Quan điểm ủng hộ chiến lược đa dạng hóa sản phẩm

Một phần của tài liệu RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 35)

Những tác giả ủng hộ đa dạng hóa sản phẩm ngân hàng cho rằng những ngân hàng sẽhưởng lợi từ việc tận dụng kỹnăng và khảnăng quản lý giữa các sản phẩm và khu vực địa lý khi tiến hành đa dạng hóa [41], Drucker và Puri thì cho rằng ngân hàng đa dạng hóa cũng có thể đạt được lợi ích kinh tế thông qua việc mở rộng chi phí cố định đối với sản phẩm và khu vực [43], trong khi đó, Boot và Schmeits lại cho rằng một phần ba lợi ích tiềm năng của đa dạng hóa đến từ việc cung cấp một “siêu thị” tài chính cho khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm; các tổ chức tài chính đa dạng hóa có thể làm giảm chi phí dự kiến của khủng

hoảng tài chính, chi phí phá sản bằng cách hạ thấp rủi ro thông qua việc mở rộng hoạt động kinh tế bằng các sản phẩm khác nhau [38]. Ngoài ra, các ngân hàng đa dạng hóa về mặt địa lý có thể thu được lợi ích từ thuế bằng cách chuyển giá tức chuyển từ khu vực có mức thuế cao sang khu vực có mức thuế thấp [41].

Đứng trên góc độ đa dạng hóa để giảm rủi ro thì Templeton và Severiens cho rằng đa dạng hóa vào dịch vụ tài chính khác làm giảm rủi ro phi hệ thống ngân hàng [52] hay kết luận của Kwast: sự kết hợp hoạt động ngân hàng và hoạt động phi ngân hàng sẽ làm giảm rủi ro đáng kể [47]. Theo Boyd và Graham, sự kết hợp hoạt động ngân hàng và hoạt động phi ngân hàng trong những năm bảy mươi có xu hướng làm tăng nguy cơ thất bại của các ngân hàng trong thời gian chính sách ít nghiêm ngặt hơn [39].

Một phần của tài liệu RỦI RO ĐA DẠNG HOÁ SẢN PHẨM CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Ở VIỆT NAM (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)