Nghiên cứu của Chris D'Souza và Alexandra Lai (2003) được thực hiện với mục đích đo lường tác động đa dạng hóa rủi ro ngân hàng và với bộ số liệu của mình từ quý 1/1997 đến quý 2/2003 của toàn bộ ngân hàng tại Canada, tác giả tiến hành xem xét sự tác động của đa dạng hóa đến rủi ro ngân hàng thông qua các biến sau:
Biến phụ thuộc: nhóm tác giả sử dụng biến nợ xấu/tổng tài sảnđể đo lường rủi ro ngân hàng khi tiến hành đa dạng hóa, về cơ bản tín dụng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng trong khi đó, tín dụng là hoạt động có mức độ rủi ro lớn, có thể khiến ngân hàng mất vốn khoản vay nên rủi ro tín dụng cần được quan tâm đúng mức trong hoạt động quản trị rủi ro ngân hàng và nhóm tác giả cho rằng rủi ro tín dụng có tầm quan trọng và xảy ra thường xuyên nhất tại Canada nên tác giả sử dụng biến này để đo lường rủi ro đa dạng hóa sản phẩm.
Biến đo lường đa dạng hóa: với cách tiếp cận đa dạng hóa dựa vào chỉ số tập trung, là chỉ số ngược của chỉ số đa dạng hóa và được tính như sau: Focus Index = ∑i
5
=1 (Li/Q)2 và Q = ∑i5=1 Li, Li là bộ phận cấu thành tài sản (theo nghành kinh doanh của ngân hàng); dư nợ cho vay (theo ngành công nghiệp ví dụ như: nông nghiệp, khoáng sản, năng lượng); tài sản (theo vùng miền địa lý gồm 10 tiểu bang và 3 vùng lãnh thổ), nguồn vốn; Q là dư nợ, tài sản; nguồn vốn. Chỉ số này dao động trong đoạn [0,5;1], nếu ngân hàng đa dạng hóa hoàn toàn thì giá trị bằng 0,5, bằng 1 nếu tập trung hoàn toàn và chỉ số này càng cao thể hiện mức độ
tập trung. Cụ thể như sau :
HHIR: mức độ tập trung tài sản theo khu vực địa lý
HHII: thể hiện mức độ tập trung vào hoạt động cho vay vào một ngành công nghiệp.
HHIBL: thể hiện mức độ tập trung tài sản vào ngành nghề kinh doanh
HHIFIN: mức độ tập trung nguồn vốn (nguồn vốn được tạo ra từ tiền gửi, vốn chủ sở hữu, trái phiếu…)
Biến kiểm soát: ngoài ra, nhóm tác giả còn sử dụng một số biến kiểm soát liên quan đến tài sản, nguồn vốn: Logarit tự nhiên của tổng tài sản (LSIZE), tổng nguồn vốn trên rủi ro hiệu chỉnh (CAPRATIO), tiền gửi trên tổng tài sản (DEPRATIO); nhóm biến liên quan đến chi phí, thu nhập: chi phí phi lãi trên tổng tài sản (NONINTEXP), chi phí phi lãi trên thu nhập thuần (EFFRATIO), phí và hoa hồng phí trên thu nhập thuần (COMFEE) và biến bên ngoài ngân hàng logarit tự nhiên GDP theo quý (LGDP). Trong các biến kiểm soát này thì biến LGDP là biến nằm ngoài sự kiểm soát của ngân hàng.
Trong ba biến đo lường mức độ tập trung thì chỉ có 3 biến có ý nghĩa thống kê khi tiến hành đo lường tác động mức độ tập trung vào rủi ro đa dạng hóa là biến tập trung tài sản theo khu vực địa lý, biến tập trung cho vay vào một ngành công nghiệp, biến tập trung tài sản vào ngành nghề kinh doanh và trong 3 biến này thì biến biến tập trung cho vay vào một ngành công nghiệp tác động cùng chiều đến rủi ro ngân hàng tức là tập trung vào cho vay sẽ khiến rủi ro gia tăng và ngược lại đồng nghĩa với việc đa dạng hóa cho vay sẽ làm giảm rủi ro ngân hàng, trong khi đó, hai biến đo lường mức độ tập trung còn lại tác động ngược chiều đến rủi ro ngân hàng tức là việc đa dạng hóa tài sản vào khu vực địa lý hay đa dạng hóa tài sản theo ngành nghề kinh doanh sẽ làm tăng rủi ro.