư sống vào những thành phố lớn để dễ dàng tìm kiếm thu nhập hơn. Vì vậy, các yếu tố văn hóa xã hội như sự thay đổi trong phân bổ dân số, tâm lý con người, thói quen sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến việc đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng.
Thứ ba, môi trường pháp luật
Hoạt động ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nền kinh tế, nên hoạt động ngân hàng chịu sự quản lý, chi phối chặc chẽ của pháp luật. Sự quản lý chặc chẽ của pháp luật nhằm mục đích: kiểm soát hoạt động ngân hàng, kiểm soát chất lượng sản phẩm mà ngân hàng đã cung cấp, đánh giá sản phẩm mới của ngân hàng khi đưa vào thị trường, kiểm soát vốn ngân hàng. Trong nhiều hợp môi trường pháp lý thay đổi, không tiên đoán được khiến nhiều sản phẩm ngân hàng bị kiểm soát chặc chẽ hơn bởi các quy định của pháp luật [28, tr. 340]. Nên môi trường pháp lý cải thiện sẽ dễ dàng hơn trong việc đa dạng hóa sản phẩm và ngược lại.
Thứ tư, tình hình chính trị và ổn định xã hội
Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm với tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội của một quốc gia. Khi chính trị bất ổn sẽ tác động xấu đến tâm lý của khách hàng làm cho nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng sẽ giảm đi. Ngược lại, đối với một quốc gia được đánh giá là có nền chính trị ổn định, điều này tạo môi trường đầu tư an toàn, không chỉ tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước mà còn tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhà đầu tư nước ngoài, kéo theo nhu cầu về dịch vụ ngân hàng cũng tăng lên. Do đó, phát triển dịch vụ phi tín dụng chỉ đạt hiệu quả khi tình hình chính trị ổn định và trật tự xã hội an toàn [23, tr. 34].
Thứ năm, đối thủ cạnh tranh
diễn ra sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau hay sự cạnh tranh giữa ngân hàng trong nước và các ngân hàng nước ngoài mà còn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức kinh doanh khác như các công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư, các công ty tài chính…Do đó, ngân hàng nào quan tâm đến việc phát triển dịch vụ thoả mãn nhu cầu của khách hàng thì ngân hàng đó có nhiều lợi thế trong cạnh tranh và chiếm lĩnh được thị phần [23, tr. 29].