Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ

Một phần của tài liệu RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 62)

Z α+ βDIVREVi + δDIVAssi + γi + ε

2.1.2.1Thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ

Bảng 2.13: Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng trên tổng thu

nhập thuần phi lãi của các ngân hàng

Đơn vị tính: % Ngân hàng 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 CTG 5,85 3,26 19,27 3,39 5,80 16,45 10,21 VCB 19,57 21,31 25,61 32,94 16,80 48,16 35,81 BIDV 7,82 4,75 37,06 6,57 12,57 11,33 10,86 EIB 31,64 41,95 110,79 22,51 2,00 -9,44 -61,21 STB 1,09 7,80 39,02 17,52 -43,09 22,38 22,42 MB 9,11 5,02 46,65 -8,92 0,24 113,36 0,30 ACB 19,02 9,07 44,92 19,79 14,41 0,00 179,85 SHB 0,16 1,43 8,21 24,24 20,04 16,55 4,51 EAB 13,55 4,80 52,52 47,15 2,02 -7,32 -47,65 PNB 13,28 26,28 31,46 23,16 18,81 19,28 -2,88 Oceanbank 0,00 -0,05 2,29 13,06 101,62 106,29 -20,37 NAV 0,00 0,20 -7,05 3,01 7,18 171,11 -180,72 WEB 0,00 0,00 6,87 22,69 95,74 74,18 -2,33

Nguồn: tính toán của tác giả từ bctn&bctc các ngân hàng

Trong khoảng thời gian từ 2006 – 2009, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của NHTM gặp khá nhiều thuận lợi khi mà các chính sách đều ủng hộ hoạt động này và góp phần đáng kể vào tổng thu nhập thuần của ngân hàng, ngoại trừ những ngân hàng có hoạt động ngoại hối yếu, chủ yếu là những ngân hàng có nguồn gốc là NHTMCPNT như NAV, Oceanbank thì hầu hết các ngân hàng còn lại đều tạo được ít nhiều thu nhập từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ. Nhiều ngân hàng có tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động vàng và ngoại tệ/tổng thu nhập thuần phi lãi rất cao mà đỉnh điểm là trong năm 2008 khi tỷ lệ này của EIB là 110,79%, EAB đạt mức 52,52%, MB tăng vọt lên 46,65%, ACB đạt 44,92%. BIDV có tỷ lệ này ổn định qua các năm nhưng đột biến hẳn trong năm 2008 (đạt 37,06%). Từ năm 2010 trở đi, hoạt động kinh doanh ngoại tệ và vàng của NHTM

gặp nhiều khó khăn hơn khi NHNN quyết can thiệp sâu và mạnh mẽ vào hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng khi mà NHNN ra quyết định đóng của sàn giao dịch vàng, tất toàn tài khoản kinh doanh vàng tại tài khoản nước ngoài chính vì thế, sự đóng góp thu nhập hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ trong tổng thu nhập thuần giảm sút đáng kể thậm chí một số ngân hàng dẫn đến thua lỗ từ hoạt động này như EAB, EIB, ACB là ngân hàng có mức lỗ khá lớn khi trong năm 2012 hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ của ngân hàng này lỗ hơn 1.864 tỷ đồng mà chủ yếu là hoạt động kinh doanh vàng đã làm cho tỷ lệ thu nhập từ hoạt động vàng và ngoại tệ/tổng thu nhập thuần âm 32%.

Từ những phân tích thông qua tỷ lệ thu nhập từ hoạt động vàng và ngoại tệ/tổng thu nhập thuần tác giả nhận định mức độ đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ đã dần được thay đổi theo chiều hướng tốt nhưng mức độ đa dạng hóa chưa thật sư cao, một số ngân hàng có thu nhập từ hoạt động vàng và ngoại tệ đóng góp nhỏ hơn 1% vào tổng thu nhập thuần hay thậm chí là âm chứng tỏ các ngân hàng chưa mạnh dạng đa dạng hóa vào hoạt động ngoại hối, một số ngân hàng có tỷ lệ này lớn đã thể hiện được sự đa dạng hóa cao vào hoạt động ngoại hối, bởi cơ bản họ là những ngân hàng mạnh về ngoại hối nên việc đa dạng hóa cao để tạo thêm thu nhập từ hoạt động ngoại hối tức là phát huy thế mạnh của mình là điều nên làm.

Đa dạng hóa trong hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ còn thể hiện ở sản phẩm ngoại hối và sản phẩm phái sinh mà NHTM Việt Nam cung cấp, tuy có sự đa dạng hóa mở rộng sản phẩm so với sản phẩm truyền thống ban đầu là sản phẩm mua bán giao ngay, thì nay hầu hết các ngân hàng đã cung cấp được cho khách hàng những sản phẩm như: mua bán ngoại tệ kỳ hạn, mua bán ngoại tệ hoán đổi, mua bán quyền chọn ngoại tệ, thu đổi ngoại tệ….cụ thể như sau:

Bảng 2.14: Sản phẩm phái sinh của các ngân hàng

Ngân hàng

Sản phẩm phái sinh

Spot Forward Option Swap

CTG X X X X VCB X X X X ACB X X X X TCB X X X STB X X X X EIB X X X SHB X X X MSB X X X VIB X X X X

Nguồn: BCTC&BCTN các ngân hàng

Mức độ đa dạng hóa chưa cao trong hoạt động ngoại hối do hầu hết các ngân hàng chỉ kinh doanh những nghiệp vụ phái sinh truyền thống mà tiếp cận sản phẩm phái sinh hiện đại, cụ thể chỉ có mỗi VCB từng thực hiện hợp đồng hoán đổi.

Bảng 2.15: Giao dịch HĐLS được thực hiện bởi VCB

Đơn vị tính: USD

Khách hàng Nợ gốc LS Nhận LS trả Thời hạn

SC London 22.000.000 LIBOR 6m 4,88% 15/01/2015 SC London 6.400.000 LIBOR 6m 4,88% 15/07/2015 Citibank N.A. SGP 19.500.000 LIBOR 6m 4,71% 15/01/2014 Citibank N.A. SGP 20.500.000 LIBOR 6m 4,73% 15/07/2014

Ngun: [26, tr.31]

Một phần của tài liệu RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 62)